Hôm nay,  

Giải Nobel Hòa Bình 2002

29/10/200200:00:00(Xem: 165581)
Người viết: HỒ PHI

Bài tham dự số: 3025-673-vb21028

Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai có bài viết “Thình lình đui mắt” của tác giả Hồ Phi. Bài viết thật cẩn trọng, sâu sắc, hữu ích nhưng tác giả không kèm theo chi tiết tiểu sử. Mãi tới nay, mới thấy thêm một bài viết mới cùng ký tên Hồ Phi, với sơ lược tiểu sử như sau: Hồ Phi, 67 tuổi, ở FV, Orange County. Cựu giáo sư, Vietnam. Cựu VGS.12.4, D.A.O. Saigon. Thuyền nhân đến Mỹ 10/1976. Cựu EW2. DPSS Los Angeles County. Hy vọng hai bài viết là cùng một tác giả Hồ Phi .

+

Giải Nobel Prize do nhà hóa học Alfred Nobel người Thụy Điển sáng kiến ra.

Nhờ đã dùng chất Nitroglycerine (C3H5NO3) chế ra thuốc nổ mìn (dynamite) bán ra khắp thế giới cho người ta dùng để nổ nát đá, nổ núi làm đường sá, ông trở nên giàu có. Trước khi qua đời, ông di chúc cho Nobel Foundation ở Stockholm, cứ mỗi 5 năm một lần, trích di sản của ông để làm giải thưởng bằng tiền mặt cho bất cứ ai trên thế giới có thành tích xuất sắc về các lãnh vực Vật lý, Hóa học, Y khoa, Văn chương, và Hòa bình Thế Giới. Số tiền thưởng tuy không lớn lắm, nhưng ai được giải nầy rất
vinh dự, được thế giới ngưỡng mộ.

Năm nay giải Nobel về Hòa Bình được trao cho Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter. Ông là người đáng lẽ được giải nầy từ lâu khi ông còn làm Tổng Thống Mỹ (1977-1981), vì Ông đã thành công khi dàn xếp cho Thủ Tướng Begins của Do Thái và Thổng Thống Anwar Sadat của Ai Cập là hai nước thù lâu đời bắt tay và ký hòa ước, chấm dứt sự thù nghịch. Nhưng vì lý do chính trị lúc đó, giải nầy được chia cho hai ông Begins và Sadat. Đến nay, hơn 20 năm sau, Carter mới nhận được vinh dự nầy.

Giải thưởng tới tuy chậm nhưng không muộn, vì người nhận có được thêm thời gian để chứng tỏ là ông xứng đáng hơn.

Đúng vào nhiệm kỳ Tổng Thống của ông Carter, thế giới đã chứng kiến cuộc vượt biển lớn lao chưa từng có của thuyền nhân Việt Nam.

Trong cương vịø Tổng Thống Hoa Kỳ, chính ông Carter đã hỗ trợ cho chính sách tiếp nhận trợ giúp thuyền nhân Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Nhờ vậy mà thuyền nhân và người tị nạn Việt Nam ngày nay đã trở thành những cộng đồng an lạc trên nhiều quốc gia.

Riêng tại Hoa Kỳ, chính tổng thống Carter đã giúp mở rộng quota nhận thêm nhiều thuyền nhân tị nạn vào nước Mỹ.
Còn đối với dân
Mỹ nghèo, cũng như đối với đám tỵ nạn, ông chủ trương giúp đở dễ dàng. Chính ông đã ký lệnh giản dị hóa cách cho phiếu thực phẩm (Food Stamps). Trước kia dân nghèo phải mua bằng tiền mặt những phiếu thực phẩm nầy với giá rẻ hơn trị giá của số phiếu được cấp phát. Ông Carter đã giúp đổi lại là ít nhiều gì cứ cho thẳng (như bây giờ), chứ không còn phải mua lôi thôi nữa. Vì có nhiều người quá nghèo, không có tiền để mua, thành ra không được hưởng gì trong chương trình nầy.

Việc giúp đở học bỗng cho dân nghèo cũng dễ dàng nên con em tỵ nạn được tốt nghiệp đại học, cao học đông đảo. Có những gia đình tỵ nạn đến Mỹ với hai bàn tay trắng cùng hàng chục đứa con mà chúng vẫn ăn học đầy đủ và đã trở thành bác sĩ, luật sư, master, kỹ sư. “Dẫu nghèo cũng thể vui cao học."

Sự nghiệp đóng góp cho mục đích hòa bình thế giới của ông Carter không chỉ trong cương vị cầm quyền.

Sau khi hết làm tổng thống, Ông đã đi nhiều nước, giúp làm môi giới để giải hòa các tranh chấp quốc tế, và nội bộ ởø Trung Mỹ, Phi Châu, Á châu, và các đảo quốc ở đại dương hay khởi mào cho các cuộc thương thuyết hoặc thiết lập bang giao. Ở đây nếu đem kể hết ra cũng rất dài dòng, quá khen hoàng tử tốt áo.


Ông rõ thực là một chiến sĩ luôn tranh đấu không mệt mõi cho hòa bình, cho nhân quyền, cho tự do dân chủ ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Ở tuổi già, ông không ngại sống gần gủi với giới lao động nghèo thuộc đủ màu da khác nhau. Ông thường tình nguyện đi vác cây, đóng đinh làm sườn nhà, lợp mái nhà cùng với thợ thuyền cho dân vô gia cư
trong tiểu bang Georgia và ở cả Châu Phi nữa, theo tinh thần đoàn hòa bình (Peace Corps) của Mỹ.

Ông lại là người rất sùng đạo, ông thường dạy trường kinh thánh chúa nhật ở nhà thờ. Không chỉ dạy suông, ông còn hết lòng thực hành giáo lý chính yếu và cao cả của đạo Chúa là bác ái vị tha, yêu thương đồng loại.. Ông sống một đời đạo đức và thánh thiện. Ở Mỹ, người nào lên làm lớn thường là cái đích để bị bươi móc, vẹt lông tìm vết tối đa đủ thứ lem nhem. Nhưng ở ông, người ta không bới móc được điều gì, chỉ vớ vẩn lấy việc ông trồng đậu phụng (peanut) để dùng chữ peanut nầy diễu chọc mà thôi (chữ "nut" ở Mỹ có nghĩa lóng là điên đần). Ông thường làm vì nhân đạo, vì nghĩa, không vì lợi. Ông không đi diễn thuyết suông để lấy tiền thù lao, nhưng ông làm việc thưc tế, đi hòa giải chuyện thế giới, góp trí, góp công vào những vấn đề an sinh xã hội, và can đảm cất lên tiếng nói của sự thật và lẽ phải. Cái hơn người ở chỗ là Carter cố công vì mục đích nhân đạo vị tha, chứ không vì lợi lộc hoặc chính trị gì nữa của một cựu tổng thống Mỹ đã về già.

Cựu tổng thống Jimmy Carter được giải thưởng Nobel rất xứng đáng.
Ta có thể so sánh Jimmy Carter thời hiện đại, hết lòng thực hiện đường lối Công Bình Bác Ái, Nhân Đạo Vị Tha cao cả của Chúa Jesus với Mặc Tử thời loạn Xuân Thu Chiến Quốc hơn 2000 năm xưa bên Trung Hoa. Mặc tử đã chủ trương và thực hành thuyết "Kiêm Ái Vị Tha" yêu thương mọi người, trong lúc thế gian giả dối, vị kỷ, và tàn ác. Hai ông nầy làm việc vì nghĩa, vì lợi ích cho người đời, không vì lợi ích riêng cho cá nhân mình. Cả hai cùng cố sức:

Dàn xếp trăm phương về một lối,
Khiến người chung sống giữa yêu thương.

Trong một bài phú, Nguyễn Công Trứ, sĩ phu Việt Nam đầu thế kỷ 19,
đã viết một câu biểu lộ thái độ nên có của kẻ sĩ: "Phù thế giáo một vài câu thanh nghị.". Có ý nói là để giúp đời hướng dẫn việc hay tốt, kẻ sĩ cần phát biểu một vài lời bình luận ngay thẳng, nói lên sự thật và nhận định về giá trị phải quấy, hay dở, khen chê. Thấy người hay tốt, mình phải nói là hay tốt, phải chân thật khen ngợi để khuyến khích. Thấy việc ác xấu, mình phải nói là ác xấu, phải can đảm chê trách, để khuyên răn chung.

Do những lẽ trên, và với lòng biết ơn của một trong những thuyền nhân Việt Nam từng hưởng sự trợ giúp của nước Mỹ thời ông làm Tổng Thống, tôi cảm hứng và mạo muội viết bài thơ sau đây để chúc mừng và kết thúc bài nầy:

MỪNG TỔNG-THỐNG CARTER

Mừng ông được thưởng Giải Nobel,
Danh dự năm châu tiếng dội rền,
Quốc tế hận thù, ra hóa giải,
Dân bần không sở, cất nhà lên,
Yêu người, đòi hỏi nhân quyền khắp,
Mến Chúa, nêu cao chiùnh đạo bền.
Đáng mặt vĩ nhân,gương đức độ,
Hòa bình thế giới, cố gầy nên.

HỒ PHI

Chuyển ra tiếng Anh như sau:

English version of the above:

CONGRATULATION TO PRESIDENT CARTER

Glad you are awarded with the Nobel Prize,
A global honor, that sounds loud everywhere.
International hatred, you helped neutralize.
Poor homelessness, you made shelters provided.
Loving people, you demand human-right wherever,
Respecting God, you promote His just cause forever.
You are well a great man, an example of virtue.
For World peace, you're never tired of hard pursuit.

PHI HO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến