Hôm nay,  

Hãng May Ở El Monte

18/10/200200:00:00(Xem: 118451)
Người viết: LIÊN AN

Bài tham dự số: 3015-662-vb51016

Tác giả Liên An tên thật là Trần Thị Phương Liên, sinh năm 1954, hiện cư trú và làm việc tại Alhambra, Nam California. Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.

+

Đọc được bài báo của chị Ngọc Hà -cùng sinh sống tại thành phố Alhambra như tôi- trên mục "Viết Về Nước Mỹ" tôi rất thích thú và ngưỡng mộ chị. Đây là lúc tôi còn trong thời gian ở không chờ xin việc, sau hơn 8 tháng cùng chồng và 2 con đến đất Mỹ.

Vốn chữ nghĩa của tôi chưa đầy một lá mít. Nhờ bài báo của chị Ngọc Hà bắt nhịp, tôi bỗng thấy mình cũng có nhu cầu viết. Và thật lạ là lần đầu tôi viết báo, sao tôi thấy thật tự nhiên và không khó khăn lắm như tôi nghĩ. Với bài báo này, tôi thật sự không dám xem nó là sự thi thố chữ nghĩa, mà chỉ xin một lần được trải lòng mình ra.

Cũng như gia đình chị Ngọc Hà, gia đình tôi hay bất cứ gia đình nào đến đây. Sau lưng họ đều có những gian nan, cơ cực lo lắng cho tương lai con cái mình. Mà lý lịch của cha chú mình là rào cản, mà nếu vượt qua được nó cũng bị biến thái và méo mó ít nhiều.

Chồng tôi là một sĩ quan không quân. Sau 7 năm trong trại cải tạo, trở về nhà với nhiều bỡ ngỡ e dè. Hai vợ chồng tôi vào cuộc mưu sinh khó khăn như bao người khác ở một xã hội còn quá ban sơ. Khởi đầu bằng việc ngồi gói từng viên kẹo 100 cục mới được 1 đồng lúc sắp sanh đứa con đầu lòng. Rồi đến lúc anh chị tôi từ Mỹ gởi tiền về (Mẹ và anh chị tôi đã di tản trước ngày 30/4/75 trừ ba tôi và tôi). Được một thời gian, ba tôi mất. Và vì cần thêm vốn tôi đã bán căn nhà của cha mẹ mà không ngờ đó là trở ngại lớn trong chuyến xuất cảnh theo diện H.O vào năm 1992 của chúng tôi. Họ đã yêu cầu phải giao lại nhà trống trước khi lên máy bay. Thế là chuyến đi bị đình lại. Bước chân ra khỏi phòng cách ly Tân Sơn Nhất tôi không khóc được như tôi nghĩ. Mà khi nhìn hai đứa con ôm ba lô ngơ ngác nhìn cha mẹ, tôi mới hiểu được lòng đau như cắt là thế nào.

Thất vọng và chán chường rồi cũng phải dẹp qua. Để lại bắt đầu cho đời sống không lối ra. Xã hội đầy những bất công và tràn lan tệ nạn. Gia đình chúng tôi cũng thế, trôi theo và ít nhiều ảnh hưởng từ đó. Tôi sống dật dờ nhìn con cái lớn dần, với những nhận thức ngày càng rộng hơn về sự chật vật từ tinh thần đến vật chất. Đã nhiều lần chúng phải nhìn cảnh người cha nghiêng ngả đầy mùi bia rượu về nhà, với người mẹ luôn có đôi mày cau có, những lời gấu ó của cha với mẹ. Gia đình hoàn toàn không giống như trong bài luận mà chúng bắt buộc phải viết ra ở nhà trường.

Sau hơn 9 năm sống như thế, chúng tôi lại nhận được giấy báo từ Tòa đại sứ Mỹ gởi báo chuyến đi trong 6 tháng tới. Thế là chúng tôi lại một lần nữa chuẩn bị cho chuyến đi. Bao âu lo cũng tan khi ngồi trên phi cơ đang rời khỏi phi đạo. Cũng là lúc tôi mong được trả lại những thời gian buồn thảm đã qua, chỉ mong đem theo cho mình những chân tình mà mình có được.

Nhìn 2 con thích thú với những mới lạ và gương mặt đăm chiêu lo lắng của chồng với cuộc sống mới sẽ đến, tôi vẫn thấy mọi người thật đáng yêu. Tựa đầu vào thành ghế, nhắm mắt lại, thở một hơi thật nhẹ và nghĩ đến những người ruột thịt sẽ gặp lại nhau sau gần 30 năm xa cách.

Mọi việc đều đến như tôi đã nghĩ, cũng như chuẩn bị cho những khó khăn sắp đến. Chúng tôi đã biết ít nhiều qua những người đến trước. Nhưng tôi cũng phải se lòng khi nhìn con vác balô lần đầu tiên vào sân trường. Lo cho con mình với vốn sinh ngữ quá mỏng, phải khó khăn nhiều để hòa nhập được với thế giới quá khác lạ này.

Qua vài ngày, rồi vài tháng, tôi tạm yên tâm về con cái để quay về vai trò cột trụ của chúng tôi. Chúng tôi đã cầm nắm được những tờ dola đầu tiên trên đất Mỹ bằng công sức của hai vợ chồng khi cưa hai cây thông cao hơn 6m trên một ngọn đồi ở nhà cho một người Mỹ. Nhớ lúc trở về khi đêm đến lại không tìm được ra lối về nhà. Nhiều lần bị lạc như thế đã trở thành kinh nghiệm cần phải có, để cười khi nhớ lại.

Rồi thì công việc làm này đưa đến công việc khác, những giúp đỡ của người thân và bè bạn. Tìm ra đống tiền ở đâu cũng là mồ hôi đôi khi sôi nước mắt. Những lần nhìn chồng về nhà với quần áo, đầu tóc đầy bụi cát bê tông, tôi vẫn thấy anh ấy đáng yêu hơn gấp vạn lần khi còn ở quê nhà vất vưởng say sưa ở bậc cửa thềm nhà. Dĩ nhiên đôi chân mày tôi không có cớ gì để cau lại như trước. Đó là ấn tượng tốt đẹp về nước Mỹ đầu tiên đối với tôi.

Cuộc sống ở Mỹ có thể nói là quần quật vất vả thật, nhưng trước mắt tôi, hàng ngày, nhìn từ góc đường hè phố nào, tôi cũng thấy việc làm và làm việc. Còn nơi quê nhà của chúng ta, không cần phải tìm đâu xa xôi, chỉ cần ngó lại gia đình của chính mình, là đã thấy ngay sự trì trệ. Công việc thì ít, thời gian rảnh quá nhiều, đổ dồn vào những cơn say sưa. Bước chân ra ngoài đầy những quán bia ôm, karaokê ở ngõ ngách nào cũng có. Dìm hiện tại tương lai mình ở những nơi đó, liệu con cái tôi có dễ dàng thoát qua được những tệ nạn đó không nếu còn ở lại.

Cho dù nơi đây, trên đường đến trường, tôi và các con tôi vẫn thấy vài người homeless, tôi có thể mạnh miệng mà bảo chúng rằng không lo học hành mai sau sẽ khổ như họ vậy. Chứ nếu ở quê nhà, nếu với câu nói đó, tụi nó sẽ trả lời cho mình bằng những ví dụ cụ thể nó nhìn biết hàng ngày như cha chú nó có học nhưng có được việc làm đâu.

Tôi không nghĩ nước Mỹ là thiên đường nhưng với hơn nửa đời người đã qua đi trên đất nước của chính mình, dù là còn quá sớm để nhận xét những tốt xấu mình còn chưa biết hết ở nơi đây, tôi vẫn thấy một niềm kỳ vọng cho con cháu tôi, những người chung quanh tôi.

Như con đường buổi chiều dưới cửa sổ nhà tôi vàng ánh nắng chiều với dòng xe xuôi ngược sau một ngày bươn chải mưu sinh tìm về nơi mái ấm, chính những nỗ lực học hành, làm việc tận tụy đang đưa con người tới hạnh phúc.


Trần Thị Phương Liên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến