Hôm nay,  

Chuyện Lá Cờ Từ Kabul

02/10/200200:00:00(Xem: 300268)
Người viết: TỪ VIỆT

Bài tham dự số: 2-653-vb20930

Tác giả Từ Việt tự giới thiệu: “là một H.O., tới Mỹ cuối năm 94, đang thất nghiệp, dành thì giờ tập viết lách. Còn thất nghiệp thì còn viết giết thì giờ trong khi tìm việc mới, và để góp mặt với bà con trên Việt Báo.”

Ngày mới di cư tới miền nam California, tôi thuê lại một phòng trong căn nhà mobile-home của dượng một người bạn.

Hai ông bà ngót bẩy mươi tuổi không có con cái bên cạnh. Một đứa đã lấy chồng, không được theo cha mẹ đi Mỹ tái định cư, ở lại nhà của cha mẹ. Cô con gái thứ nhì vượt biên, được gia đình người Pháp bảo trợ cưới cho con trai của họ luôn. Hai đứa ở Uc.

Một lần, hai ông bà đi Uùc dự đám cưới thằng con trai út. Chưa tới một tuần sau, bà già Mỹ ở nhà bên cạnh thấy mặt tôi, nhào tới hỏi "Cặp vợ chồng già ở nhà mày đâu tao không thấy, có đau ốm vào bệnh viện gì không"" Tôi trả lời "Không đâu, hai ông bà đi đám cưới con bên Uc". Bà già láng giềng nhờ chuyển lại lời chúc mừng.

À, đấy là "neighborhood watch" - hay thật. Neighbor-hood có khác gì một thứ "tình báo nhân dân" của lối xóm, phục vụ nhân dân, không phục vụ chế độ như ở đất nước ta đang bị chủ nghĩa độc tài đè đầu cưỡi cổ. Người hàng xóm Mỹ của chúng ta vô tư,ï thân tình, và hảo ý biết bao - họ quan tâm đến hàng xóm đấy chứ.

Các bạn tôi thường bàn với nhau về việc mua nhà. Town house, condo, hay mobile home. Mobile home thì chỉ là một thứ xe móc hậu (trailer), không phải là bất động sản, hàng tháng trả tiền bãi, coi như bỏ vào giếng không đáy, mất luôn - cái xác nhà thì ngày càng mất giá. Đúng quá chứ, tôi không dám cãi. Aáy vậy mà tôi vẫn thich ở mobile home. Bởi mobile home park không khác một cư xá, hàng xóm quen biết nhau. Những khu mobile home của người cao niên đều yên tĩnh (khi nào không cần yên tĩnh, thiếu gì chốn ồn ào để chúng ta tới"). Họ chạy bộ trên những con đường nội bộ, gặp nhau, chào hỏi - chỉ cần một tiếng "Hi" và nụ cười. Đủ rồi, còn gì ".

Cách nhà tôi một quãng ngắn, ngay cổng nhà ông Bob, trên bẩy mươi tuổi, gắn hình cấp bậc thượng sĩ của một cựu chiến binh. Bề ngang tấm bảng rộng chừng ba tấc. Người Mỹ hồn nhiên như vậy - đã đi lính, đã phục vụ là có quyền hãnh diện, cứ gì phải tá, tướng"

Người cựu quân nhân ấy nói với tôi "đất nước mày đẹp lắm, dân chúng hiếu khach, nếu không có chiến tranh thì tuyệt". Tôi cho ông bạn già biết đất nước tôi đã im tiếng súng từ trên hai mươi năm, nhưng dân vẫn nghèo vì tham nhũng - ông an ủi "Từ từ sẽ thay đổi, phải thay đổi chứ, đừng buồn".

Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi. Bên phải tôi, chừng hai giờ đến ba giờ chiều, ông John đi làm về, thấy tôi thường chào trước. Ông loay hoay một lúc ở mái che đậu xe trước khi vào nhà.

Trễ hơn một chút, tôi sẽ gặp ông Booker, mới mổ van tim, đường khâu trước bụng còn mới. Ông này chỉ vừa qua tuổi senior (trên 55) để ở trong khu nhà mobile home tập trung người cao niên.

Từ ngày sống ở quê người, tôi thường quan sát tác phong của người Mỹ, và nhận thấy có nhiều điều khác bà con ta. Họ sống tự nhiên, ít thành kiến.

Ở mảnh đất hình "mũi tàu", chỗ gặp nhau của con đường hình bán nguyệt và con đường thẳng chạy dọc cạnh vuông phía trái của khu mobile home, bà May thường ra vườn trước chăm sóc cây, hoa vào đầu buổi chiều. Hình như bà thich nắng. Đôi khi, một ông nằm trên cỏ nói chuyện với bà - chiếc pickup cà tàng của ông ta có vẻ là phương tiện di chuyển của một người thợ bá nghệ (loại handyman). Sau này, tôi mới biết ông Joe là bạn thời thơ ấu của bà. Không duyên nợ, nhưng hai người giữ liên lạc bạn bè thân thiết từ hơn ba mươi năm.

Gần một góc của mobile home park, tôi quen hơi thân với bà Barbara nhân một dịp rửa xe tại nhà rửa xe công cộng. Bà làm môi giới địa ốc, chồng là cựu quân nhân đã về hưu. Biết tôi là cựu quân nhân VNCH, bà kể chuyện về một người lính trẻ từ chiến trường Afghanistan trở về. Bà kể :

" ... hôm ấy là một buổi sáng Thứ Năm bình thường, không có chuyện gì lớn, cả văn phòng địa ốc tụ tập quanh chiếc bàn lớn, họp nhau ít phút với càphê, bánh bagel. Một chàng tuổi trẻ đứng ở cạnh cửa từ lúc nào, bà không để ý, dáng vẻ gọn gàng, khuôn mặt khả ái chưa hết nét trẻ con. Bà ngừng lại một phút "thật đấy, trông còn non nớt hơn thằng John nhà tôi" (đang học college, đã ở riêng) ... Một chàng trai bình thường, cao đâu chừng 5'8". Tôi lân la đến gần hỏi chuyện. Hay cậu ta là nhân viên chào hàng mới của công ty " Ồ không, cậu ta nói mới từ chiến trường Afghanistan trở về. Hơn một phần tư vòng địa cầu. Cậu ta là một hạ sĩ thủy quân lục chiến, một cậu có tên Michael. À, tôi nhớ ra rồi, sở tôi và một trường học trong quận yểm trợ TQLC bằng những lá thư gửi ra tiền tuyến. Chàng lính trẻ đóng ngay tại Kabul, gác tòa đại sứ trong bốn tháng. Cậu ta có thể bị bắn hàng ngày ...

... Cậu ta đến văn phòng chúng tôi để cảm ơn về những bức thư thăm hỏi. Tôi không tin vào đôi tai của mình - cậu ta muốn cảm ơn" Sao thế" Chúng tôi phải cảm ơn các chiến sĩ mới phải chứ" Nhưng, bằng cach nào để diễn tả đây"

Chính là cậu ta, và các bạn, đã tiến lên, né tránh đạn thù, để tôi được hưởng sự tự do sống một cuộc đời thanh bình. Nghĩ tới đây, bỗng nhiên, tất cả những âu lo trong cuộc đời thường đối với tôi trở thành vô nghĩa. Có những lúc nào đó, tại một nơi nào đó, những người lính trẻ nhận được những ngôn từ khen tặng, nào là danh dự, can đảm, quyết tâm... để đưa thân thể ra tuyến trước, hàng ngày, che chắn cho chúng ta, cho tôi. Mà nay, cậu ta tới cảm ơn, chỉ vì những bức thư khuyến khich, ai ủi ...

...Người lính đến gần người trưởng văn phòng, trao tặng ông ta lá cờ Hoa Kỳ xếp vuông vắn. Lá cờ này đã tung bay tại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul. Người lính lại nói lời cảm ơn một lần nữa. Tất cả chung quanh lặng như tờ, có thể nghe rõ tiếng rơi của một cây kim gài giấy tờ. Nhìn một vòng các đồng nghiệp, tôi thấy các khuôn mặt đều đỏ hồng lên và cố kềm nước mắt.

Lá cờ ấy sau này chúng tôi đóng khung, treo tại vị trí trang trọng nhất của sở. Mỹ Quốc là một nước vĩ đại. Michael là một trong hàng ngàn thanh niên Hoa Kỳ đang đứng trước đầu tên mũi đạn, một bộ phận của nhân dân Mỹ vĩ đại đã bước vào phòng làm việc của chúng tôi hôm ấy.

. . .

Bà Barbara hỏi tôi về nước Mỹ - đã thấy quen chưa. "Tiếc quá, nước ông bị CS chiếm hết, thôi hãy chọn nơi này làm quê hương", bà nói. Tôi nhớ lại xóm tôi ở Saigon, trước ngày từ giã, bắt đầu cuộc sống tha hương. Oàn ào, lếch thếch. Dân xóm hẻo sống thiếu thốn, giành giựt của nhau, nhòm ngó, ganh ghét nhau, người biết điều là thiểu số. Giờ này, chênh lệch giàu nghèo tăng nhiều, hẳn là tình láng giềng cũng bị teo tóp lại, nếu không thì cũng lặng lẽ tránh mặt. Phải không nhỉ "

TỪ VIỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,142,758
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến