Hôm nay,  

Bàn Tay Của Harry Potter

10/08/200200:00:00(Xem: 159743)
Người viết: Nguyên Aù

Bài tham dự số: 2-610-vb80804

Tác giả Nguyên Á, cư trú tại Orange County, hiện đang là sinh viên Community College, công việc làm: Typist cleck. Bài viết đầu tiên của bạn góp phần Viết Về Nước Mỹ kể chuyện bị “cầm nhầm” sách ngay trong lớp học. Hy vọng Nguyên Á sẽ tiếp tục kể chuyện học hành, trường lớp tại Mỹ, với nhiều tình cảm và kinh nghiệm tốt đẹp khác.

Chúng ta khá quen thuộc cảnh vài người bu quanh hỏi chuyện trên đường phố, trong phút chốc lơ là hoặc sơ hở, rồi "tiền mất tật lại mang".

Đó là hình ảnh không được đẹp chúng ta cứ nghĩ chỉ xảy ra ở đầu đường hoặc xó chợ nào đó ở một nước nghèo khó, nhưng lần này nó xảy ra cho tôi ngay trong một Community College ở Mỹ.

Dù cái chuyện không biết điều ấy xảy ra khá lâu lắm rồi, nhưng tôi vẫn thấy đây là kinh nghiệm thực tế cần cảnh giác các bạn khác. Ngoài ra, tôi rất mong muốn một số College District có thể xin chính phủ funds để mua số sách cho sinh viên thuê với giá thật rẻ. Hoặc một tổ chức non-profit cũng có thể đảm nhiệm công việc này. Thực tế cũng gần giống như cho không vậy. Tôi có người bạn đi học nghề ở Adult School trong khuôn khổ chương trình WIA (Workforce Investment Act). Anh vẫn được giúp đỡ mua sách. Tóm lại, mấy nhà làm luật không nên bỏ quên bất cứ tầng lớp nào trong xã hội.

Hôm đó mọi người phải nộp bài computer final exam vào cuối giờ. Mấy "students sồn sồn" như tụi tôi thì lúc nào cũng bận rộn, nào việc nhà việc ngoài đường. Tôi cứ sốt ruột vì đúng 1 giờ pm kế tiếp lại có tiết khác (nói theo kiểu ngôn ngữ CS bây giờ). Không hiểu sao hai cô cùng lớp cứ hỏi tôi về "job" địa chỉ Agency và nhờ giới thiệu dùm việc làm. Lúc đó mình quên chú ý đến cuốn sách.

Một trong hai cô đó, người cứ lo hỏi bà giáo về next enrollement, mặc dù còn đến gần ba tháng nữa mới vào mùa Fall. Cô kia thì hỏi số phone. Hiện tượng "hỏi chuyện" kiểu này trong suốt ba mùa học chưa bao giờ xảy ra. Chúng tôi biết mặt nhau, nhưng thỉnh thoảng có trao đổi vài câu chuyện và ngồi cùng dãy bàn trong mùa này. Hôm nay cuối giờ, vì chờ chấm bài, tôi quên cất cuốn sách. Tôi lại để nó nằm phía dưới cuốn Schedule Book của mùa Fall sắp tới mà tôi vừa xin ở Front Office. Bà giáo loay hoay giải thích cho cô ấy về vụ ghi danh, đồng thời phàn nàn về bài làm của hai người có cùng mistakes. Nếu không lầm, qua student record bà cũng biết hai người có cùng địa chỉ. Bà nói: "Don't work together. I don't like this way. Do your own work. Hai cô và tôi học lớp của bà, mùa này là mùa thứ ba. Điểm làm cho nhiều người trong lớp lưu ý, hai cô quá thân thiện đến đỗi họ nghĩ rằng hai cô là lesbians. Hai cô chỉ dùng chung một cuốn sách. Tất nhiên một người phải sử dụng bản photocopy, tức là ba mùa học cũng cùng môn computer này (nó có nhiều sections) mà cô chẳng bao giờ chịu mua sách. Lý do có thể vì cô ta không thích sách có hình màu. Riêng loại sách này book store không có bán sách cũ. Có thể vì chưa có người nào bán lại, trong khi cả lớp ai cũng phải có sách. Ngay cả section cô ấy hỏi bà giáo để ghi danh cho mùa tới vẫn còn phải dùng sách của tác giả này. Tôi đứng xếp hàng chờ bà giáo chấm bài sau hai cô. Dãy bàn tôi chỉ còn có ba người mà thôi. Sau khi hai cô đi bộ chừng vài phút, tôi phát hiện cuốn sách và schedule của mình không cánh mà bay mất. Tôi vội chạy ra bãi đậu xe, gặp người bạn cùng lớp trình bày qua loa sự việc. Tôi hỏi:

- Chú có thấy hai cô ấy đi hướng nào không" Ông nhún vai lắc đầu của người nhiều kinh nghiệm "Khỏi tìm chú à".

Như thường lệ hai cô còn cà kê tán gẫu. Hôm nay dù chỉ khoảng ba hoặc bốn phút thôi, hai cô đã biến rất nhanh, nên tôi không còn biết phải hỏi ai! Tôi đành quay vào lớp báo cho bà giáo và vài người bạn biết cuốn sách mình bị ai "cầm nhầm". Về nhà hôm đó trong trạng thái bực bội, vì mình "khờ khạo" trước cái kiểu sơ ý đó, tôi sực nhớ hai cô vừa cho mình số điện thoại nhờ thông báo, nếu kiếm được Job. Tôi bèn thử gọi với hy vọng là ai đó trong hai người nếu "cầm lộn" sách của mình, thì "của thất lạc" có cơ hội trở về với khổ chủ. Hai người không có ở nhà, tôi đành nhắn lại. Bà bác tiếp điện thoại trấn an tôi: "Không sao đâu, nếu cầm nhầm, chúng nó sẽ trả lại cậu thôi". Mười giờ tối hôm đó, tiếng điện thoại reo. Người nhà tôi chuyển máy. Người bạn cùng lớp đó trả lời là không có cầm nhầm sách của tôi. Khi bắt điện thoại tôi hy vọng được nói chuyện với nhân vật sử dụng bản sao, nhưng đành thất vọng cô im hơi lặng tiếng. Đây cũng là lần đầu tiên cuốn sách của tôi "biết bay" như Harry Potter. Kể cũng lạ thật.

Tôi cố nhớ lại xem những diễn biến trước khi cuốn sách "take off". Ngoài ba người ở dãy bàn của tôi, lúc đó còn có ai không" dãy của tôi nằm sát tường mà. Dãy kế bên có một cô còn lại đang làm bài, khi ra về có lẽ muốn chia sẻ nỗi bực bội của tôi, cô này tự động đưa túi xách cho tôi xem: "Đây là sách của em. Loại sách này hơi đắt, nên anh để hở là có người rinh" cuối cùng, tôi kết luận: "Chắc bàn tay của Harry Potter có thật".

Như mọi người biết giá bán của nhiều loại sách ở college khá đắt so với sinh viên nghèo. Có nhiều người phải dùng used book để tiết kiệm tiền. Book store trường này có mua lại sách cũ của những người đã học khóa trước để bán lại cho sinh viên nghèo hiếu học. Có thể vì Staffs của trường thấu hiều hoàn cảnh đáng thương của các bạn đó. Nếu họ thấu hiểu thêm một tý nữa nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thuê sách giáo khoa dài hạn với giá rẻ. Lúc đó tình trạng "cầm nhầm" có thể không còn xảy ra.

Nguyên Aù

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,643,071
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến