Hôm nay,  

Quà Mỹ

12/09/200200:00:00(Xem: 188950)
Người viết: HALE LE

Bài tham dự số: 2-638-vb80908

Tác giả Hale Le, sinh năm 1946, đến Hawaii định cư theo diện H.O năm 1993. “Quà Mỹ“ là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà cho thấy một bút pháp linh hoạt, duyên dáng. Mong bà Lê sẽ còn tiếp tục viết.

*

Bạn cứ suy nghĩ, suy nghĩ thật kỹ rồi hãy nói lại cho đúng.

Giả như hồi đó không có những món quà gởi về từ các nước, nhiều nhất là nước Mỹ, thì thử hỏi cuộc sống của bạn, của tôi của những gia đình chúng ta đi về đâu" Tôi muốn nói lên lời cám ơn những nước đã mở rộng vòng tay đón người tỵ nạn. Tri ơn mọi người, ai đã từng gởi quà: quà vật chất, quà tinh thần về cứu chúng ta qua các cực kỳ khó khăn của những năm tháng đó.

Thế rồi, sau cái ngày, ngày mà người mình gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận, ngày trời sập, ngày điêu tàn, ngày tan thương…bạn với tôi có dịp làm việc chung với nhau. Gù lưng, trương gân, trương cổ, khiêng, vác, đẩy, kéo để kiếm dăm ba ký gạo, gạo mọt, gạo mốc, gạo bông cỏ để nuôi sống gia đình.

Đổ mồ hôi, sôi nước mắt từ sáng sớm cho đến chiều tối, làm quần quật thế mà nhà của bạn, nhà của tôi, nhà của nhiều người đã từ từ trở thành những cái sân banh, trống trơn từ đằng trước ra đằng sau. Đồ đạt trong nhà, bàn ghế tủ giường, nồi niêu soong chảo, cả bàn thờ cũng theo người tập trung cải tạo. Người thì vào trại, đồ đạt thì ra các chợ lề đường, chợ trời.

Ôi! Còn lời nào để diễn tả cuộc sống rách nát hồi đó.

Mỗi lần gặp bạn tôi thường hỏi:

- Sao rồi, còn cầm cự được bao lâu nữa"

Bạn trả lời:

- Túng thiếu, thê thảm, te tua, tồi tệ. Rồi bạn cười mà mặc buồn xo.

Có lần bạn nói:

- Đói chi, mà đói lạ, tàn tạ, teo tôm.

Tôi bật cười hỏi:

- Mình có tôm đâu mà teo"

Bạn nhanh nhẩu trả lời:

- Kinh tế này đã ảnh hưởng sâu trong lòng người phụ nữ.

Trong những lúc như thế, cái tiếu lâm của bạn đã cho tôi những nụ cười, và cũng giúp tôi hằn sâu trong trí nhớ những xót xa, đắng cay…

Chúng ta đã từng đi qua những con đường mà mỗi căn nhà là mỗi cửa hàng. Sáng khiêng ra, tối khiêng vào, khiêng hết đồ trong nhà ra mà bán. Người bán hàng là cả gia đình: vợ chồng, con cái, lớn nhỏ. Mặt mày người nào cũng càng hốc hác, xanh xao. Họ đã bán đi từng món duy nhất, đầy kỷ niệm và đã tiếc từng khúc ruột.

Chúng ta đã từng đi qua những quán ăn không giống ai, vài cái ghế bên đường, nữa con gà ốm, vài trăm gram thịt đã đổi màu tanh tưởi, treo lủng lẳng gió bay.

Ai đã từng sống qua những năm tháng đó mới thấu hiểu nổi tuyệt vọng trong cảnh đọa đày…

Thế rồi như một liều thuốc hồi sinh: Quà Mỹ. Hai chữ Quà Mỹ trở thành nguồn sự sống, niềm hy vọng cho tất cả mọi người.

Người đến phi trường Tân Sơn Nhất, người ra bưu điện thành phố, người qua kho Khánh Hội. Họ sắp hàng dài, hàng năm, hàng mười để chờ lãnh quà thân nhân từ các nước gởi về. Thùng to, thùng nhỏ, thùng nặng, thùng nhẹ, thùng nào cũng đầy ấp tình thương.

Thế là người mình lại mừng rơi nước mắt. Thấy quà là hết đói. Không ăn cũng no. Chở về cho gia đình mọi thứ: TV, radio, cassette, quần áo, vải vóc, giày dép…cho đến cây kim, cuộn chỉ, tất cả mọi thứ. Thứ gì bên đó có thì bên mình có. Bất cứ nơi đâu có người Việt tỵ nạn là có quà.

Trời đã ngó lại người ngay mắc nạn. Dễ thở rồi. Mấy chốc quà Mỹ đã tạo nên những khu phố tấp nập người mua bán. Chợ Huỳnh Thúc Kháng, chợ kim khí điện máy đường Hồng Bàng, chợ An Đông… chợ nào cũng có bán hàng từ những thùng quà Mỹ.

Quà Mỹ tạo nên công việc làm ăn cho nhiều thành phần trong xã hội. Người học trò nhận được quà Mỹ trả thêm tiền thù lao cho thầy giáo. Người bác sĩ có thuốc để chữa bệnh. Người bán hàng ăn uống có nhiều khách. Người buôn, kẻ bán giúp bác phu xe rước được nhiều mối chở hàng, không còn phải cảo khắp các nẻo đường.

Đời sống tinh thần được linh hoạt hơn nhờ những bản tin qua đài tiếng nói Hoa Kỳ. Tin những người vượt biển được tàu Mỹ cứu vớt, tin về những hoạt động của cộng đồng người Việt ở Mỹ để các chương nhân đạo được thực hiện. Những tin tức đã làm quà tinh thần cho chúng ta sống và hy vọng. Rồi quà Mỹ tạo điều kiện cho người tìm đường vượt biên. Rồi quà Mỹ giúp người lên đường đoàn tụ.

Làm sao quên được những tâm tình:

- Những thùng quà lớn này chị gởi về để em bán mà làm giấy xuất cảnh, chạy dịch vụ cho diện H.O. Mấy thùng kia để em sửa soạn lại bàn thờ, mồ mả cha mẹ trước khi lên đường đi tỵ nạn.

- Mẹ đã già chẳng còn làm được nhiều. Nhờ biết tiết kiệm trong số tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ hàng tháng, mẹ gởi quà về cho các con đây.

- Anh biết em phải bán ra tất cả, quà gởi về con chỉ được nhìn thôi.

Thế rồi tôi gặp lại bạn trong những ngày mới, ngày mà người mình sống nhờ hơi thở từ những thùng quà. Bây giờ bạn không còn te tua, tả tơi như trước. Bộ đồ "bang chủ cái bang" của bạn đã được thay thế bằng quần jean áo pull bảnh bao, thơm mùi Mỹ. Túi áo bạn bè lòi ra gói thuốc lá Lucky, làm may mắn cho cuộc đời.

- Ê, hồi này mày làm gì mà khá vậy"

- Bán thuốc Tây. Dược sĩ chợ Trời!

Đưa ngón tay cái lên, bạn lại tếu:

- Mai anh dợt em in như Mỹ, ui sướng a (Made in USA).

Bạn cười tươi:

- Tiền tài thì tàm tạm thôi.

Nhờ những thùng thuốc Tây bên đó gởi về mà bạn đã trở thành người thông thái. Bạn đã thuộc lòng rất nhiều tên thuốc và cách chữa trị. Ai cần bất cứ loại thuốc gì là bạn có ngay.

Bạn chạy qua chợ Tân Định, bạn tạt xuống chợ Tân Bình bằng xe Honda không chậm trể. Bạn lại ghé chợ Nguyễn Thông lấy thêm sữa cứu thằng cháu suy dinh dưỡng gần bại liệt.

Bạn đã trở thành người rộng lượng, biết chia xẻ cho mọi người. Qua rồi thời kỳ thủ kỹ hột muối, củ khoai.

Quà Mỹ đã thật sự làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Thay đổi con người từ phương diện vật chất đến tinh thần.

Người mình đã không quên lòng nhân đạo của các nước có người Việt tỵ nạn. Bất chấp những khó khăn, hù dọa, họ trở lại những nơi thờ phượng: Chùa, Nhà thờ… để cầu nguyện. Cầu xin Ơn trên che chở, ban nhiều phước lành cho các quốc gia và cho bà con mình ở phương xa.

Ai cũng mong có cơ hội được ra đi để làm người gởi quà cho người khác. Họ tin chắc chắn rằng ánh sáng tình thương từ nước Mỹ sẽ mãi mãi tỏa khắp mọi nơi. Ai biết hướng về nước ấy sẽ được nhiều an toàn, hạnh phúc.

Bạn cứ thử nhìn, nhìn lại trên người bạn, gia đình bạn, xã hội bạn đang sống, có thứ gì mà không liên hệ đến quà Mỹ" Quà Mỹ ngày nay là tiền, là đôla, là huyết mạch sự sống của cả thế giới.

Ở đâu cũng đang mong chờ ở Mỹ viện trợ. Ở đâu cũng cần đôla và chính phủ Mỹ vẫn luôn luôn nhân đạo, để đồng đôla chu du khắp thế giới như những món quà ra đi không bao giờ trở lại.

Bây giờ tôi xin hỏi bạn:

- Nhà ai mà ngày nay bạn có nhà cửa khang trang, có xe hơi, có đủ mọi thứ tiện nghi. Con cái bạn được nên người xứng đáng, học hành đổ đạt"

Đừng vội quên. Đừng bắt chước lũ khỉ hươu chân, hươu tay mà bô bô "Bàn tay ta làm nên tất cả". Những kẻ vô ơn rồi sẽ tan tành, tiêu tan tiếp tục.

Phải nhớ rằng tất cả đến từ tình thương và sự ban cho. Phần lớn đã đến từ một nước mà hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có người là công dân của nước đó: Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Hale Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,477,149
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến