Hôm nay,  

Killing Me Softly With His… Food

06/09/200200:00:00(Xem: 160385)
Người viết: DUKETIN
Bài tham dự số: 2-633-vb80901

Tác giả DukeTin từ Dallas gửi bài qua eMail. Ông tự giới thiệu: qua Mỹ 20 năm. Kỹ sư về truyền thông, tuổi gần bốn bó. Hiện đang ... thất nghiệp." Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Bài ngắn, nhưng duyên dáng, vui vẻ. Mong Ông sẽ tiếp tục viết thêm.

*

An apology to Norman Gimbel, author of the song "Killing Me Softly With His Song"
DukeTin

*

Ông bà mình xưa có câu "Tham thực cực thân" thật là hay.

Lúc còn đôi mươi ăn uống chẳng thèm kiêng cử gì. Đến gần năm bó bắt đầu đổ bịnh vì qúa mập. Mà chẳng trách được, ăn đứng đầu trong "tứ khoái" nên ai ai cũng ... khoáị

Theo thống kê mới nhất đây, dân Mỹ -trong đó chắc cũng tính cả Mít ta- được xếp hạng "nặng kí" nhất thế giới; Gần 60 phần trăm trên số kí ấn định theo chiều cao tương xứng.

Bây giờ hầu như bà con đều biết rằng nguyên do chính gây ra những bệnh huyết áp cao (high blood pressure), mỡ máu cao( high Cholesterol), v...v..., đều bắt nguồn từ ăn uống qúa mức và qúa mập.

Ừ nhỉ! không biết nguyên do gây mập bắt nguồn từ đâu"

Nhớ lại mươi năm trước đây, thời kinh tế thịnh vượng, nhà hàng mọc lên như nấm. Mà toàn là loại Buffer không a. Khởi đầu từ những Chinese Restaurants, sau đó đến các nhà hàng Mĩ như Furr's, Golden Carol, CiCi pizzạ vì muốn cạnh tranh giành khách. Mỗi tuần đi làm, bạn bè thường rủ nhau đi ăn trưa hết tiệm buffer này đến tiệm buffer khác. Mà cũng tiện thật, tiền ai nấy trả - Ở Mĩ chơi kiểu Mĩ mà.

Vô tiệm, đưa tới bàn ngồi xong là nhào vô quầy lấy đồ ăn ngay; chẳng phải lo chọn món ăn lôi thôi từ menu, mất thời giờ. Ui choa ơi! cả trăm thứ món, tha hồ mà nếm thử. Hết đĩa này thì đứng lên lấy đĩa khác. Đĩa đã có hầu bàn thu ngay khi mình đứng lên đi lấy đồ ăn rồi. Thế là chẳng biết mình đã đớp hết mấy đĩa! Ăn ít thì thấy tiếc tiền, ăn cho đã no thì thôi. Người người ra vào tấp nập, quần dây thung, aó T-Shirt rộng chẳng còn lo chi... chật bụng.

Đã thế cuối tuần dự tính sẽ ỏ nhà "excercise" cho tiêu hết số kí tăng lên trong tuần, chẳng may bà xã sợ dơ bếp nên vợ chồng con cái lại kéo nhau đi... buffer nữa. Rồi tiệc này đám nọ liên miên, đồ ăn hả hê. Cả tuần đi làm mệt nhọc đâm lười tập thể dục. Con cái ăn xong lại nhào vô game hoặc TV. Người cứ từ từ phì ra. Chưa kịp tập cho cái mập hôm trước mất đi thì hôm sau lại ăn thêm chồng lên cái mập nữa. Đã mập rồi mà muốn gầy lại không phaỉ dễ dàng đâu.

Cái vòng "luẩn quẩn ăn mập - mập ăn" cứ tiếp diễn ngày nọ qua ngày kia. Quần áo cứ chật ra mà chưa hiểu rõ nguyên do" Vợ cho là vải ở bên này sao hay co quá. Chồng thì khoa học hơn cho rằng trọng lực của trái đất tăng lên nên kéo bụng mình xuống! Do đó quần áo mau chật. Vợ chồng suýt nữa ra tòa ly dị vì không ai chịu ai sai với lý lẽ của của mình.

Một hôm đi ăn về tình cờ nghe bản nhạc "Killing Me Softly With His Song" rồi xoa bụng và mỉm cười nghĩ thầm hay là "Killing Me Softly With His ...food" mà mấy anh đầu sỏ Trung Quốc đang đầu độc dân Mỹ như dân Ăng Lê đã làm trước đây trong Chiến Tranh Nha Phiến. Thanh niên Trung Quốc lúc đó không còn nhuệ khí chống ngoại xâm vì bị đầu độc bởi nha phiến. Biết đâu bây giờ Trung Quốc cũng muốn đầu độc dân ta ở Mĩ để ta mất hết nhuệ khí "Trả Ta Sông Núi""

Nghe cũng có lí đấy. Mập qúa chậm chạp khi ra chiến trận chỉ làm bia cho địch thôi. Bệnh họan đủ thứ, tiền chi nhà thương cũng đủ sạt nghiệp. Không có bảo hiểm thì trở thành gánh nặng cho chính quyền. Chính quyền lo chi phí cho Medicare nhiều hơn Quốc Phòng. Đất nước không hùng mạnh vì tối ngày dân chỉ lo ... ăn.

Ông bà mình còn có câu hay hơn nữa kià "Miếng ăn là miếng nhục". Ừ nhỉ, chợt bừng tỉnh, mình đâu phải chỉ lo ăn cho mập đâu. Tổ Quốc Việt Nam đang mong chờ ta xây dựng Dân Chủ Tự Do cho đất nước. Nuôi nhuệ khí kiên cường bảo vệ non sông gấm vóc và hiên ngang tranh đấu Trả Ta Sông Núi. Không lẽ ta cứ để nó "Killing me slowly and softly with his ...food".

Dallas, Hè 2002

DukeTi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến