Hôm nay,  

Trở Về Cát Bụi

18/09/200200:00:00(Xem: 247855)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG

Bài tham dự số: 2-644-vb20916

Tác giả Bùi Xuân Đáng đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một cựu quân nhân VNCH, từng hai lần du học tại Hoa Kỳ. Năm 1975, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ, hiện đã về hưu và cư trú tại Placentia, CA. Sau đây là bài ông mới viết, thể hiện những kinh nghiệm và suy nghĩ suy nghĩ chín chắn, sâu sắc về vấn đề con cái lo hậu sự cho cha mẹ.

*

Con người ta dù là giầu sang, phú quý như Bill Gates hay nghèo hèn mạt rệp như kẻ vô gia cư, ai ai cũng có môt lần phải trở về với cát bụi.

Người theo Ki tô giáo nói là trở về thiên đường với Chúa, bên Phật giáo nói là về miền cực lạc, người thờ cúng tổ tiên nói là về với ông bà v.v.. Nói theo văn vẻ là về với đất mẹ. Cách nói này có lẽ đúng với thực tế hơn cả, còn những cách nói trên dựa vào tâm linh hay theo sự tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng dù nói cách nào đi chăng nữa chết vẫn là chết và dù theo tín nguỡng hay phong tục tập quán nào đi chăng nữa, ai ai cũng phải đi qua giai đoạn chung sự trước khi trở với cát bụi. Việc này là do người sống lo liệu hoặc làm theo lời căn dặn của người quá cố.

Với sự phát triển của các cộng đồng người Việt, chúng ta đã nhận nơi này làm quê hương như ở quận Cam, San José, Houston, Seattle v.v. việc ma chay tống táng không còn là chuyện phải đắn đo suy nghĩ. Dịch vụ này trước kia phần đông do đám dân Do thái bao thầu, ngày nay tại các khu đông đúc người Việt đã có người mình lo chuyện chung sự từ đất đai, nghĩa điạ, nhà quàn, mộ bia cho đến những hội chuyên lo về tài chánh mỗi khi có hội viên qua đời. Ngay như tổ hợp nghĩa trang Rose Hills có tới 16 nhà quàn và 5 nghĩa địa, cũng đã có một Tổng Giám đốc người Việt cho khu Melrose Abbey Memorial Park tại Anaheim. Cho nên muốn chôn thì chôn, muốn hỏa thiêu cứ việc hỏa thiêu miễn là phù hợp với sự lo liệu của con cháu và vấn đề thiết thực hơn cả là tài chánh. Tang gia muốn theo nghi thức Công giáo, Phật giáo hay lễ nghi quân cách quan tài có phủ quốc kỳ cũng được, chỉ còn thiếu những người khóc mướn như ở bên nhà.

Nhưng đối với những người còn ở xa các cộng đồng người Việt, chưa xác quyết đuợc nơi chốn định cư,.nhất là những người giầu tình cảm, còn nặng lòng phong tục tập quán với ân nghĩa sinh thành, công ơn dường dục , chuyện hậu sự cho cha già, mẹ yếu là một chuyện cần phải suy tính từ trước., kẻo đến khi tang gia bối rối, sẽ mất công, tốn của và ân hận về sau. Tôi xin kể hầu quý vi mấy chuyện, chính chúng tôi là người trong cuộc :

Năm1974, khi cha tôi nằm xuống, nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi là nơi đã được chọn sẵn cho cụ. Nhưng khi nghe tin cha tôi qua đời, các bạn thân của Cụ đến thăm và bảo tôi rằng:

- Cậu nên nghĩ lại, Cụ nhà là một trong những sáng lập viên của hôi Hưng Yên Tương tế mà khi chết không an táng tại nơi đã dành riêng cho cụ, chúng tôi cảm thấy thấy mất mặt và xấu hổ với người bạn cũ..

Mẹ tôi và chúng tôi không muốn mất lòng những người bạn từ thuở thiếu thời của cha tôi nên đành phải thay đổi ý định. Tôi chở các bạn già của Bố, trong đó có hai cụï Nguyễn Đức Thạnh và Tạ Mỹ Nhạ lên nghiã trang xem đất. Nhưng người quản trang nói rằng bây giờ đất của Hưng Yên đã nhập chung với hội Bắc Việt Tương Tế cho nên cần phải có sự chấp thuận của ông Hội Trưởng. Đến gặp ông Hôi trưởng, ông này bất chấp những điều lệ cũ và còn lý luận rằng đã ở trong nghĩa trang Bắc Việt còn phân chia Hưng Yên, Nam định hay Thái Bình làm gì. Giải thích rằng cha tôi đã được dành một chỗ danh dự, đẹp đẽ ở ngay lối vào cổng trang.

Viện dẫn điều lệ không xong, năn nỉ cũng không được, một cụ bạn của Bố tôi nổi nóng chỉ chiếc ba toong vào mặt ông ta:

- Anh không đồng ý chúng tôi cũng cứ chôn ở đó, sau sẽ kiện anh ra tòa, nhưng trước khi đi kiện tôi hãy cho anh một trận và cho anh ăn những của không ngon.” Kinh hoảng trước một tình thế không được êm đẹp ông này đành nhượng bộ. Cụ Nhạ bảo tôi:

- Này cậu, cậu có tin vào số mệnh hay không" Cụ nhà lúc còn sinh tiền hay vì bạn bè anh em mà dính vào vòng kiện tụng, đến lúc chết cũng còn đôi chút trắc trở.

Ngày hôm đó tôi đi từ sáng đến tối mịt mới về đến nhà vì còn phải trở lại nghiã trang để sắp xếp việc đào huyệt và xây kim tĩnh. Báo hại mẹ tôi và cả nhà lo sốt vó không hiểu tôi bị tai nạn gì, trong khi còn biết bao nhiêu việc chờ tôi quyết định.

Vào khoảng những năm đầu của cuộc đời tỵ nạn, tôi có đọc bài cuả một nhà văn viết về việc chôn cất người cha tại thành phố Bloomington, Illinois. Sau đó gia đình ông di chuyển về San Diego. Mỗi năm đến ngày giỗ và ngày thanh minh, bà mẹ và nhà văn lại trở về Illinois giữa mùa tuyết phủ ngập trời. Những cảm nghĩ đau buồn, chua sót, dằn vặt của ông ta về ngày giỗ và chuyện không thể trở về Illinois thăm phần mộ người cha còn nằm tại miền đất lạnh xa xôi là một bài học vô cùng qúy hóa cho những người sống ở nơi xa lạ như anh em chúng tôi.

Khi đó mẹ tôi đã gần 80 và anh em chúng tôi kẻ ở Peoria, Illinois, người ở Plano và Houston Texas. Trong buổi họp mặt hàng năm khi mẹ tôi còn sinh tiền, anh em chúng tôi đã bàn tính với nhau về chuyện hậu sự của Cụ. Chúng tôi đồng ý với nhau về điểm đất này chẳng phải là quê hương, bản quán, chỉ là nơi đất lành chim đậụ. Nơi nào có công việc tốt đẹp, đó là chốn tạm cư. Rồi đây khi về già, con đâu cha mẹ đó, đúng như lời mẹ tôi từng nói.

Về phương diện này, chúng tôi vẫn chưa có thể thành người Mỹ thực thụ được, dù có ở đây cả trăm năm chăng nữa. Chúng tôi lìa bỏ quê hương cũng chỉ vì 2 chữ Tự Do và vì tương lai của đàn con cháu. Sau này con cháu có thể bỏ chúng tôi, nhưng chúng tôi khó lòng bỏ được máu mủ ruột thịt của mình. Nay mai mẹ tôi qua đời, chúng tôi không đành lòng bỏ mẹ tôi ở nơi đất khách quê người. Không về thăm mộ trong lòng áy náy không yên, mà về thăm thì đất nước này mênh mông, đi lại thăm nom không phải là chuyện dễ dàng. Cho nên chỉ có giải pháp hỏa thiêu là thuận tiện hơn cả, khi chúng tôi đi đâu sẽ mang nắm tro xương của mẹ tôi tới đó.

Lựa lúc mẹ tôi vui, chúng tôi đem ra hỏi ý kiến. Mẹ tôi nói “Chẳng thà chết ở bờ ở bụi thì thôi, lúc nào mẹ cũng muốn ở gần các con. Hỏa thiêu chắc là nóng lắm nhưng cũng còn hơn nằm bên cạnh mấy người Mỳ mà mà mình chẳng biết nói gì.”

Chúng tôi có 4 anh em, tuy ở với tôi là người con trưởng, vợ tôi không đi làm, ở nhà trông mẹ già, nuôi cháu nhỏ và lại là người đã quen với nếp sống đại gia đình, cho nên mẹ tôi có đủ mọi điều kiện tốt đẹp về tinh thần lẫn vật chất. Tuy thế trong lòng mẹ tôi vẫn muốn ở gần người em trai thứ hai là bác sĩ y khoa, tiện việc trông nom săn sóc sức khoẻ cho cụ. Nhưng vợ chồng em tôi đều đi làm ,.các cháu đi học. Cụ không muốn một mình ở trong ngôi nhà rộng lớn nhưng trống vắng lạnh tanh và chờ mãi đến tối khuya em tôi mới ở phòng mạch ra về.

Khi mẹ tôi qua đời vào năm 1984, Peoria, một thành phố nhỏ chẳng có chùa chiền và sư sãi cũng không, anh em và con cháu chúng tôi chẳng phải là Phật tử chính cống nhưng cũng lo liệu đủ áo sô, mũ mấn và tụng kinh theo cô em gái. Tang lễ tại nhà quàn với sự tham dự của một số đông đồng hương, đặc biệt có phần thuyết giảng của Linh mục Nguyễn Phúc Thừa, cha quản nhiệm một họ đạo toàn là người Mỹ, ở thành phố Wyoming cách Peoria 60 dậm.

Cha Thừa là người cùng quê với tôi và học cùng trường Saint Thomas D Aquin taị Nam Định và lại là con người bạn với cha tôi. Cha là người đạo cao, đức trọng, với 2 bằng Tiến sĩ, giáo sư tại một đại học danh tiếng, nhưng người rất khiêm tốn và không phân biệt lương giáo. Bài thuyết giảng của cha nói về mục đích thiêng liêng cao cả của các tôn giáo và cuộc đời sinh ký tử quy của Phật giáo như một tu sĩ. Tôi tin tưởng rằng mẹ tôi nằm trong quan tài cũng nghe được lời tiễn biệt đầy ý nghĩa và rất thấm thiá của cha.

Sau khi hỏa thiêu, di cốt mẹ tôi được đưa về Plano, Texas theo ý nguyện của người. Một kinh nghiệm nhỏ, tuy lần này tôi không phải chạy đôn, chạy đáo nhưng vì không sắp đặt vấn đề trước với nhà quàn, nên tang lễ của mẹ tôi đã tốn kém gấp 2 lần.

Gần 20 năm qua, mẹ tôi vẫn nằm ở nghiã trang tại Plano, Texas. Mẹ tôi không đơn độc nằm một mình tại đó, vì hai năm sau chú em tôi cũng đột ngột từ giã chúng tôi ra đi theo người mẹ lúc nào cũng mong mỏi được sống gần kề. Mẹ tôi đã toại nguyện về ước vọng cuối cùng. Nghĩa trang Plano có bức tượng hai bàn tay chắp khá lớn tượng trưng cho sự nguyện cầu của các tôn giáo. Tôi tuy không tin tưởng vào tiền thân hay hậu kiếp gì hết, nhưng tôi cũng có tâm trạng giống như nhà văn nói trên. Tôi không hiểu tại sao tôi không áy náy về mộ phần của Ông Bà tôi ở tận miền Bắc xa xôi, hay mộ cha tôi nằm ở nghiã trang Hưng Yên tương tế gần Hóc môn mà lại hướng về Texas.

Trong lòng tôi khắc khoải ưu tư vì mấy năm nay tôi không về thăm mộ mẹ, dù rằng em và cháu của tôi vẫn còn ở gần đó. Tôi muốn mang di cốt của mẹ tôi về gần, nhưng mẹ tôi đâu phải chỉ có sinh ra một mình tôi. May mắn thay, các em tôi tuy không muốn có chuyện di cốt nhưng cũng hoàn toàn đồng ý với tôi . Vợ tôi tùy theo ý tôi định liệu tuy vẫn tin tưởng rằng con đâu cha mẹ đó cho nên hàng ngày vẫn thì thầm khấn vái trước bàn thờ lúc nào cũng đầy hoa quả tốt tươi.

Tôi tuy chẳng tin rằng cuộc đời sống gửi thác về và cũng chẳng nghĩ rằng chuyện có linh hồn là thực. Tôi cho rằng chết là hết, chết là trở về với cát bụi. Tôi hoài nghi về sự tin tưởng ở kiếp sau. Nhưng quả thực nếu khi chết mà đựợc lên chốn bồng lai, tiên cảnh hay được nằm gần cha mẹ anh con con cháu thì còn gì hơn nữa. Tôi không sao giải thích được tâm trạng mâu thuẫn của mình.

Không ai muốn nghĩ và cũng không ai muốn nói đến chuyện chết. Nhưng chuyện đó vẫn xẩy ra như 2 cộng với 2 là 4, chẳng ai tránh khỏi được. Tôi mong rằng khi tôi từ giã cõi đời, mọi chuyên đều đơn giản như cuộc sống bình dị của tôi, không làm phiền lụy đến con cháu. Tôi quan niệm rằng tang lễ chỉ dành cho người sống muốn bày tỏ tấm lòng thương nhớ với người quá cố. Tấm lòng hiếu thảo, quý hóa này chỉ cần cho lúc còn sống, khi chết có lẽ là dư thừa vì người nằm trong quan tài đâu còn biết được gì mọi chuyên bên ngoài . Khi còn sống không thương yêu, hiếu kính thì khi chết đâu cần tang lễ rườm rà, họa chăng chỉ là chuyện phô trương giả nhân giả nghĩa bề ngoài.

Tôi cũng không muốn rằng khi tôi nằm xuống, con cháu tôi còn phải vất vả long đong chạy đầu này đầu kia tìm đất, hay còn phải mất nhiều thì giờ bận tâm và bàn luận cho việc tống táng rườm rà không cần thiết. Tôi đã mua mấy miếng đất nhỏ dùng cho việc hoả táng và chỉ còn chờ ngày di chuyển nắm tro tàn của mẹ tôi và em tôi từ Texas trở về, để sau này khi tôi nhắm mắt suôi tay được mãn nguyên nằm kề bên những người thân yêu.

Placentia 1-02

BÙI XUÂN ĐÁNG

Ý kiến bạn đọc
15/05/201923:47:35
Khách
tác giả suy nghĩ chết là hết ư?.... chết trở về với cát bụi thì đúng vì thân này do tứ đại hợp thành , nhưng chết thì hết thì không ....... nếu hết thì con người cứ sinh sôi nãy nở ra hoài , còn động vật nữa ...... vì tác giả kg hiểu nghiệp là gì và sanh tử luân hồi như thế nào cho nên mới nói chết là hết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,167
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến