Hôm nay,  

Xin Tạ Ơn Đời

30/08/200200:00:00(Xem: 191292)
Người viết: Phan Tịnh Tâm
Bài tham dự số: 2-626-vb60823


Tác giả Phan Tịnh Tâm, sinh năm 1960 tại Đà Nẵng, sống và làm việc tại Los Angeles.
Bà đã góp 5 bài viết về nước Mỹ, kể về một người bạn mà bà thân thương. Sau đây là bài viết thứ 6.

Phụng chào đời vào đầu mùa hạ ở nhà bà ngoại cạnh chùa Diệu Đế, ngày đó sở nấu dầu khuynh diệp của ba Phụng đã bị Tây đốt, gần đến ngày sinh mẹ về Huế nương nhờ nhà bà ngoại, mẹ không có tiền vô nhà bảo sanh, cách nhà ngoại của Phụng mấy căn là nhà dì Nguyện, cô đở của bà con nghèo xóm vạn đò, dì Nguyện sang thăm mẹ Phụng rồi dặn:

- Khi mô chị chuyển bụng chị kêu em sang đỡ chị, nhờ ơn trời sau này chị khá chị giúp em sau.

Phụng đã chào đời trong vòng tay nhân ái của dì Nguyện. Một tháng sau ngày sinh Phụng ba Phụng xin làm thư ký cho ty công chánh tại Đà Nẵng, cả gia đình dọn vào Đà Nẵng, mẹ Phụng bán gạo đã có đồng ra đồng vào, nhớ ơn xưa lần nào ra Huế thăm ông bà ngoại mẹ Phụng cũng biếu dì Nguyện một chút đỉnh tiền.

Ngày ông ngoại mất, Phụng đã được 10 tuổi, Phụng theo mẹ ra Huế phục tang ông ngoại, dì Nguyện sang thăm rồi dắt Phụng về nhà dì, dì đã mua sẵn mấy chén chè bày trong cái trẹt đan bằng tre, Phụng ăn chè trong vòng tay dì Nguyện, vòng tay của dì ấm và êm như vòng tay của mẹ Phụng.

Tháng 11 năm 1972 chồng Phụng tử trận, mấy tháng sau Phụng đem sổ quả phụ và sổ cô nhi đến ty ngân khố lãnh tiền, sáng sớm đến nơi đã thấy bàn cô nhân viên phát tiền có chồng sổ cao ngất đang xếp hàng chờ, Phụng nộp sổ rồi ra bóng mát đứng chờ, nữa giờ sau Phụng nghe tiếng mấy bà quả phụ chung quanh:

- Cô Châu đến rồi mấy bà ơi.

Tiếng cô nhân viên:

- Các bà giữ trật tự dùm để nghe đọc tên.

Phụng nghe giọng nói quen quen nên tiến đến cùng lúc cô nhân viên ngẩng đầu lên và quýnh quáng:

- Trời! Phụng, anh Nghĩa mất lúc nào, sao Phụng không nói Châu biết, sổ của Phụng đâu" Nộp đây hả" Mấy bà làm ơn chờ chút, miệng nói tay Châu lục tìm sổ của Phụng, đếm tiền giao cho Phụng xong Châu dặn:

- Lần sau đến lãnh tiền Phụng đừng nộp sổ nghe, chờ Châu đến, Phụng chỉ biết cám ơn bạn rồi cầm sổ và tiền ra về, mắt Phụng đỏ hoe và mắt Hồng Châu cũng đỏ hoe vì thương bạn.

Tháng 3 năm 1975 Phụng đến nhờ Hồng Châu chuyển dùm hồ sơ Phụng vào Saigon, trước đó nữa tháng Phụng đã lãnh tiền và còn hai tháng rưỡi nữa Phụng mới được lãnh tiếp nhưng Châu biểu Phụng chờ Châu vô xin ông trưởng phòng cho Phụng mượn tiền trước để làm lộ phí, chờ bên ngoài Phụng nghe Châu đang lớn tiếng với ông trưởng phòng:

- Ông không ứng tiền trước cho người ta rồi tiền mô người ta đi, đi bộ từ đây vô Saigon hả"

Một lát sau Hồng Châu ôm tiền ra trao cho Phụng, lần đó là lần cuối Phụng gặp Hồng Châu, sau này từ Mỹ về Phụng hỏi thăm Ái Liên tin tức của Hồng Châu được biết sau biến cố 75 mấy năm sau Hồng Châu vượt biên và hiện đang định cư tại Mỹ.

Đang mùa lễ vu lan, nhớ chuyện xưa và nhớ đến ơn của Hồng Châu Phụng chỉ biết cầu xin ơn trên gia hộ cho bạn mạnh khỏe bình an nơi xứ người.

Phụng quen Hồng Châu qua Ái Liên vì Hồng Châu học Phan Chu Trinh còn Phụng và Ái Liên học bán công, những buổi chiều nghỉ học Liên và Châu vẫn đến nhà Phụng, ba đứa xuống bếp lục cơm nguội với cá bẹ kho ngồi ăn dưới bóng mát cây khế sau vườn, sẵn đường với đậu xanh mẹ Phụng bán Phụng lo nấu chè để hai bạn ăn cơm xong có món tráng miệng.

Một lần Phụng làm ổ rau câu thật đẹp mời Ái Liên với Tống Minh Sơn, Hồng Châu với Cường đến nhà ăn, ngồi trước sân nhà chờ bạn đến Phụng thấy hai tà áo dài trắng của Hồng Châu và Ái Liên đang quấn quít với bộ đồng phục quần xanh áo trắng của Sơn và Cường, hình ảnh các bạn đi trong nắng với tình yêu của tuổi học trò, chắc chắn là không có hình ảnh nào đẹp hơn.

Thời gian qua mau, Ái Liên đã có chồng và đang hạnh phúc bên chồng con, Cường đã là ông luật sư đang có văn phòng tại Đà Nẵng còn bạn Tống Minh Sơn thì đã vĩnh biệt bạn bè vì tai nạn giao thông lúc đang học luật tại Saigon.

Đầu năm 1993, ba mẹ con Phụng được phái đoàn Mỹ gọi phỏng vấn để đi Mỹ, lúc được phỏng vấn bé Châu con gái đầu của Phụng đã quá 21 tuổi, những ngày đó Phụng buồn nhiều hơn vui khi nghĩ đến cảnh phải bỏ bé Châu lại để đưa cu Ngọc đi Mỹ, hằng đêm Phụng vẫn cầu nguyện với hy vọng mong manh là bé Châu sẽ được đi cùng mẹ và em.

Ngày phỏng vấn, ba mẹ con dắt díu nhau ra sở ngoại vụ, bước vô phòng Phụng thấy có ông Mỹ đã lớn tuổi và cô thông dịch ngồi bên cạnh nhưng chỉ ngồi làm cảnh vì ông Mỹ phỏng vấn ba mẹ con Phụng bằng tiếng Việt, ông Mỹ hỏi đến đâu Phụng trả lời đến đó chứ không dám xin gì vì Phụng nghe nhiều người nói người Mỹ làm việc chỉ chiếu theo giấy tờ không có tình cảm, phỏng vấn xong ông Mỹ nhìn bé Châu một lúc rồi ông cầm hồ sơ đứng lên nói với Phụng:

- Chị chờ tôi mười phút, tôi xin ông trưởng đoàn để cháu gái được theo mẹ.

Mười phút chờ đợi của Phụng và có lẽ của cả những người mẹ có hoàn cảnh như Phụng lâu thật lâu, rồi ông Mỹ trở về, vừa bước vào cửa, ông nói ngay:

- OK. OK! Ông trưởng đoàn đã chấp thuận cho cháu gái được theo mẹ.

Phụng chảy nước mắt vì mừng và không biết nói gì hơn là biểu cả hai cháu khoanh tay cám ơn ông và cô thông dịch.

Phỏng vấn về hai đứa con của Phụng vẫn đi làm tại xí nghiệp giày da Legamex cho đến ngày cuối 29/3 cháu Ngọc vào xí nghiệp xin ông trưởng phòng cho nghỉ việc và xin lãnh lương để khuya 30/3 lên máy bay xuất cảnh ông trưởng phòng tưởng Ngọc đùa hỏi lại lần nữa:

- Lúc nào em đi"

- Dạ! Khuya ngày mai em đi.

- Sao giờ này còn đến đây làm, bé Châu chị của em có đi không"

- Dạ! Cả hai chị em cùng đi.

Ông trưởng phòng vội vàng lục hồ sơ của hai chị em tính tiền phát lương.

Cũng từ chuyện phỏng vấn, Tết rồi Phụng về Việt Nam được tin bà Hồng ở cạnh nhà anh Sơn đã xuất cảnh đi Mỹ, Phụng nghe chị Kim trong xóm kể lúc bà Hồng đến sở ngoại vụ chờ phỏng vấn, bước vô phòng gặp ông Mỹ, ông Mỹ hỏi:

- Bà đi đâu đây"

- Dạ! Tui có giấy gọi phỏng vấn.

- Nhưng đây là văn phòng làm việc chứ đâu phải phòng ngủ nhà bà mà bà mặc đồ ngủ đến, nói xong ông Mỹ mời về và cũng may bốn tháng sau bà Hồng được gọi cho phỏng vấn lại.

Trước ngày bà Hồng đi Mỹ, giữa trưa trời Saigon nóng và bụi vì khói xe, Phụng ra cửa tính đi chợ Tết thì gặp bà Hồng đầu đội nón, tay mang găng và miệng mang khẩu trang, Phụng đùa:

- Chị Hồng đi mô mà mang khẩu trang kín mặt giống "điệp viên 0-0 thấy" rứa"

- Tui đi…hít thở không khí trong lành.

Năm 1981 mẹ Phụng qua đời, mẹ mất một thời gian Phụng xin làm cho phòng mạch tư của bác sĩ Trần ở đường Hùng Vương, trước khi đi làm Phụng dắt bé Châu và cu Ngọc qua lô X đối diện nhà Phụng gởi hai cháu cho bác Lan, bà cụ hàng xóm mà Phụng vẫn xem như bà mẹ thứ hai của mình:

- Mạ ơi! Bắt đầu chiều mai con đi làm đến 8 giờ tối con mới về, mạ cho con gởi hai cháu, hai cháu ở nhà có ai ăn hiếp cháu mạ để mắt dùm con.

- Ừ! Con cứ đi làm, để hai đứa ở nhà mạ coi chừng cho, bác Lan chỉ cái giường kê sát cửa sổ dặn hai cháu:

- Bà ngoại ngồi ở giường đây, hai đứa chơi bên nhà có ai ăn hiếp thì cu Ngọc nhớ kêu bà ngoại thiệt to nghe không.

Phụng yên tâm đi làm, mấy ngày sau không biết cu Ngọc phá phách gì ở đầu xóm bị ông Phú rượt đuổi, vừa chạy cu Ngọc vừa gào:

- Bà ngoại ơi! Ông Phú ăn hiếp con.

- Ê! Thằng nớ, mi đứng lại chưa, ai cho mi rượt cháu tau, coi chừng tau qua tau phá nhà mi đó.

Thấy bác Lan dữ quá, ông Phú bỏ vô nhà, cả mấy dãy chung cư Minh Mạng chỗ Phụng ở ai cũng sợ bác Lan nhưng với mẹ Phụng lúc nào bác cũng xem như bà chị của mình, những ngày mẹ của Phụng bệnh bác leo cả hai chung cư hết 6 tầng lầu qua thăm mẹ, ngày mẹ Phụng mất bác biểu con gái bác sang may đồ tang cho ba chị em Phụng, giờ mẹ Phụng và bác Lan đã qua đời, Phụng đang nghe cô ca sĩ hát một đoạn bài hát "Bông hồng trắng" của nhạc sĩ Nhật-Ngân:

"….đừng đợi đến khi đã cài bông hoa trắng, rồi mới quay về bên mẹ để nghe những lời kinh buồn…."

Ngày mẹ Phụng mất, Mỹ và Việt Nam chưa bang giao, nắp quan tài của mẹ Phụng đã cài giải khăn sô trắng và chiếc mũ rơm cùng với cây gậy dành cho anh Hai của Phụng vì anh Hai của Phụng đã xa mẹ cả một bờ đại dương, không được quay về bên mẹ cho dầu chỉ "để nghe những lời kinh buồn" muộn màng.

Nhớ mẹ, Phụng nhớ những ngày rãnh rỗi mẹ kể Phụng nghe lúc mẹ còn trẻ mẹ bán hàng tạp hóa trước nhà, xóm mẹ ở có bác Minh để ý và thương mẹ, buổi chiều đi làm về bác thường ghé thăm mẹ, sau lưng nhà mẹ có hai bà trạc tuổi mẹ thương bác Minh, hai bà này tên cúng cơm là chi không biết nhưng tên ở nhà là Thúi chị và Thúi em, một buổi sáng mẹ Phụng bán hàng thì hai bà đi qua hàng mẹ nhổ nước miếng rồi nói:

- Bán buôn chi mà dơ dáy tanh tao quá.

Tức thì mẹ của Phụng đốp lại:

- Tau bán tạp hóa chớ bán chi, Thúi thì nói Thúi tau có bán cá tôm chi mô mà tanh.

Phụng nghe mẹ kể đến đoạn mẹ đốp lại hai bà đó Phụng thích quá cười "hắc hắc" và sau này những lúc nhớ mẹ, Phụng kể lại chuyện đó cho bé Châu và cu Ngọc nghe, hai cháu cũng cười "hắc hắc" như mẹ Phụng của nó ngày xưa.

Những ngày sắp đi Mỹ, một buổi sáng cháu Mai, bạn của con gái Phụng lãnh lương ở xí nghiệp cầm về trao hết cho Phụng rồi nói:

- Con còn hai dây hụi nữa, cô cần con hốt hai dây hụi đưa cô để cô cón tiền sắm sửa đi.

Cháu Mai làm chung xí nghiệp với bé Châu, cháu hay cãi nhau với tổ trưởng để được lên tiền công dầu chỉ được 5, 10 xu cho một thành phẩm, cháu đã cầm bạc triệu đưa cho Phụng, số tiền đó rất lớn đối với một công nhân như bé Mai, sợ cháu buồn Phụng biểu cháu cầm tiền về khi nào cần cô Phụng sẽ mượn.

Bé Mai, bé Oanh và bé Châu là bộ ba của xí nghiệp Legamex, ba đứa làm chung được một thời gian thì bé Oanh bị đuổi việc vì tội không chịu đáp lại tình yêu của xếp, thất nghiệp bé Oanh xin làm cho tiệm mướn băng Video vào buổi tối, một lần ba đứa đi mua hàng đã trả tiền nhưng người bán nói là chưa trả, bé Mai cãi với chủ hàng, bé Oanh can bạn:

- Thôi! Đừng cãi nhau nữa, Mai trả tiền cho bả đi, tối Oanh chỉ làm vài tiếng là có lại số tiền đó.

- Ê! Tối mày làm gì có tiền"

- Thì…tao cho mướn băng video, nói xong bé Oanh chợt hiểu ra, mắc cỡ đỏ mặt vì nói không giữ ý, cả ba đứa cùng cười, trả tiền rồi đi.

Định cư ở Mỹ được một thời gian cháu Ngọc xin đi bỏ hàng cho tiệm Beauty Supply gần nhà, Phụng đi may kiếm tiền cho bé Châu học Nail, ông bà Thi chủ của cháu Ngọc hỏi thăm:

- Sao má con không đi học Nail với chị con, đi alm Nail có tiền nhiều hơn, đi may vừa ít tiền vừa cực.

- Dạ! Má con cũng tính cho chị con học lấy bằng xong đi làm thì má con sẽ đi học Nail.

- Con về hỏi má con có tiền không, chú thím cho mượn đóng học phí, sau này má con đi làm chú thím cho trả góp.

Cháu Ngọc đi bỏ hàng, chiều về học anh văn ở trường ESL gần nhà, cứ đến giờ cháu Ngọc đi học nhưng chưa thấy về, ông chủ lại gọi máy:

- Con về đi học kẻo trể, mai bỏ hàng tiếp.

Đám cưới con gái xong, một tháng sau Phụng sang Galveston Island với anh Sơn để mong có chút hạnh phúc cuối đời nhưng rồi chỉ được ba năm, bé Châu sinh em bé, không đành để cháu ngoại đi babysister Phụng lại khăn gói quả mướp về Cali giữ cháu ngoại, anh Sơn cũng đành để Phụng về vì giữ Phụng lại thì phần hồn của Phụng cũng hướng về cháu ngoại thôi.

Sang thăm bạn tôi hỏi bạn bỏ anh Sơn về Cali bạn có buồn không" nhưng Phụng cười và nói thật lòng mình:

- Phụng đã bỏ anh Sơn với bé My lên cân để cân thử rồi, anh Sơn nhẹ hơn bé My, Phụng cũng đành tạ lỗi với anh Sơn thôi, đành hẹn anh Sơn 5 năm nữa bé My vào trường học rồi Phụng sẽ sang, nói vậy thôi chứ đầu mùa thu Galveston Island vắng khách anh Sơn lại sang Cali với Phụng, vậy cũng hạnh phúc lắm rồi.

Có một điều tôi hiểu hai bạn, một người bị mất hạnh phúc từ lúc còn trẻ và một người đi tù cải tạo 8 năm về đến nhà thì vợ đã ôm cầm sang thuyền khác nên cho dù vì hoàn cảnh có phải tạm xa nhau thì hai bạn vẫn cứ chờ nhau.

Tôi nhớ năm rồi Phụng kể tôi nghe chị Yến của Phụng gọi điện thoại sang Galveston Island thăm Phụng và khoe mới mua xe mới, anh Sơn hỏi Phụng:

- Em có muốn mua xe mới không" anh mua cho em, nhưng Phụng nói:

- Em chỉ cần tấm lòng của anh.

Tôi hiểu giờ cái mà Phụng, bạn của tôi cần và quý là tình cảm chứ không phải xe mới, hột xoàn, áo đẹp.

Phụng kể tôi nghe vừa điện thoại về Việt nam thăm chị Ba của Phụng, chị Ba của Phụng hỏi cháu ngoại Phụng tên gì, Phụng đùa:

- Cháu tên "Vàng dỏm"

- Hả! Tên chi.

- Dạ, cháu tên Kimmy, Kimmy là vàng Mỹ mà vàng Mỹ là vàng 14. Vàng 14 là vàng dỏm chứ xịn với ai.

Kể xong Phụng ôm bé Kimmy vào lòng hôn khắp mặt cháu, hai bà cháu lại đùa với nhau, bạn vẫn cười thật tươi và tôi thấy trong ánh mắt bạn vẫn có hào quang của hạnh phúc.

Phan Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến