Hôm nay,  

Tưởng Niệm Ngày 9-11: Em Không Bao Giờ Trở Lại

10/09/200200:00:00(Xem: 331172)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài tham dự số: 2-637-vb70907

Tác giả Nguyễn Hữu Thời, là tác giả nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Trước 1975, ông là cựu sĩ quan, cựu giáo chức VNCH, hiện đang làm công việc một chuyên viên điện toán. Bài mới nhất của ông viết để tưởng nhớ ngày khủng bố nổ xập World Trade Center ở New York, ngày 11 tháng 9 năm 2001, với lời ghi nguyên văn như sau “Nhớ lại ngày này năm qua và xin cầu nguyện cho vong linh của hơn ba ngàn nạn nhân trong số đó có Jenny Berube vị hôn thê của bạn tôi Dennis De Fronzo đã bị bọn khủng bố cuồng tín giết hại một cách dã man, thảm khốc hôm 11 tháng 9 năm 2001 tại World Trade Center ở New York.

*

Sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001. Dennis đứng tần ngần nơi bãi đậu xe phi trường Boston, chàng nhìn những hành khách đi tới, đi lui, có người hấp tấp, có kẻ thảnh thơi, nhàn nhã.

Cảnh sinh hoạt phi trường nơi đây khác hẳn phi trường Los Angeles. Phi trường ở Los lúc nào cũng ồn ào, tấp nập, vội vã. Phi trường Boston này có cái dáng riêng của nó: trầm lặng, tà tà, không rộn rịp, không hối hả, không hấp tấp, vội vàng.

Mấy phút trước đây chàng vừa tiễn Jenny trở về Los Angeles. Nàng đến đây từ nhiều tuần trước và hàng ngày tới trường Harvard dự lớp bổ túc ngắn hạn cho chương trình học Ph.D của nàng về môn xã hội sắp hoàn thành vào tháng Tư năm tới (2002). Dennis còn cảm thấy âm ấm nơi ngực chàng và hơi hướng thơm thoáng thoảng mùi con gái của Jenny phảng phất quanh đây khi nàng ôm chặt (hug) chàng trước khi vội vã quay đi tới trạm cuối xuất trình vé để lên máy bay. Khi đã đứng xếp hàng trong hàng nàng còn hớn hở, tươi cười quay đầu lại vẫy tay chào chàng lần nữa và nói với theo:

- Về tới Los em sẽ điện thoại cho anh ngay.

- Cảm ơn em, anh chờ em đó.

Thoáng chốc nàng đã mất hút sau khoảng hành lang dẫn vào lòng máy bay.

Dennis đã bao lần đưa tiễn Jenny ở phi trường này nhưng hôm nay sau khi nàng từ giã không hiểu tại sao khi lên xe trở lại nhà chàng cảm thấy ngập ngừng, do dự. Chàng uể oải mở cửa xe bước lên nổ máy rồi tắt máy đẩy cửa bước xuống. Lại bước lên rồi nổ máy rồi tắt máy bước xuống. Chàng nhẩn nha, ngập ngừng, thong thả cố kéo dài thời gian còn lại trong khu vực phi trường để chờ cho chuyến bay có Jenny đi cất cánh, nhưng mười phút lại có một chuyến bay lên biết chuyến nào nàng đi. Nghĩ như vậy chàng quyết định trở về nhà.

Vừa lái xe ra khỏi vùng phi trường chừng mười lăm phút Dennis bỗng nghe tiếng xướng ngôn viên loan báo trên radio chuyến bay 11 của hãng hàng không American Airlines cất cánh từ phi trường Boston đi Los Angeles bị không tặc cưỡng đoạt buộc bay về hướng New York và lao vào Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Center) gây nên một tiếng nổ lớn và phát cháy dữ dội.

Mười lăm phút sau một phản lực cơ khác của hãng hàng không United Airlines lao vào tháp thứ hai cạnh đó. Chiếc thứ ba cũng của hãng hàng không American Airlines chuyến 77 cất cánh từ phi trường Dulles cũng đi về Los đâm đầu vào Ngũ Giác Đài và phi cơ thứ tư của United Airlines cất cánh từ phi trường New Mark đi San Francisco chuyến bay 93 rơi xuống khu rừng phía Nam thành phố Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania. Toàn là những tin khủng khiếp, kinh hoàng!

Dennis bàng hoàng, tinh thần bấn loạn, chàng tưởng tượng ra trong số những hành khách đi trên những chuyến bay đó có Jenny. Nàng khiếp đảm, kinh sợ biết chừng nào khi biết mình sắp chết mà không làm sao có một phản ứng gì để tự vệ, nhắn gởi hay trăn trối gì cho chàng, cho cha mẹ, anh em, thân nhân và bạn hữu…Nghĩ tới đó chàng thấy người run lên, tim đập mạnh. Nổi căm phẩn và uất hận bọn khủng bố dồn lên đầu chàng nhức như búa bổ.

Hành khách đi trên máy bay và những người đang làm việc tại World Trade Center là những thường dân vô tội. Họ là những người mẹ đi về với gia đình, với chồng con, thân nhân đang chờ đợi ở nhà sau những ngày xa vắng vì phải đi công vụ cho sở làm hay buôn bán, thăm viếng bà con, bạn bè. Những sinh viên, học sinh, giáo sư đi quan sát, nghiên cứu, tìm kiếm đề tài, tài liệu để viết về luận đề, luận án cho chương trình học của mình hoặc dùng làm tài liệu giảng dạy. Những người cha, người chồng được nghỉ phép về thăm vợ con, nhà cửa mang theo những gói quà lỉnh kỉnh, hớn hở đứng chờ nơi trạm hành lý trước khi lên máy bay. Những ông bà cụ già sau đã được hưu trí sau mấy mươi năm làm việc vất vả, cực nhọc giờ là lúc họ được thảnh thơi đi du lịch đây đó chiêm ngưỡng những cái đẹp, cái hay, những danh lam, thắng cảnh, những kiến trúc vĩ đại văn minh của loài người, những di tích lịch sử quý giá trước khi họ từ giã vĩnh viễn để đi vào một thế giới khác. Những phi công dân sự với nhiều năm kinh nghiệm nghề nghiệp mặc đồng phục trắng, quần xanh đậm, đầu đội mũ kết-pi, vai gắn đẳng cấp, chân mang giày da, tay xách chiếc cặp nhanh nhẹn, vui vẻ làm nhiệm vụ một cách hoàn hảo, những chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp trên môi luôn nở nụ cười nhẹ nhàng bước đến nơi ghế ngồi hành khách giọng nói êm ả, tiếng nhỏ nhẹ nghe bên tai: "Ông, bà, cô, cậu dùng trà hay cà phê, nước ngọt…." Họ cũng là những người dân của nhiều quốc gia trên thế giới và những người Mỹ của nhiều chủng tộc khác nhau đến đây làm việc để đóng góp phần nào vào sự sinh hoạt của xã hội loài người và mưu tìm sự sống cho gia đình mình. Họ là những người lính chữa lửa, những cảnh sát, những bác sĩ y tá đầy lòng nhân đạo, bác ái có thừa cam đảm, tận tụy với công việc bất chấp sự an toàn đến tính mạng mình xông vào nơi đang khói lửa mịt mù mong cứu giúp những nạn nhân đang trong cảnh "dầu sôi, lửa bỏng" cái chết gần kề! Thoáng chốc thân thể họ đã cháy thành tro bụi hay vùi sâu dưới đống gạch vụn, sắt thép đổ nát ngổn ngang kia. Họ bị hỏa thiêu hay bị vùi dập tức tưởi một cách dã man, tàn bạo mà không một lý do chính đáng nào cả! Họ bị giết chết một cách oan uổng mà không biết mình bị gắn vào tội gì" Còn gì bất công và khủng khiếp hơn nữa! những kẻ khủng bố bọn chúng nhân danh gì đây mà ra tay giết chết người vô tội hàng loạt như vậy! Những tên khốn kiếp ấy không thể nhân danh tôn giáo, thánh chiến, thượng đế để gây ra những tội ác khủng khiếp, tày trời như vậy. Dù những học giả uyên thâm, tài ba của Việt Nam và Thế Giới có biện minh, giải thích, bình luận gì đi nữa cũng gọt rửa phần nào tội ác ghê tởm của bọn khủng bố. Những người này cho rằng biến cố hôm 11 tháng 9 năm 2002 tại World Trade Center, New York là sự đụng độ giữa phe bảo thủ tân tín điều (Fundamentalism) trong đạo Hồi giữa hệ phái Wahhabism tại Saudi Arabi (Trung Đông) mà tên Osama Bin Laden là đại diện với thế giới tự do mà Hoa Kỳ là đại diện hay là một sự va chạm mãnh liệt giữa văn minh, văn hóa Tây phương và văn minh, văn hóa hồi giáo (Tập san Tư Tưởng số 16 & 17 ngày 20 tháng 11 năm 2001). Dù là lý do gì đi nữa thì sự giết hại những hành khách vô tội đi trên máy bay và những người dân đang làm việc ở World Trade Center, những cảnh sát, những người lính chữa lửa đang làm nhiệm vụ là một hành vi dã man, vô nhân đạo, một việc làm tàn ác không tiền khoán hậu, khủng khiếp mà thế giới văn minh của loài người không thể nào chấp nhận được, không thể nào tha thứ được. Hành động của bọn khủng bố phải bị lên án, phải bị phỉ nhổ, phải bị tẩy trừ, phải bị nguyền rủa muôn đời.

Dennis miên man nghĩ ngợi và lái xe về đến nhà lúc nào không rõ. Chàng vội thu xếp một vài vật dụng cần thiết và thẳng đường lái xe đến New York may ra tìm được tin tức, dấu vết gì của Jenny. Trời mưa rã rích, gió lạnh thổi từng cơn, tin tức nàng biệt tâm vô tín. Dennis thất vọng đi thất tha, thất thểu, hai tay ôm cái hình của Jenny và lẩn vào đoàn người cùng đi tìm thân nhân như chàng. Gặp ai chàng cũng hỏi: "ông, bà, cô, cậu, anh chị có gặp cô gái này ở đâu không" cô ta đâu rồi" Dennis nghẹn ngào, than khóc kể lể: "Jenny, em đi đâu rồi" có phải em đã bị chôn vùi dưới đống gạch, sắt, đá đổ nát kia thân thể em bị dập nát hay đã thành tro bụi hiện đang bay trên vòm trời New York. Linh hồn em đi về đâu" Sao em ra đi tức tưởi không một lời nhắn gởi, không một câu nói giã từ" Mấy giờ trước đây em còn hiện hữu trên mặt đất này mà! tiếng em nói lời tạm biệt khi sáng còn văng vẳng bên tai anh mà! Tương lai của em, mộng ước của em, tuổi hai mươi sáu em có bao nhiêu ước mơ tươi đẹp. Em chăm chỉ, cần mẫn học hành, ngày giờ rãnh rỗi cuối tuần là em làm công việc từ thiện, xã hội và thường năng đến chùa chiền, thánh đường cầu nguyện. Em chưa được hưởng trọn vẹn một ngày vui nào, một ngày hạnh phúc nào trên cõi đời này. Dự tính, ước mơ ngày hợp hôn của chúng ta sao tan vỡ nhanh vậy" Ai đã nhân danh gì cướp mất cuộc sống tươi đẹp đầy tương lai huy hoàng của em" Ai sẽ đòi họ trả lại cho em dù anh phải bước vào chảo dầu đang sôi, đống lửa đang cháy".

Dennis thẩn thờ đi trong mưa bụi, trong cái lạnh đầu mùa ở New York, trong cái đau thương cùng khắp! Cái đau thương của Dennis, sự mất mác vĩnh viễn Jenny làm chàng liên tưởng đến hơn ba ngàn nạn nhân cùng chung số phận với Jenny phút chốc họ đã biến thành tro bụi! Còn gì uất hận và đau thương hơn nữa.

Nước Mỹ với truyền thống tự do, dân chủ và là chỗ dung thân của những người tỵ nạn CS, tỵ nạn độc tài, cho những người bị áp bức trên khắp thế giới. Nước Mỹ luôn luôn mở rộng vòng tay đón tiếp những người tỵ nạn, những di dân hợp pháp. Tuy nhiên vẫn không thiếu trường hợp những kẻ khủng bố, những kẻ bất lương lợi dụng lòng nhân đạo ấy xâm nhập vào nước Mỹ bằng cách này hay bằng cách khác để gây nên những tội ác tày trời, thật là khủng khiếp, thật là dã man mà ta đã thấy hôm 11 tháng 9 năm 2001 ở New York.

Năm 1980 Fidel Castro chủ tịch cộng đảng Cuba đã lợi dụng sự dễ dãi, rộng rãi trong việc di dân thời tổng thống Carter chấp nhận cho một số dân Cuba có thân nhân là những người Mỹ gốc Cuba di dân sang Mỹ. Tên này đã tương kế, tựu kế liền mở cửa nhà tù và nhà thương về bệnh tâm trí ở Havana cho vượt biên sang Mỹ 125,000 người mà một nữa là những tù nhân đang thọ án với những tội hình sự rất nặng và những người bị bệnh thần kinh. Những thành phần này đến Mỹ đã gây ra biết bao là phiền toái, rắc rối cho cơ quan công lực và y tế Mỹ lúc đó. Chúng đốt phá những trạm tạm cư rồi trốn ra khỏi trại và trộn vào dân chúng cướp bóc, hãm hiếp, giết người và gieo rắc bao tai họa, tội ác khủng khiếp cho những người dân ở đây. Các cơ quan công lực Mỹ đã phải rất vất vả, tốn kém bao ngân quỹ mới dẹp yên. (The Electronic passport to Fidel Castro của Mike Dowling 1988. Cuban refugees: a lot of hope. Newsweek March 9, 1981. Men without country: 1774 jailed Cuban refugees. The New York Times Dec 8, 1980. Paul L. Montgomery. Air and Sea hunt continues for exiles Cuba deported. The New York times April 27/1981. The Real life in Castro's Cuba 1981 của Catherine Moses). Thêm nữa, Fidel Castro cũng đã từng giúp đỡ và che chở nhóm khủng bố ly khai Basque phía Tây dãy Pyrence trong vịnh Biscay ở châu âu, cho những thành viên khủng bố Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan, cho bọn du kích cánh tả ở Colombia (Nam Mỹ) chuyên ám sát, phá hoại chính quyền hợp hiến của nước này, cho những điệp viên của Iran chuyên lấy tin tức tình báo của các nước Tây phương để chờ dịp là ra tay phá hoại, khủng bố (Los Angeles Times số ra ngày 12 tháng 8 năm 2002 trang nhất với nhan đề: Debate Over Tying Cuba to Terrorists" của ký giả Paul Richter Times Staff Writer).

Tổ tiên ta thường dạy: "Gieo gió gặt bảo" và trong kinh nhà Phật cũng có câu tương tự "Gieo nhân nào gặt quả nấy". Những kẻ khủng bố, những kẻ làm điều ác không chóng thì chày đều phải trả một giá rất đắt mà không thể nào lường trước được, không thể nào tránh khỏi được. Đó là quy luật nhân quả của loài người vậy.

NGUYỄN HỮU THỜI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến