Hôm nay,  

Ngày Thay Da….

19/09/200200:00:00(Xem: 225554)
Người viết: NGÔ VĂN SƠN

Bài tham dự số: 2-644-vb30917

Tác giả Ngô Văn Sơn định cư ở Saltlake City, tiểu bang Utah, nghề nghiệp: Manicurist. Trong thư kèm bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, ông viết “Tôi không phải là một nhà văn, và tôi cũng không có ý định viết chỉ vì những món quà thưởøng. Ước muốn của tôi là viết để cùng mọi người chia xẻ cái gọi là "Tình yêu đất nước & con người". Trong tinh thần ấy, mong ông Sơn sẽ tiếp tục viết.

*

Một đứa trẻ mang hai dòng máu được ra sinh ra ở nước Mỹ hợp chủng là chuyện thường tình, nhưng ở Việt Nam, những ngày ấy, đó là một chuyện dài khác thường và đau lòng.

Sau ngày 30/4/75 những đứa con lai Mỹ như chúng tôi đã vô tình biến thành nạn nhân của chiến tranh trong chế độ CS, là cái gai nhọn luôn nằm trong mắt họ và cũng là mục tiêu để lên án và trừng phạt. Điều đó thật sự đã là một thảm kịch cho tôi, cho cả những ai đồng phận như tôi.

Kể từ khi có đôi chút trí nhớ, tôi nhớ được là vào những ngày ấy, trong những đêm thâu chập chờn không yên giấc mẹ thường hay khóc. Có lẽ mẹ khóc vì bố tôi đi mà không về từ trận ấy, khóc thân mẹ đơn côi, hay khóc cho tôi đứa bé không cha! Mẹ khóc mà cứ ôm chặt lấy tôi như sợ tôi tan biến, nước mắt mẹ thật mặn, thật ấm, từng giọt từng giọt rơi xuống rồi lăn trên má qua môi tôi, thường vô tình làm tôi thức giấc cùng mẹ.

Trong ánh đèn dầu hiu hắt tôi vẫn nhận ra trên tường bóng đôi vai tiều tụy của mẹ rung lên từng hồi. Đã từ lâu mẹ không còn khóc thành tiếng nữa. Hôm ấy mẹ khóc nhiều vậy, chắc là do chuyện tôi với anh em thằng Nội con nhà ông Hà xóm trưởng.

*

Mẹ con tôi và dì Út, bạn thân của mẹ từ hồi còn đi học, dọn về đây trong căn nhà ẩm thấp và bừa bộn ở cái xóm này cũng được chừng vài tháng. Chồng dì Út nghe đâu là một sĩ quan QLVNCH đang bị tập trung cải tạo. Cảnh cô đơn nên dì về ở cùng với mẹ con tôi cho có bầu có bạn, sớm hôm đỡ đần.

Hàng ngày, khi trời vừa sáng, mẹ cất gánh lên vai là tôi lon ton chạy theo mẹ cho đến chiều tối mới về. Ở tuổi đi học mà tôi nào được đến trường. Nhà trường của chế độ mới không có chỗ cho tôi. Nhớ ngày đầu và cũng là lần duy nhất trong đời, mẹ đưa tôi đến trường tụi con nít trạc tuổi tôi cứ vây quanh lấy tôi tha hồ mà trêu chọc với bao lời cay đắng! Nào là: "Này tụi bây ơi! Lớp mình hôm nay có thằng Mỹ này. Sao tóc mày xoăn tít lên thế. Sao da mày chẳng giống da tụi tao tí nào" Rồi là, ôi thôi thì….! Tôi bỗng thấy có cái gì đó tắc nghẽn trong cổ họng. Cuộc đời sao mà tàn nhẫn với tôi đến thế! Sao lại cướp đi niềm hạnh phúc ngây thơ đầu đời của một đứa trẻ, đươc đến trường, cướp đi cả cái quyền nhỏ nhất của tôi mà mọi đứa trẻ sinh ra trên đời vẫn có được. Thế rồi tôi chỉ còn biết bưng mặt chạy một mạch về nhà mà chẳng tơ vương gì đến mớ sách vở mẹ vừa mua cho tôi hôm qua.

Với khuôn mặt đầm đìa nước mắt, tôi cứ khóc thét lên và nằng nặc đòi mẹ thay bằng được lớp da cho tôi để tôi được đến trường. Mẹ ôm tôi vào lòng rồi khóc. Bên tai tôi nghe tiếng mẹ thì thào: "Mẹ thương con, con là tất cả của đời mẹ, mẹ hứa sẽ làm tất cả cho con, con hãy hiểu rằng…"

Thời gian rồi cũng qua đi, tôi không còn nghĩ đến chuyện đến trường nữa và chỉ biết theo chân mẹ mua gánh bán bưng mỗi ngày. Mẹ tôi bán bánh phu thê, bánh chưng, bánh dày. Mẹ tôi gói bánh khéo tay lắm! Hôm ấy về thấy mẹ thật vui, tôi chắc là trời không mưa, bán hết sớm nên mẹ mới vui như thế! Trong đôi quang gánh đã cũ sờn với dăm ba thứ vặt vãnh như: Gạo nếp, gạo tẻ, lá chuối, lá dừa và vài ba cây cải úa, ấy thế mà phải vất vả làm cả đêm qua giờ mẹ mới kiếm được. Hơn những thế đó bây giờ là tất cả những gì có được của mẹ tôi và tôi. Tôi nhận thấy niềm vui ấy hiện lên khuôn mặt mẹ khi mẹ ôm tôi cười và hôn tôi thật nhiều, rồi mẹ mớùm cho tôi miếng khoai ngào đường còn thơm mùi lá chuối non.

Buông tôi ra, mẹ bảo: "Con trai của mẹ đi tắm đi nhé, mẹ còn đi nấu cơm con ăn". Tôi miệng dạ mà tay cứ lén lén se se mớ tóc mẹ rối bời khét nắng của mẹ. Nghe mẹ dục đi tắm lần nữa, tôi hôn mẹ vội vàng rồi chạy ra chiếc lu đựng nước trước hiên nhà.

Ra tới nơi, tôi bỗng thấybên chiếc lu là một quả bóng nhựa màu xanh. Tôi thích bóng lắm. Mẹ đã hứa nhiều lần mà vẫn chưa mua được cho tôi. Tôi định nhặt quả bóng lên ngắm nhìn một chút thì từ đâu có tiếng gọi làm tôi giật bắn cả người.

"Này thằng Mỹ kia! Ai cho mày ăn cắp bóng của tao."

Kẻ vừa kết tội tôi là anh em thằng Nội, con của ông Hà, cán bộ xóm trưởng. Cả bọn chúng tiến lại vây quanh tôi. Tuy còn bé nhưng tôi đã nhớ từ lâu lời mẹ dạy: "Đói cho sạch rách cho thơm, giấy rách thì phải giữ lấy lề"

Sau phút tần ngần, tôi bảo chúng "Tao không ăn cắp, chỉ có bọn mày…" Thế là cả anh em nhà nó, thằng Nội, thằng Bắc xúm vào túm lấy tôi mà đánh tới tấp. Chỉ có con Út Việt còn bé nên chỉ đứng nhìn từ xa. Vừa đánh tôi, chúng vừa luôn mồm chửi bới: "Đánh chết mẹ nó đi, mày là thằng ăn cắp, này là đồ giặc Mỹ con".

Cho tôi một trận nhừ đòn rồi chúng ôm bóng đi. Lúc này tôi thấy toàn thân đau nhức và tất nhiên là chẳng mấy khó khăn để nhận ra rằng mình đã mất đi một cái răng cửa, còn con mắt trái thì bầm tím khi tôi nhìn vào chiếc lu mà tôi vẫn thường tắm hàng ngày. Tôi đưa tay với lấy chiếc gáo dừa gác trên cành mận già trong tiếng nấc dài của lòng căm tức.

Sự việc xảy ra mẹ không hay biết gì. Tôi định sẽ giấu mẹ vì biết rằng thương tôi mẹ sẽ rất đau lòng. Vừa nghĩ tôi vừa đưa tay thấm tí nước lên con mắt bầm thì… không kịp nữa rồi! Mẹ đã nhìn thấy, chạy đến bên tôi vừa khóc vừa hỏi tại sao ra nông nổi này" Tôi đem chuyện vừa xảy ra đầu đuôi kể với mẹ. Mẹ ôm tôi rồi nói để mẹ đưa tôi sang nhà ông Hà nói chuyện phải quấy.

Tôi theo chân mẹ đi về phía nhà ông Hà, cánh cổng cài then, hai con chó bên trong cứ chồm lên gầm gừ làm tôi mất vía. Nhìn qua song tôi chắc là ông ấy vắng nhà vì chiếc xe đạp phượng hoàng không thấy dựng ở trước nhà như mọi khi. Bà vợ ông Hà đang ngồi tựa trên chiếc ghế mây bên cạnh chiếc tủ trà với vài ba thứ bày biện linh tinh.

Bà Hà đang cười cười nói nói còn tay thì vân vê đôi bím tóc của Út Việt, chợt thấy mẹ con tôi bà đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt mẹ và không ngần ngại văng ra một tràng: "Sao thế nào" Đến ăn vạ đó hả" Tôi biết rồi, tôi trông thấy rồi, cái thói ăn cắp thì phải để chúng đánh cho chừa". Như chưa thỏa lòng, bà Hà tiếp: "Đồ Mỹ ngụy, đẻ ra cái đồ ăn cắp không biết nhụcï, cút đi". Lời bà Hà nguyền rủa nghe sao mà cay đắng như xát gừng vào mặt mẹ con tôi. Mẹ lặng người đi mà chẳng nói được lời nào.

Vừa lúc ấy ông Hà về đến nhà, ông cẩn thận dựng chiếc xe đạp cho tử tế rồi với tay đẩy cánh cổng. Ông vừa dắt xe đạp vào nhà, vừa ngoái đầu lên tiếng: "Sao có chuyện gì, thôi mẹ con mày về đi, có chuyện gì ra tổ khối mà giải quyết, đứng đấy lằng nhằng tao cho du kích đến còng đầu cả nút bây giờ". Lời nói kẻ cả đầy tính hăm dọa của ông Hà cứ như thêm dầu vào lửa, làm khuôn mặt gầy guộc của mẹ tái nhợt đi vì giận, môi mẹ lật bật mà không nói thành lời.

Thời bây giờ làm gì có công bằng, có đi đến đâu chăng nữa cũng chẳng có ai dám bênh vực cho mẹ với đứa con lai Mỹ như tôi! Có lẽ vì nghĩ thế, mẹ đành gạt đôi dòng nước mắt, dắt tay tôi về.

Đôi mắt đẫm lệ ấy bây giờ đã loà. Thời gian dằng dặc trôi với bao nhọc nhằn. Tôi thành cậu bé choai choai lúc nào không hay. Hôm qua dì Út vừa mua chiếc gương soi nên tôi mới nhận ra mình vừa lún phún hàng râu mép.

Kể từ ngày mẹ tôi mắt bị lòa, dì Út quyết định ở đây luôn để chăm sóc mẹ và tôi. Hàng ngày, tôi đi đánh giầy, bán báo, bán thuốc lá… Số tiền tôi đi bán kiếm được không nhiều cho lắm nhưng bây giờ là nồi cơm cho cả ba người. Kiếm được bửa nào thì xào bữa ấy.

Rồi một hôm điều kỳ diệu cũng bất ngờ đến với tôi. Tôi nhớ hôm ấy trời mưa suốt cả ngày, mưa như trút chẳng bán được gì. Tôi đang ngồi lo chiều nay về tiền đâu mà đưa dì Út đong gạo thì thằng Hoa Đen, bạn đánh giầy của tôi, đứng đằng sau lưng lúc nào không biết. Nó đập mạnh lên vai tôi, tôi bất ngờ quay mặt lại. Và chưa kịp hoàn hồn thì nó hét tướng lên: "Này, Tao báo tin vui cho mày đây. Tao sắp đi Mỹ rồi, sướng lắm, mày có đi không" Người ta đưa con lai tụi mình về Mỹ đấy."

Tin vui thằng Hoa Đen mang đến cho tôi làm tôi thấy như mình đang bị cuốn giữa dòng nước xoáy mà vớ được khúc củi mục. Về đến nhà, tôi ném hộp thuốc lá xuống sàn nhà rồi kể chuyện thằng Hoa Đen vừa nói cho mẹ và dì Út nghe. Mẹ lần mò, sờ soạng đôi bàn tay lên mái đầu đẫm ướt của tôi rồi khẽ nói: "Con ơi, thế là con của mẹ được thay da rồi."

Đêm ấy ba chúng tôi cùng một niềm tin, nước mắt chúng tôi hòa lẫn vào nhau mà cứ mặc cho bữa cơm tối nguội dần.

Cuối cùng thì mẹ và tôi cũng cầm được trên tay tấm giấy thông hành định cư ở nước Mỹ. Hôm chúng tôi sắp về quê mẹ để chia tay với họ hàng thì dì Út cũng được tin chồng sắp ra tù. Tôi thấy dì Út mừng mừng tủi tủi, sụt sịt như trẻ vừa lên ba.

*

Thời gian tựa thoi đưa, thấm thoát thế mà đã hơn 10 năm trôi qua, kể từ ngày mẹ con tôi đặt chân lên nước Mỹ.

Hôm nay mẹ không còn khóc nữa! Tôi bây giờ đã có một cuộc sống ổn định trong một đất nước tự do và bình đẳng. Tôi đã thực sự "được thay da…" Giờ ngồi đây giữa lòng đất Mỹ, trong một nhà hàng tiện nghi và sang trọng, quanh tôi có bạn bè, có biết bao là món ngon vật lạ mà sao lòng vẫn ngậm ngùi thương nhớ. Nhớ những ngày mẹ tảo tần mưa nắng nuôi tôi lớn khôn nhớ những giọt nước mắt thật ấm, thật mặn của mẹ đêm nào.

Tôi bất giác thèm miếng khoai ngào đường còn thơm mùi lá chuối non….

Ngô Văn Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến