Hôm nay,  

Open House

12/10/200200:00:00(Xem: 166604)
Người viết: LÊ HIỀN

Bài tham dự số: 3011-659-vb71012

Ông Lê Hiền,, sinh năm 1951, là tác giả nhiều bài Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất. Là một kỹ sư điện tại hãng Irvine, ông kể “Nhiều khi làm việc trong hãng Mỹ quá bận rộn mình quên bẵng đi chính mình, mình là ai và đến từ đâu. Đọc bài của những người viết khác tôi thấy mình mắc nợ một cái gì đó. Những người viết ấy vẫn miệt mài viết, còn tôi thì bỏ cuộc hay sao" Tôi phải tiếp tục viết lại để thấy mình vẫn còn có thể bày tỏ và liên lạc với người cùng gốc Việt.” Lý do Lê Hiền phải ngưng viết vì gần nửa năm qua ông bận rộn tìm mua nhà. Nay thì đã an cư nhà mới và có thêm kinh nghiệm về cơn sốt nhà đất để viết. Xin chúc mừng và chào mừng ông Hiền.

*

Đã mấy tháng qua bây giờ tôi mới có thời gian để ngồi tiếp tục viết về đời sống ở Mỹ.

Hơn 5 tháng qua, tôi đã phải miệt mài bỏ thời giờ đi kiếm căn nhà mình ưng ý và vừa vặn với túi tiền. Tôi sẽ cố gắng kể một cách mạch lạc về những khó khăn từ lúc bán nhà cũ, chọn mua một căn nhà mới có những điều kiện về trường học và láng giềng tốt. Xin mời đọc giả nhẫn nại theo dõi bước chân tôi lê lết từ căn nhà này đến căn nhà khác, nhiều lúc thất vọng đến muốn bỏ cuộc.

Kể chuyện về mua bán nhà thì rất khó khăn không có gì hứng thú, nhưng đây là kinh nghiệm sống thực trên đất Mỹ. Người Việt mình quan niệm an cư lạc nghiệp, đó cũng chính là một phần đời sống của những người dân Việt tỵ nạn. Có khoảng hơn 150,000 người Việt vùng quận Cam, mà đã có đến gần 50% đầu người làm chủ căn nhà, một con số đáng kể và khích lệ cho cộng đồng Việt còn non trẻ so với cộng đồng khác.

Từ năm 1999 cho đến 2001 cơn sốt thuê nhà và apartment lên cao, đẩy giá nhà và apartment lên vùng vụt. Vào tháng 8 năm 2001 một người môi giới về buôn bán nhà cửa đề nghị tôi bán căn Fourplex. Thấy bán có giá và nhân tiện muốn tháo chạy khỏi cảnh làm landlord cho người Mễ mướn, tôi đồng ý. Khoảng 2 tháng sau có người Mễ mua căn này vừa để ở một căn, 3 căn khác cho mướn.

Đầu tháng 12, thủ tục nhà cửa cũng xong, tôi đến chào hỏi những người Mễ mướn nhà, họ lấy làm tiếc vì tôi đã bán nhà. Vài tháng sau có người gọi lại nói người chủ mới rất khó tính hỏi tôi đã mua được căn nào mới chưa để họ có thể mướn. Tôi cũng chỉ ầm ừ cho qua chuyện. Đã “giã từ vũ khí” tôi đâu có dại gì lại lao vào vết xe cực nhọc cũ.

Từ đầu tháng 12 tôi bắt đầu đi kiếm cho gia đình mình căn nhà mới rộng rãi hơn ở vùng Huntington Beach, Fountain Valley, Westminster, hoặc Garden Grove. Tôi kiếm nhà qua người môi giới, và chính tôi cũng đi kiếm các căn nhà bán bởi chủ (For sale by Owner). Thường ngày nào tôi cũng lên mạng điện toán để kiếm những căn nhà đăng bảng bán, thấy có căn nào cảm thấy được tôi gọi cho người môi giới để coi nhà, hay chính người môi giới gọi cho tôi biết để đi xem nhà bất kể giờ giấc trong ngày có khi cả vào lúc 9 giờ tối.

Mỗi cuối tuần thứ bảy và chủ nhật, tôi lái xe đi xem những căn nhà có bảng chỉ dẫn "Open House". Open house là một từ trong ngành địa ốc để chỉ cho người mua biết rằng có căn nhà người chủ bán để tự do cho bất cứ ai đều có quyền đi vào xem mắt căn nhà. Thời gian mở cửa cho vào coi thường là từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều. MỌi chỗ riêng tư của căn nhà đều được phô trần ra cho hàng trăm con mắt xoi mói của người mua.

Ròng rã năm tháng tôi đã đi xem có tới mấy trăm căn nhà, từ loại nhà rẻ tiền đến mắc tiền. Có những căn nhà mùi mốc meo xông lên mũi đến ngạt thở phải chạy dội ngược ra ngoài. Nhà thì hư hại từ phòng bếp đến phòng tắm chủ nói sao bán vậy. Nhà thì hồ tắm vĩ đại bị hư hại không có nước nên trông sâu thẳm đến hãi hùng. Có nhà sơn phết loang lỗ chung quanh màu trắng còn khoảng giữa trên tường là màu vàng, có lẽ chủ nhà sơn phết tới đây hết trớn mà trời về đêm home depot đóng cửa nên đành bỏ ngang. Nhà nào tôi thấy đươc định ngấm nghé thì đã có người mua mất rồi.

Có người chủ nhà để giá 450 ngàn thấy có nhiều người gọi đến coi nhà quá tự động tăng giá lên 525 ngàn. Một tuần sau không có một mống nào đến coi họ giảm xuống còn 500 ngàn, tuần sau nữa xuống 475 ngàn, cũng không ai thèm ghé mắt, người chủ nhà lại trở về giá ban đầu, đó là cái giá của thị trường. Có căn nhà vùng Fountain Valley, tôi đòi bớt xuống 5,000 ngàn có người Việt khác trả trên giá hơn 25,000 đồng. Phải công nhận nhiều người Việt có rất nhiều tiền, lại đổ dồn về vùng Fountain Valley khiến cho giá nhà vùng này leo thang đến chóng mặt.

Sau vụ này tôi nản hết sức định không mua nhà, nhưng một hôm vô tình mở trên mạng lưới vùng Irvine xem thấy nhà còn rất rẻ so với Fountain Valley, tôi chạy xe vòng vùng Irvine để xem phong cảnh và tình hình dân cư, chạy lạc đường tới một ngõ cụt phong cảnh hữu tình chợt thấy tấm bảng “For Sale By Owner” đập vào mắt tôi. Ghé lại, rút một tấm giấy quảng cáo về nhà đưa cho bà xã coi. Tối thứ bảy hai vợ chồng hẹn người chủ nhà đến coi thì bị họ từ chối vì có người đã mua và đang làm giấy tờ trong nhà, tôi năn nỉ chủ nhà cho vào coi, không được. Trong thâm tâm tôi cảm thấy như bị kỳ thị, chắc họ nghĩ dân da vàng chúng tôi không có tiền. Tôi bất mãn trở về, định là thôi không đi coi nhà nữa.

Nhưng căn nhà và người mua có duyên với nhau sao đó, sáng sớm thứ hai người chủ nhà gọi cho vợ tôi hỏi có muốn coi lại căn nhà, đồng thời xin lỗi đã không cho chúng tôi vào coi nhà bữa trước. Người mua gốc da trắng tới bữa nay cho hay không đủ khả năng mượn Loan (tiền nợ) bị nhà băng từ chối.

Lái xe từ Little Saigon đến Irvine, gõ cửa trước khi vào nhà đưa cho chủ nhà tờ giấy chứng minh "pre-qualify" của nhà băng Bank Of America và tài sản hiện có của chúng tôi. Người chủ nhà da trắng nghe chúng tôi nói sẽ down payment tới 36% nên họ đổi thái độ rất niềm nở dẫn dắt và giải thích rất rõ ràng từng chi tiết cho chúng tôi.

Vào căn phòng living room (phòng khách) trần cao vút nhìn bắt mắt, ngó sang bên kia thông suốt là phòng dinning room (phòng ăn để trưng bày cho đẹp mắt hoặc khi tiếp đãi có khách đến chơi) với cửa sổ lớn nhìn thẳng ra vườn sau trồng đầy hoa quả và cây cối, lối cửa đi ngang qua là kitchen (phòng bếp) rộng lớn với bộ bàn ăn tròn để dùng cho mỗi ngày, tiếp nối là phòng Family room (phòng gia đình) rất rộng, có hai cánh cửa lớn nhìn ra hồ bơi hình chữ L trông rất hữu tình. Cầu thang nằm gần phòng living room dẫn chúng tôi lên lầu, bên phải là phòng master có trần cao vút nhìn rất thoáng và khá rộng, 3 phòng còn lại trông tươm tất.

Sau khi rảo một vòng nhìn căn nhà chúng tôi đã quyết định liền là muốn mua căn nhà trong vòng một tiếng đồng hồ. Người chủ nhà tiếp chúng tôi tại phòng dinning room. Sau khi kỳ kèo qua lại họ chịu bớt xuống 15,000 đồng. Nếu căn nhà này tọa lạc tại Fountain Valley sẽ có người Việt khác trả trên giá đòi hỏi. Chắc là tôi sẽ không bao giờ mua được căn nhà vì có nhiều người mua cạnh tranh.

Đúng là nếu căn nhà nào có duyên với mình, thì đúng ngày đúng tháng mình sẽ kiếm được, còn không có duyên thì làm cách nào cũng bị mua hụt.

Người Việt chúng ta có khả năng mua nhà rất cao nhưng lại thích quanh quẩn ở Vùng Westminster, Fountain Valley, Garden Grove gần Little Saigon để rồi khi mua nhà tranh dành nhau và phải trả giá cao hơn cái giá ấn định. Lên vùng Irvine chúng ta sẽ kiếm được một căn nhà tốt hơn và thủng thẳng bớt giá.

Thành phố Irvine có nhiều cái tốt tôi xin kê khai ra đây như là một chút tham khảo cho những ai có ý định mua nhà. Năm 1878 ông Jame Irvine mua vùng đất này có 150 ngàn dollars, truyền đến đời cháu cho đến năm 1959. Đại học Irvine được thành lập vào năm này, sau đó năm 1970 vùng Turtle Rock, University Park, Culverdale, The Ranch và Walnut được xây dựng lên. Thành phố Irvine thành lập năm 1971 với dân số 14 ngàn, cho đến nay đã lên tới 143 ngàn người.

Có thể nói Irvine là trung tâm hãng xưởng và kinh tế vùng quận Cam, diện tích 46 dậm vuông, là một trong những thành phố rộng nhất nước Mỹ. Cho đến năm 2040 dân số sẽ lên đến 200 ngàn. Đây là nơi trao đổi kinh tế với các nước Á Châu đặc biệt là Đài Loan, Nhật và Korea.

Những hãng xưởng ngoại quốc này khi gởi nhân viên làm việc qua Orange vài năm thường thuê nhà ở khu vực Irvine. Đường phố rộng lớn trồng cây xanh mát và rất sạch sẽ, nhà cửa được giữ gìn sơn phết kỹ càng nhìn bắt mắt, thành phố với tỷ lệ tội ác rất thấp, học khu trung học Irvine là một trong những học khu nổi tiếng nước Mỹ được đánh giá rất cao, tỷ lệ học sinh lên đại học là khoảng 95%. Irvine chia ra làm nhiều dân cư riêng biệt như Green Tree, College park, El Camino Glen, The Colony, North Wood, Harvard Square, Shady Canyon, Deerfield, The Ranch, Westpark, Northpark, Woodbridge, Oak Creek, Turtle Rock, Quai Hill, Turtle Ridge. Ngoài ra cho đến năm 2040 sẽ có thêm khoảng 12 ngàn căn nhà, trường học, khu thương mại, công viên, khu giải trí sẽ được xây ở vùng đất thuộc căn cứ không quân Eltoro cũ nằm về phía đông bắc Irvine cí tên Northern Sphere. Giá nhà từ 350 ngàn cho đến triệu rưỡi cũng đều có. Căn condo hoặc townhome giá từ 200 ngàn là có thể mua được. Vùng mắc tiền nhất là Shady Canyon giá khoảng 10 triệu rưỡi. Vì thành phố Irvine khá rộng lớn nên có đến 4 trường trung học Irvine, University, Wood-bridge và Northwood.

Học khu Irvine tương đối tốt và nổi tiếng, có nhiều phần thưởng. Khoảng 57% là dân Mỹ trắng, 29.8% là dân gốc á châu gồm Việt, Tàu, và Đại Hàn, dân gốc Latino 7.4% dân gốc da đen 1.4%, còn lại các giống dân khác 4.4%. nhưng không chỉ có thành phố Irvine còn có những thành phố khác như Aliso Viejo, El Toro, Lake Forest, Laguna Hill, Languna Beach, Mission Viejo, Rancho Santa Magarita vv… Mong rằng một ngày nào đó hội đồng hương người Việt sẽ được thành lập ở thành phố Irvine được mệnh danh là vùng "Job Rich" để tạo cơ hội cho thế hệ thứ hai gặp gỡ nhau.

Ngày đóng Escrow cũng đã tới. Cầm chìa khóa nhà mới, lòng tôi thật vui vẻ. Giấc mơ mua nhà vùng Irvine của mười mấy năm về trước nay mới trở thành hiện thực.

Sau khi mua được căn nhà mới, tôi bắt dầu tiến hành việc bán nhà cũ đang ở. Việc sửa sang nhà cửa cho thật sạch sẽ cũng mất cả tháng trời, nào là thay hai cái bồn rửa mặt mới, đánh bóng và sơn phết lại phòng tắm, thay bếp và máy hút khói mới, sơn phết lại tủ bếp, sơn trong và ngoài; mướn những anh Mễ ở góc đường Euclid & Westminster hoặc Home depot trên đường Westminster khoảng 7 đồng một giờ để cắt tỉa cây và đổ rác, và hàng trăm các công việc lặt vặt khác.

Cuối cùng căn nhà đã mang một bộ mặt khác. Đến phiên chúng tôi mở "open house" vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật. Chỉ mới có hai ngày open house mà đã có rất nhiều người đến coi nhà, đa phần là người Việt và Trung Đông. Phải nói đây là thời kỳ của người bán nhà, nếu căn nhà chịu khó sửa sang và trông bắt mắt sẽ bán được giá và có nhiều người ngắm nghé hơn. Chúng tôi cũng phải chọn người mua nhà nào có credit rating trên 680 điểm như thế sẽ bớt rủi ro về vấn đề mượn tiền, nếu không sẽ mất thời gian chờ đợi để mời một open house khác.

Mỗi người mua nhà biểu lộ một cá tính khác nhau, dân trung đông thì bản tính keo sẳn trả giá rất thấp, người Việt tương đối trả giá nhà cao hơn. Người Việt mình làm ăn cần kiệm bòn tiền từng chút một nhưng khi chi tiền thì cũng rất đẹp không có quá keo kiệt.

Có người mang cả ba đời đi coi nhà gồm ông bà vợ chồng con cái trên chiếc minivan đổ đến trước cửa nhà rồi tiến vào nhà như tiểu đội lính lùng sục dịch quân ẩn nấp. Vào ngày open house vợ chồng con cái phải đi shopping center để giết thời gian. Người ra vô coi nhà tấp nập như mở hội, chủ nhà đành phải vui lòng hy sinh cả những tự do cá nhân từ ngay cả trong phòng ngủ của vợ chồng cũng được phơi bày ra trước công chúng.

Chúng ta thường nghĩ dân Mỹ sống tự do cá nhân ít muốn cho người ngoài soi mói, nhưng trong trường hợp này người Mỹ lại rất cởi mở vui lòng cho người ngoài tự do đi ra vào các căn phòng. Căn nhà cũng đã bán được cho một người Việt mua nhà để đầu tư cho mướn, sau thời gian 27 năm số người Việt trả nợ hết căn nhà đã lên tới một con số rất đông. Con số không nhỏ này lại bỏ tiền ra đầu tư nhà cửa với sự giúp đỡ của con cái trưởng thành vào tuổi trên 23 cho đến 27 tạo cho thương vụ nhà cửa vùng Little Saigon trở nên sầm uất, khu tứ giác Euclid-Trask-Golden West-Edinger là nơi thu hút về đầu tư nhà cửa của những người Việt, đó là chưa kể đến Fountain Valley và Huntington Beach.

Thế hệ di dân thứ nhất của người Việt đã và đang thành công trên thị trường nhà cửa làm nền móng cho thế hệ thứ hai thành công hơn nữa, đây là một trong những thành tích tốt đẹp nhất của cộng đồng người Việt.

Có thể giá nhà còn lên nữa hay đang ở thời điểm cao nhất và có thể giảm giá, không ai có thể đoán được, nhưng có điều chắc chắn số người mua nhiều hơn số bán nhà, mà theo định nghĩa căn bản của kinh tế nếu số cầu nhiều hơn số cung thì giá cả sẽ còn tăng dù có hơi chậm hơn.

Không có gì cũ mà bán được giá như căn nhà, giá nhà có những lúc trồi sụt, nhưng chu kỳ khoảng 10 năm giá nhà lại tăng vọt một lần. Đường dài đầu tư vào căn nhà là có lợi hơn cả, nếu mua nhà ở thì lúc nào mua cũng đươc không kể giá nhà lên hay xuống. Còn vấn đề đầu tư thì phải biết lúc nào bán, lúc nào nên mua vào, đây là cả một vấn đề nhức óc cho người đầu tư nhà cửa.

Tin tức mới nhất trong tháng tư giá nhà trung bình quận Cam đã lên tới 337 ngàn đồng mức cao nhất từ xưa đến nay. Ông bà Solari đã tức lồng lộn lên vì ông đã trả giá căn nhà ở Anaheim 263 ngàn đồng không bớt một đồng trên giá người chủ đòi hỏi mà ngày hôm sau có người trả giá tới 300 ngàn, một cách biệt tới 38 ngàn đồng thật là không tưởng tượng nổi. Cũng giống như trường hợp tôi rất chán nản vì mua hụt căn nhà ở Fountain Valley bởi có người trả hơn giá bán tới 25 ngàn đồng.

Cặp vợ chồng Jame sau khi đi xem căn nhà mới ra thị trường, đang khi thương lượng thấy có những người khác qua lại trước mắt xem nhà tỏ vẻ thích thú, họ sợ bị mất nhà nên không có thời gian để suy nghĩ lại họ đã bấm bụng trả giá 736 ngàn đòng dưới giá bán có 3 ngàn đồng.

Căn townhouse vùng Irvine hai phòng ngủ, thảm rách nát, sơn cũ loang lỗ, mặt quay ra đường ồn ào, chỉ trong hai ngày có bốn offer, một offer cao nhất giá 269 ngàn đồng trên giá bán 4,000 đồng.

Người ta mong đợi giá nhà xuống nhưng ngược lại giá nhà tháng 5 tiếp tục leo thang đến 346 ngàn đồng vượt xa con số kỷ lục tháng tư vì người mua vẫn tấp nập trong lúc tiền lời đang còn thấp, mặc dầu một số nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng giá nhà lên cao giống như quả bóng phình ra sẽ nổ bất cứ lúc nào.

Biết là vậy nhưng tâm lý người mua sợ rằng giá nhà sẽ lên cao mãi không biết điểm đỉnh sẽ nằm ở đâu. Tôi cũng là một trong những người sợ giá nhà sẽ lên nữa nên bỏ tiền ra mua nhà trước khi không còn khả năng đáp ứng nổi.

Có hai điều làm người mua không sợ là quận Cam chưa bao giờ đi vào suy thoái và tiền lời còn quá rẻ chỉ có 6.5% so với những năm lên tới 10%. Điều khác nữa dù giá nhà có xuống rồi sẽ lên lại và còn mạnh hơn trước như trường hợp căn Fourplex của tôi đang từ 350 ngàn xuống còn 250 ngàn sau đó trở lại 450 đồng.

Hiện nay có mấy khuynh hướng của người mua nhà, có người chủ trương bán nhà giá cao bây giờ đi mướn nhà ở rồi đợi vài năm nữa giá nhà tụt xuống sẽ trở lại đầu tư tiếp, nhóm người thứ hai bán nhà vùng quận Cam lấy tiền mặt để trả đứt căn nhà vùng Las Vegas hoặc Palm Spring, nhóm thứ ba vẫn tiếp tục tìm kiếm mua nhà trong thời gian phân lời còn thấp, thà có phân lời thấp còn hơn nhà rẻ mà phân lời cao. Chẳng hạn một căn nhà năm 1991 giá chỉ có 189 ngàn đồng, tiền lời 9.7% phải trả mỗi tháng 1301 đồng, còn giá nhà năm 2002 dù có cao tới 246 ngàn đồng mà tiền lời thấp 6.4% chỉ trả có 1240 đồng.

Thị trường nhà cửa ngoài kia vẫn còn đang lên cơn sốt nóng bỏng với giá nhà trung bình của tháng 8 lại vọt lên tới 378 ngàn đồng, tôi tựa mình thoải mái vào chiếc ghế trong căn nhà mới mua nhìn ra hồ tắm hình chữ L qua khung cửa sáng rộng mơ.û Nhìn các con vui tắm trong làn nước mắt, tôi khẽ thở ra cho hết đi mệt nhọc của những ngày tháng miệt mài tìm nhà cửa, thông cảm cho những người đang còn phải tiếp tục đội nắng ra ngoài để mong tìm một mái ấm mới. Ââu đây cũng là cái giá phải trả để có được một chút hạnh phúc trong căn nhà mới. Hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng phải trả một giá hơi đắt. Dù đắt giá nhưng mỗi người đều muốn lao vào như con thiêu thân vì ánh sáng hấp dẫn.

Thiếp đi lúc nào không biết tôi thấy mình bay lơ lửng từ căn nhà này qua căn nhà khác.

Irvine, hè tháng 8/2002

Lê Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,975,681
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến