Hôm nay,  

Nhà Quê Lên Tỉnh

02/10/200200:00:00(Xem: 136257)
Người viết: LAN ANH

Bài tham dự số: 3-654-vb31001

Tác giả đang cư ngụ ở Melbourne, Úc châu, cho biết Nam nay BÀ 31 tuoi, computer programmer. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà kể chuyện du lịch lần đầu qua Mỹ từ 1994, nhưng cảm xúc và hồi tưởng về chuyến đi vẫn còn ấm nóng, chân tình. Mong bà sẽ còn tiếp tục viết.

Cầm tấm vé trên tay, tôi khắp khới mừng. Niềm mơ ước được đi du lịch nứơc Mỹ rồi cũng thành sự thật. Mấy đứa bạn ở uni mỗi đứa một tiếng.

“Trời ơi, Lan đựơc đi Mỹ hả, sướng nha, phải chi mình cũng được đi như Lan.”

“Nghe nói ở bên Mỹ hiện đại lắm, chứ không phải quê muà giống như nứơc Úc thòi lòi này đâu. Coi chừng mày qua bên đó giống như là bà già quê lên tỉnh đó.”

Thôi kệ, bà già quê lên tỉnh cũng được, miễn sao tôi được đi qua bên đó, trước nhất là ăn đám cưới ông anh, sau đó là thăm chàng đã gần 5 năm rồi chưa gặp kể từ lúc hai đứa từ giã ở Saigon để gia đình chàng đi Mỹ.

Má tôi đã bay sang Mỹ mấy tuần trước để lo đám cưới, còn tôi lót tót theo sau vì phải thi cho xong mấy cái exams.

Rồi cái ngày chờ đợi cũng đến. Không may cho tôi là vưà bước lên máy bay thì tôi ngã bệnh. Chắc đó là kết quả cuả bao nhiêu ngày thức khuya dậy sớm để học thi, cộng với việc ăn uống thất thuờng do không có Má bên cạnh để nấu cho.

Trên máy bay thấy người ta ăn uống, ngủ nghê mà thèm. Còn tôi suôt ngày chỉ một câu “May I have some ice please” mà nói hoài. Chắc mấy cô tiếp viên hàng không của hãng United Airline cũng không biết con nhỏ này bị cái gì mà không ăn uống, chỉ xin nước đá chườm cho đỡ bị khô môi. Hàng ghế tôi ngồi có bốn cái, tôi ngồi một đầu, có một bà không biết là người nước nào ngồi ở đầu bên kia, còn hai cái ở giữa thì bỏ trống. Thế là một hợp đồng chớp nhoáng đã diễn ra giữa hai người. Tôi sẽ được ngã lưng trên 3 cái ghế trước, sau đó sẽ đến phiên bà kia, và cứ như vậy cho đến khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Los Angeles. Nói là ngã lưng chứ nào tôi có ngủ nghê gì được. Ở nhà ai cũng biết cái tật của tôi, nếu không được nằm trên gường đàng hoàng thì dù có sắp chết đến nơi cũng không thể nào nhắm mắt ngủ được. Thế là mặc dù được chiếm trọn 3 cái ghế, tôi vẫn phải thức trắng cả mười mấy tiếng đồng hồ từ Melbourne đến Los Angeles.

Phi trường Los Angeles sao mà rộng thênh thang. Cũng may là tôi đến từ Úc mà còn có cảm giác bỡ ngỡ như vậy, chắc những người từ VN bay qua chắc còn bỡ ngỡ hơn tôi nhiều lắm.

“May I help you Madam"”

Tôi giật mình ngẩng lên thì thấy một bà Mỹ đen đang nhìn tôi chờ đợi. Trời ơi, sao cũng là tiếng Anh mà nghe lạ tai đến như vậy. Nó lạ cả về cách hỏi lẫn cả giọng nói. Ở Úc, người ta cũng hỏi “May I help you"” nhưng không có chữ Madam hay Sir gì ở phía cuối ráo trọi. Còn ở đây, tôi cảm thấy mình “sang trọng” hẳn lên với chữ Madam phía cuối. Dùng hết vốn liếng tiếng Anh hai năm học ở Úc, cộng với việc múa tay múa chân, rút cuộc rồi bà Mỹ đen cũng hiểu là tôi muốn đi đến cái terminal khác để bay chặng cuối, từ Los Angeles đến Boston. Chàng của tôi, không hiểu sao đi đón tôi bị hụt ở sân bay Los, chắc có lẽ sân bay quá rộng chăng, đành phải ôm bó bông trở về nhà trong niềm tiếc nuối (theo lời chàng).

Vừa tìm ra được cái terminal để bay đi Boston, tôi leo lên máy bay liền. Lúc này tôi chỉ muốn đến Boston lẹ lẹ bởi vì tôi ngán ngồi máy bay lắm rồi. Thử hỏi không ăn không ngủ gần 15 tiếng đồng hồ, ai mà không ngán ngẩm. Vậy mà tôi còn phải chịu đựng thêm 5-6 tiếng bay từ Los đến Boston nữa chứ.

Đến được Boston thì tôi đi không còn vững nữa, cứ như là vừa mới qua được cơn thập tử nhất sinh vậy. Vừa về đến nhà bà chị dâu thì nghe điện thoại chàng

“Sao em ở đâu mà anh đón không được vậy"” Trời ơi, tôi có biết ất giáp gì đâu, ai biểu sao tôi làm vậy. Bà Mỹ da đen biểu tôi đi đến cái terminal kia thì tôi cứ đi, còn việc chàng không tìm được tôi thì là việc của chàng. Chàng ở Los gần 5 năm mà còn tìm không ra được tôi, thì tôi, một con nhỏ ngố từ bên Úc qua thì đành bó tay thôi. Thôi thì phải chờ cho xong đám cưới, rồi tôi sẽ bay trở lại Los thì lúc đó mình hàn huyên tâm sự.

Đám cưới anh chị tôi diễn ra vui vẻ. Mặc dù nhỏ vì không có đàng trai nhưng cũng đầy đủ nghi thức. Mấy ngày hôm sau tôi được chị dâu cho đi tham quan Boston. Đối với tôi lúc đó, sao người Việt của mình ở Boston ít quá, hay là tại tôi không bíêt. Sở dĩ tôi nói ít là tại vì gần chỗ chị dâu tôi ở chỉ có một shop Viet Nam duy nhất, mà lại nhỏ xíu hà, bán đồ khô cộng một ít rau cải. Và một cái tiệm phở cũng không to hơn cái tiệm chạp phô bao nhiêu, và tô phở cũng thuộc loại “tài tử”, “cây nhà lá vườn” không đặc sắc lắm.

Rồi chị dâu tôi chở mọi người đi New York, đến thăm World Trade Center. Tôi vẫn còn nhiều tấm hình chụp hai má con đứng cạnh hai tòa nhà sanh đôi. Những tấm hình đó, đối với tôi quý vô vàn. Bởi vì bây giờ dù có tiền vàng biển bạc cũng không thể nào chụp lại được. Tôi nhớ hoài con đường dẫn tới New York, buildings trải dài từ chân trời này đến chân trời khác. Thật là khác xa với Melbourne nơi tôi đang ở, mấy cái buildings chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi. Lại còn đường xá nữa chứ. Chỉ toàn freeway là freeway. Có những freeway rộng đến 20 lanes, 10 lanes chạy lên và 10 lên chạy xuống. Ở bên Úc này tôi chưa bao giờ thấy những freeway lớn đến như vậy.

Rồi đám cưới cũng qua đi. Mấy Má con líu ríu dắt nhau bay về Los ở nhà chàng 1 tuần. Thật ra Má tôi chỉ ở một ngày thôi rồi đi San Fransico, nơi tôi có bà dì họ đang chờ. Dù ở Los chỉ có một ngày, Má tôi cũng được đi Disneyland, vui ơi là vui. Rồi hai Má con được thưởng thức một tiệm mì có một không hai ở Los này. hình như tiệm tên là Liên Hoa thì phải. Tiệm mì thì rất là sập xệ, vậy mà mì thơm ngon không chỗ chê. Tôi không thể nào kiếm ra được một tiệm mì ngon như vậy ở thành phố Melbourne này.

Má đi San Fransico rồi, chỉ còn một mình tôi ở lại với gia đình chàng. Chàng dẫn tôi đi Sea World, và còn nhiều chỗ khác nữa mà tôi không còn nhớ tên. Đối với tôi lúc đó, nước Mỹ sao mà hiện đại quá, đúng như lời một trong những người bạn của tôi nói trước lúc tôi đi. Tôi thật sự thấy mình là “nhà quê lên tỉnh”.

Những sự khác biệt trong sinh hoạt giữa Mỹ va Úc cũng làm tôi choáng váng. Trước hết là giờ giấc. Lúc mới qua Mỹ tuần đầu, người ta ngủ thì tôi thức, ngưòi ta thức thì tôi ngủ, mãi hơn tuần sau mới quen dần được. Thứ đến là chuyện băng qua đường. Tôi thì cứ quen là trước khi bước qua đường thì nhìn bên phải trước, rồi mới nhìn bên trái. Cũng vì cái thói quen đó mà làm tôi suýt bị xe tông mấy lần. Rồi đến chuyện cân đo đong đếm. Thay vì dùng litre thì ngườI Mỹ lại dùng galon, feet thay cho meter, và pound thay vì kilogram. Tôi có con nhỏ bạn thân ở Mỹ. Lúc tôi sanh đứa con đàu lòng, nó gọi điện thoại chúc mừng rồi hỏi “Con mày được mấy pound"” Tôi trả lời “Tao không biết là nó nặng mấy pound nhưng tao biết nó nặng 3kg7Å.”

Tới lúc nó sanh, tôi hỏi “Con mày nặng mấy ký"” Nó nói “Tao không biết con tao nặng mấy ký nhưng tao biết là nó nặng 7lbs2.”

Tám năm đã trôi qua kể từ cái lần “lên tỉnh” đó, tôi vẫn chưa có dịp trở lại thăm nước Mỹ. Tôi thiết nghĩ, tám năm là một thời gian dài, chắc nước Mỹ cũng thay đổi nhiều lắm, cũng giống như cuộc đời tôi vậy. Chàng bây giờ đã là ông xã của tôi, đành cam chịu phận làm rể ở Úc sau khi tôi nhất quyết không chịu xa Má.

Chúng tôi đã có với nhau hai đứa con trai kháu khỉnh. Còn những tấm hình chụp ở World Trade Center, 3 nhân vật chính trong hình chỉ còn một sống sót. Má tôi đã mất rất đột ngột 3 năm trước. Hai tòa nhà sanh đôi cũng không còn nữa. Chỉ còn tôi ở lại với bao niềm nuối tiếc. Tôi viết những dòng này cũng là lúc giỗ Má 3 năm. Lạy Má. Con kính xin Trời Phật nguyện cho hương linh của Má được về noi vĩnh hằng, nơi không có nghèo khổ hận thù, nơi Má sẽ được sống hạnh phúc mãi mãi để bù lại những ngày cực khổ một mình Má nuôi 6 đứa con nên người.

LAN ANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến