Hôm nay,  

Đường Về

30/07/200200:00:00(Xem: 179121)
Người viết: TRẦN DẬT

và Lê Ngô Ái-Lan

Bài tham dự số: 2-605-vb60726

Tác giả Trần Dật là phi công Không Quân Việt Nam Cộng Hoà. Sau năm 1975 công chức phục vụ tại thành phố Los Angeles. Sáng lập và đại diện nhóm "KHÔNG GIAN THÂN TÌNH" từ năm 1986 đến 1994 nhằm mục đích giúp đỡ các chiến hữu Không Quân khó khăn
và các gia đình Cô nhi Quả phụ. Hưu trí hơn 3 năm hiện đang hoạt động từ thiện xã hội. Đường Về là truyện kể đầu tiên ông bà cùng viết để tham dự Viết Về Nước Mỹ.

Đầu mùa thu năm 1950, tôi vào học lớp Đệ lục trường Trung học Khải Định Huế, sau này đổi là trường Quốc học. Năm đó, anh Tân con bác Đồ và anh Phong con bà Án cùng làng vừa đậu tú tài ưu hạng và được học bổng du học ở Pháp trước sự hân hoan của gia đình và làng xóm. Tân và Phong là đôi bạn chí thân từ lúc cùng học lớp ba trường làng. Vì tương lai hai anh phải ra đi, trong lúc quê hương ngút ngàn khói lửa chiến tranh.

Sau sáu năm đèn sách, Tân và Phong đỗ đạt thành tài, và có công danh sự nghiệp ở nước người. Tân khắng khít với quê hương và chứa chan tình cảm với bà con làng nước. Anh trở về quê sau nhiều tháng năm xa cách, thăm cha mẹ già và xin phép cưới người yêu làm vợ. Hai người đã thương yêu nhau qua thời gian cùng du học. Riêng Phong anh lập gia đình không báo tin và không xin phép mẹ cũng không nhớ đến mẹ đang mòn mỏi năm tháng chờ con. Vợ Phong theo Thiên Chúa giáo

Bà Án, mẹ Phong, vốn là con quan Đô thống, sinh trưởng trong một gia đình nền nếp, đỗ bằng cao đẳng. Thời gian chưa lập gia đình bà có người yêu là thầy tú Bình, nhưng vì không môn đăng hộ đối nên gia đình gã bà cho ông
Án.

Bà Án là người nhân hậu, đức độ và đoan trang. Sau ba năm lập gia đình chồng chết sau một cơn bạo bệnh. Bà thủ tiết thờ chồng nuôi con và làm tròn nhiệm vụ một người con dâu hiếu thảo phụng dưỡng bà mẹ chồng khó tính. Sau khi mãn tang chồng, ông tú Bình xin bà đi bước nữa, bà từ chối xin hẹn kiếp sau. Sống cuộc đời góa phụ lạnh lẽo nhưng bà Án luôn giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người thân cô thế cô. Với nụ cười bao dung, từ trong nhà ra ngoài ngõ phố làng, bà sống chan hòa trong sự yêu mến của mọi người.

Nạn đói năm Ất Dậu 1945, những đêm mùa đông tiết trời lạnh lẽo, bà thức khuya dậy sớm lo bữa cơm bữa cháo cho dân nghèo khó trong vùng chực chờ trước sân nhà mỗi buổi sáng khi sương mai còn đọng trên cành cây ngọn cỏ.

Thời gian người Pháp tái chiếm Huế, lính Tây thường hay bố ráp bắt bớ dân lành, bà Án không ngại hiểm nguy nhiều lần can thiệp với vị quan ba trưởng đồn Văn Thánh. Người trưởng đồn thấy tư cách bà đứng đắn lại lưu loát tiếng Pháp có lòng vị nể nên đặc biệt quan tâm đến sự can thiệp của bà. Dân trong làng nhờ đó cũng được yên thân hơn.

24 năm trôi qua, Phong chưa có một lá thư vấn an mẹ già. Bà Án cam chịu buồn phiền cô đơn, phần nhớ con thương cháu, phần tuổi già sức yếu, vào những buổi chiều tà khóc lặng lẽ một mình đến nỗi đôi mắt trở nên mù lòa.


Tân khuyên bà Án chuyển một lá thư đầy nước mắt và hình ảnh thê lương của bà đến cho Phong.Tình mẫu tử thiêng liêng làm Phong thức tỉnh. Phong xót xa hối hận lệ tuôn tràn trên má. Phong quyết định mang gia đình vội vàng trở về cố hương tạ tội với mẹ già.

Phong bàng hoàng trước hình hài quá khác xưa của mẹ. Qua bao nhiêu đêm ngày, mẹ con hàn huyên tưởng như bất tận. Phong và vợ tận tình chăm lo cho sức khỏe và chạy chữa đôi mắt mù lòa của mẹ. Bà Án vui tươi trở lại và như có một phép lạ Trời Phật ban cho người hiền đức, đôi mắt bà Án sáng dần cho bà thấy lại được con, cháu và những người thân yêu.

Giờ phút này, bà cảm thấy hạnh phúc tràn trề. Bà cho Phong hay những năm qua dù không thư từ, bà vẫn đều đặn nhận được tiền của Phong gởi. Phong ngạc nhiên, biết Tân đã thay mình gởi tiền cho mẹ. Biết sự thật bà Án không phiền trách con, lại vui mừng cảm động biết con mình có một người bạn hiếm có trong cuộc đời.

*

Cứ mỗi độ thu sang, tôi cùng gia đình từ Nha Trang về Huế giỗ mẹ. Mùa thu năm ấy, 1974, tôi lại trở về. Lần này tôi có duyên hội ngộ Tân và Phong cùng gia đình sau một phần tư thế kỷ. Thời gian hội ngộ thật là thần tiên trong khung cảnh mùa thu dịu mát, lá vàng lát đát rơi. Chúng tôi theo dòng thời gian nhớ lại những kỷ niệm xưa của tuổi học trò non trẻ.

Bên cạnh đó, lớp đàn con anh Tân và con tôi được dịp gặp nhau, người phương Đông, kẻ phương Tây vui đùa góp chung tiếng cười hồn nhiên và hòa nhập vui chơi như đã quen nhau từ thuở nào. Hai con của Phong vì trở ngại ngôn ngữ nên có phần e dè thiếu hội nhập. Cảm nhận sự lúng túng của các con, vợ chồng Phong kiếu về trước.

Nhân cơ hội này, anh Tân nói cho vợ chồng chúng tôi biết những kinh nghiệm quý báu và hữu ích khi giáo dục con cái ở quê người. Tại các nước văn minh, sự giáo dục của nhà trường đặt nặng về trí dục và thể dục vì vậy chúng ta phải quan tâm đến vấn đề đức dục ở gia đình. Dù công việc có bận rộn đa đoan, chúng ta phải bỏ thì giờ và công sức dạy dỗ con cháu lúc còn thơ, khi tâm hồn các trẻ đang trong trắng hồn nhiên dễ uốn nắn. Phải dạy các cháu biết cái đẹp của văn hoá Việt Nam, phải biết tự hào là người Việt và tin tuởng vào tương lai dù ở bất cứ nơi đâu.

Sau cơn cảm xúc, bà Án lâm bệnh nặng. Bà biết không còn sống được bao lâu nữa. Bà muốn gặp lại tất cả con cháu và Tân lần cuối. Đây là giờ phút lâm chung nhưng bà Án rất vui mừng, sung sướng và hạnh phúc. Bà bình thản và sáng suốt dặn dò với nụ cười bao dung chứa chan tình mẹ. Mọi người đều im lặng trong tâm trạng bùi ngùi. Bà chậm rãi nói với Phong và Tân.

"Ước nguyện của mẹ là con và Tân hãy đùm bọc, tương kính lẫn nhau. Các con cần kiên nhẫn dạy dỗ con cháu trở nên người toàn vẹn và khiêm cung để làm nở mặt tông đường. Phải hướng dẫn con cháu nhớ về cội nguồn, giữ phong tục tập quán, biết xây dựng đạo đức, biết làm điều thiện, đặc biệt đừng quên tiếng mẹ đẻ vì ngôn ngữ gắn liền với sự thăng trầm và vinh nhục của đất nước và của bốn ngàn năm văn hiến. Các con phải làm gương sáng, đói cho sạch, rách cho thơm, phải xây dựng công đức lâu dài, luôn luôn cảnh tỉnh bản thân và có tinh thần trách nhiệm. Hậu sự của mẹ các con nên tổ chức đơn giản cũng như sinh phần của mẹ chỉ xây khiêm tốn bên phần mộ của ba con. Ngoài ra số tiền phúng điếu cũng như của hồi môn của mẹ đã cất giữ bao năm qua, các con hãy đem chia xẻ cho những người nghèo khó cơ hàn."

Bà gọi các con Phong đến cạnh giường dùng tiếng Pháp dặn dò:

"Các cháu yêu quý của bà. Bà nội rất sung sướng đã sống với các cháu những chuỗi ngày hạnh phúc vừa qua. Bà buồn phải dùng tiếng nước ngoài để tâm sự với các cháu yêu quí của mình. Bà mong ước sao các cháu khi trở về quê hương lần tới, các cháu ngoan của bà nói và hiểu đuợc tiếng Việt và hòa nhập được hồn tính Việt Nam như các con của bác Tân."

Bà nói với Phong:

"Hơn 20 năm qua, con lập gia đình mà chưa xin phép hay hỏi qua ý kiến của mẹ, nhưng nay mẹ đã tha thứ cho con. Mẹ vui sướng con đã gặp được người vợ hiền đức dù khác tôn giáo. Con phải giữ lấy hạnh phúc vì hạnh phúc của con người phải được tôn trọng tuyệt đối, bởi vì đó là quyền căn bản của một xã hội văn minh.

"Con đã đặt niềm tin vào Thiên Chúa chưa" Nếu có, mẹ chẳng bao giờ lấy quyền làm mẹ để cấm đoán. Đức tin của con người là sự lựa chọn riêng của mình. Và đức tin tự nguyện tạo nên tương tồn và hạnh phúc. Các con cần phải bảo vệ lấy nó.

"Mẹ chắc các con hiểu rằng Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo... đều dạy con người làm điều thiện, sống đạo đức, và giúp đỡ tha nhân để cho tâm hồn mình thanh thản bình an. Không những thế, mục đích của tôn giáo là giáo hóa con người sống cuộc đời thuận hòa, lương thiện, đầy lòng từ bi bác ái, sẵn sàng chia cơm xẻ áo với mọi người. Chúng ta có bổn phận bảo vệ và duy trì nó. Duy chỉ có một số người bảo thủ truyền tín ngưỡng mình một cách thiếu vương đạo làm sai lệch cái ý nghĩa cao đẹp thiêng liêng của tôn giáo. Không nên vì đức tin của mình làm tổn thương niềm tin của người khác. Hãy để cho những linh hồn sắp quá vãng về nơi yên nghỉ nghìn thu được tự do chọn lựa tôn giáo mình đã đặt niềm tin từ lâu.

"Sự mâu thuẫn tôn giáo từng là và đang còn là một vấn nạn của nhân loại. Trong lịch sử, hàng triệu người đã chết oan vì sự lên án của các tòa án dị giáo. Vào thế kỷ 12, nhóm Hồi giáo cực đoan đã xua quân qua Ấn Độ đốt phá hàng ngàn tu viện chùa chiền, sát hại bao nhiêu sinh linh vô tội. Cũng như người Bắc Ái Nhĩ Lan cùng thờ một Chúa mà xung khắc kéo dài hàng trăm năm qua và mới đây tín đồ Tin Lành và Thiên chúa giáo đã chém giết nhau tận tình. Ngay cùng một tổ quốc thân yêu, mà vì vấn nạn tôn giáo đã chia nước Ấn Độ làm hai quốc gia riêng biệt vẫn còn mãi hận thù. Đó chính là một trang sử bi thương của nhân loại.

"Đã đến lúc mọi tôn giáo phải tự kiềm chế, đừng cho tôn giáo mình là tuyệt đối. Bởi lẽ thời gian đã chứng minh là không có một tôn giáo nào có khả năng chinh phục cả nhân loại. Các tôn giáo trên thế giới chỉ có thể tồn tại với sự cộng tồn.

"Ngoài ra, chúng ta là con dân nước Việt phải bảo vệ lấy quê hương gấm vóc chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, phải đặt nặng quyền lợi tổ quốc lên trên tôn giáo và đảng phái, cùng nhau xây dựng một nước Việt thịnh vượng, phú cường, hãy quên hẳn đi những dị biệt Bắc Trung Nam."

Nói đến đây bà Án kiệt sức. Phong nước mắt dầm dề.

Ba ngày sau, bà Án qua đời. Làng xóm bàng hoàng xúc động, thương tiếc một người giàu lòng khoan dung và nhân hậu vừa ra đi. Danh thơm của bà để lại trong lòng mọi người. Trong đám tang bà, hàng chục vị cao tăng đến cầu siêu và hộ niệm. Bên cạnh đó, một phái đoàn giáo dân do linh mục hướng dẫn cũng đã đến chia buồn và tiễn đưa người quá cố. Hàng ngàn dân làng từ mờ sáng tinh sương đã đứng dọc hai bên đường để vĩnh biệt người mà họ hằng ái mộ.

Dưới bầu trời thu ảm đạm, mây xám giăng đầy trời Phong cảm xúc theo nhịp tim của lòng nguời, ứng khẩu đọc điếu văn khóc me:

"... Mẹ ơi!

Con quá bất hiếu và thiếu bổn phận làm con trong nhiều năm tháng qua. Nay con ăn năn hối hận. Xin mẹ ở suối vàng tha thứ cho con. Con xin hứa với mẹ sẽ nỗ lực hoàn thiện thành người hữu dụng để làm gương sáng cho con cái noi theo. Con nguyện xuống tóc và trường trai ba năm cho đến ngày mãn tang mẹ. Con nguyện noi gương của anh Tân để giáo dục con cái thành người tốt và hướng về quê hương phục vụ đất nước giữ được hồn tính Việt Nam. Con nguyện cứ mỗi ba năm con lại trở về quê cũ, xây dựng làng nước, thăm mộ phần của ông bà cha mẹ và tổ tiên. Con nguyện sẽ theo gương sáng của mẹ, phải nhân từ độ lượng và giúp kẻ khốn cùng."

Sáu tháng sau, ngày 30/4/1975, gia đình chúng tôi phải rời bỏ quê hương, làng mạc, lìa chị bỏ em, đi tìm cuộc sống mới để có tự do xa hơn một nửa vòng trái đất. Nơi đó đều xa lạ mới mẻ đối với chúng tôi.

Thật là một gánh nặng trên vai với đàn con bảy đứa còn thơ dại và bà mẹ già. Vì nợ cơm áo cuộc sống nan giải lúc bước đầu, muốn sinh tồn phải kiên trì can đảm để vượt lên trên những khó khăn. Đối với con cái, chúng tôi đặt trọng tâm hàng đầu vào việc giáo dục. Lấy kinh nghiệm quý báu của anh Tân cũng như lời chỉ giáo của bà Án đã khuyên bảo anh Phong, làm kim chỉ nam, chúng tôi duy trì câu tục ngữ "Chim có tổ, người có tông". Cho nên ngay từ bước đầu, chúng tôi đã cho thiết lập bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên ông bà. Đây là nơi linh thiêng, quyền uy và siêu việt, một mối liên lạc vô hình để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn trong đời sống tâm linh ở một xã hội vật chất nơi viễn xứ. Đó cũng là điểm tựa còn sót lại ở quê người và bước đầu tiên đặt nền tảng trong việc đào tạo con người có trí tuệ và đạo đức.

Tết Nhâm Ngọ 2002, ba gia đình chúng tôi hẹn trở về cố hương để hưởng một cái Tết đầy kỷ niệm thuở ấu thơ với gia đình sau 28 năm xa cách. Chúng tôi đã hướng dẫn con cái đến dự lễ giỗ Ngài Khai Canh để cho con cháu hiểu được công ơn của người đã sáng lập ra làng Trúc Lâm. Đây cũng là cơ hội để các con cháu chúng tôi gặp lại nhau trao đổi những kinh nghiệm học hỏi ở xứ người để tô điểm cho quê mình.

Trời đã ngã bóng về chiều, một buổi chiều vàng người ta ít thấy vào mùa xuân. Nắng chiều thật êm dịu. Chúng tôi hướng dẫn các con cháu lên đồi Bắp thăm mộ phần của tổ tiên ông bà. Họ đã dày công nuôi dưỡng dạy dỗ chúng tôi thành người mà con cháu phải có bổn phận thờ cúng và mãi nhớ ơn.

Các con và cháu chúng tôi đã dừng chân lại bên dòng suối xanh mát, nước chảy quanh năm. Nơi đây năm xưa cả ba chúng tôi thường đến lưu lại nhiều kỷ niệm thời son trẻ vì đời người chỉ có một tuổi thơ. Bây giờ con và cháu chúng tôi lại có dịp nô đùa thỏa thích. Chúng đã hội nhập và hòa đồng, hồn nhiên vui chơi, thông cảm đồng điệu nhờ các cháu đã diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ mặc dù mỗi người trong chúng tôi đã định cư lâu lắm rồi ở Mỹ hay ở Pháp. Chúng tôi cảm thấy một nỗi niềm hân hoan hãnh diện. Đã ba thế hệ, con cháu chúng tôi vẫn giữ được cội nguồn.

Sau đó chúng tôi dừng lại trước cổng tam quan chùa Kim Sơn, nơi đây đã đào tạo nhiều bậc tăng tài của Phật-giáo Việt Nam. Cảnh chùa an lạc vắng lặng, tịch mịch, hương khói thiêng liêng, tất cả khiến cho tâm hồn thư thái.

Dưới chân đồi về phía Tây cả một rừng thông bát ngát sương mù bao phủ. Đây là chùa tổ Khánh Vân với tiếng chuông ngân nga trong gió sớm mưa chiều bên dòng sông Bạch Yến vắng lặng. Và xa xa là ngôi nhà thờ cổ An Vân Thượng đã tồn tại trên một thế kỷ qua. Nơi đây bao đời nay người dân mộc mạc hiền hòa sống đùm bọc và tương trợ nhau trong tinh thần lục hòa, bác ái không phân biệt lương giáo.

Trên đường về thôn, nắng chiều khuất dần sau lũy tre xanh. Gió mát hiu hiu thoảng hương đồng nội của mùi cỏ, mùi rạ pha lẫn hương thơm của những đóa hoa mùa xuân chớm nở làm mọi người cảm thấy thanh thản yêu đời.

Tôi chợt nghĩ tới hơn hai triệu người Việt đã tung cánh bay khắp bốn phương trời trên thế giới mong ước làm sao đem tình thương giữa con người và con người mới giải quyết được tận gốc những vấn nạn của con người hầu đem lại hạnh phúc cho cuộc sống, mới hóa giải được mọi sự dị biệt mâu thuẫn, chỉ có tình thương mới đem lại cho cuộc sống hài hòa, mới giúp cho con người thăng hoa, mới tạo nên cơ hội đoàn kết để đưa luồng gió văn minh, tiến bộ, thịnh vượng, tự do và thanh bình cho quê hương mình tươi sáng.

Tôi thấy như có một thúc bách: Chúng ta hãy cùng nhau bắt tay lo cho thế hệ con cháu bây giờ là tương lai trước mắt, đó là gia tài quý báu của nước Việt với những thành công rực rỡ đang chờ đón mầm non giàu lòng nhiệt huyết. Đó là những Con Én mà quê hương đang mong đợi để tìm lại một mùa xuân huy hoàng cho một Việt Nam tương lai.

Trần Dật và Lê Ngô Ái-Lan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,268,537
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến