Hôm nay,  

Ông Ơi, Việt Nam Ở Đâu?

29/07/200200:00:00(Xem: 240739)
Người viết: HẢI TRIỀU

Bài tham dự số: 2-604-vb50725

Tác giả Hải Triều tên thật là Lai Thế Lãng, cựu sĩ quan, cựu tù nhân cộng sản, định cư tại tiểu bang Vermont miền Đông nước Mỹ. Ông đã liên tục góp cho Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Tôi có bốn đứa cháu vừa cháu nội vừa cháu ngoại. Ba cháu hãy còn nhỏ,
chưa biết nói,
chỉ có một cháu đã đến tuổi đi học. Tôi gần gũi và thích nói chuyện với đứa cháu lớn này vì cháu nhí nhảnh, nói chuyện dí dỏm, dễ thương và cũng vì tôi muốn nhân cơ hội trò chuyện để dậy cháu nói tiếng Việt.

Nhờ thường nói chuyện với nhau nên ông cháu tôi thân thiết lắm,
có điều gì thắc mắc cháu cũng hỏi tôi hay là có chuyện gì cháu cũng kể cho tôi nghe.

Một hôm trên đường chở cháu đi học, cháu than với tôi rằng cháu sắp sửa không được học trường này nữa vì ba cháu đã xin cho cháu học ở trường khác rồi. Cháu có vẻ quyến luyến cô giáo và các bạn sau 2 năm ở lớp pre-school. Cháu không biết cháu phải đi trường khác vì cháu sẽ lên lớp kindergarten. Tôi phải giải thích cho cháu hiểu rằng trường cháu đang học là cho những trẻ mới đi học. Khi bắt đầu đi học thì cháu học trường này nhưng cháu đã học ở đây 2 năm rồi bây giờ phải đi trường khác để trường này cho những đứa bé mới đi học chứ. Cháu nhìn tôi cùng với tiếng "ồ" tỏ ý thông cảm và hỏi tôi:

- Lúc ông nhỏ bằng con ông có học trường con sắp học không"

- Không,
ông học ở Việt Nam.

Nói đến đó,
tôi như sống lại thời kỳ thơ ấu. Tôi nhớ lại thời còn học lớp mẫu giáo ê a tập đánh vần,
tập đồ lại những chữ đã được viết bằng bút chì nhưng nét chữ cũng ngoằn ngoèo như con giun. Tôi nhớ lại lớp học chật chội, nóng bức, ngồi trong lớp mà mồ hôi nhễ nhại. Tôi nhớ đến những đứa học trò cùng lớp quần áo lem luốc những vết mực. Tôi bỗng thấy thương cho những trẻ ở Việt Nam. Các trẻ này phải đến trường với nhiều thiếu thốn chứ không được đầy đủ, sung sướng như học sinh ở trên đất Mỹ này. Học sinh ở Mỹ đi học bằng xe hơi,
ăn mặc đẹp đẽ,
được mọi người nâng niu,
săn sóc,
bảo vệ. Khi xe chở học sinh ngừng cho học sinh lên xuống thì tất cả xe cộ đang chạy trên đường đều phải ngừng lại chờ cho đến lúc xe này di chuyển mới được tiếp tục chạy. Khi học sinh muốn băng qua đường thì có người school guard cầm bảng stop chận xe cộ lại cho đến khi học sinh đã qua bên kia đường... Tôi còn đang mơ màng nghĩ đến chuyện ở quê hương và chuyện ở Mỹ thì nghe cháu tôi hỏi tiếp:

- Ông ngoại ơi,
Việt nam ở đâu"

Câu hỏi của cháu làm tôi nhớ đến bài học địa lý đầu tiên về nước Việt Nam mà tôi đã thuộc làm lòng từ khi còn ngồi trên ghế trừơng tiểu học. Việt Nam là một giải đất hình chữ S, nằm trong vùng Đông Nam Châu Á. Phía Bắc giáp Trung Hoa,
phía Đông và Nam giáp biển Nam Hải và vịnh Thái Lan (Thái Bình Dương), phía Tây giáp Ai Lao (Lào) và Cao Mên (Kampuchia). Nhưng nói những điều này với một đứa trẻ mới được 5 tuổi thì có ích gì. Đầu óc cháu còn non nớt quá làm sao mà hiểu được,
vì vậy tôi đành trả lời qua loa:

- Việt Nam ở xa lắm.

- Xa bằng từ nhà con đến nhà ông không"

- Xa hơn nhiều. Xa lắm.

- Xa bằng từ nhà con đến đâu"

- Xa lắm không nói được. Phải đi bằng máy bay mới tới được.

Như hình dung được khoảng đường dài để tới Việt Nam, cháu nhìn tôi ra chiều thông cảm,
không hỏi thêm về vị trí của nước Việt Nam nữa nhưng vẫn chưa hết thắc mắc. Cháu còn muốn biết thêm về nước Việt Nam ở nơi xa xăm ấy.

- Ở Việt Nam có "cow" không"- cháu hỏi

- Có nhưng phải nói là con bò- tôi nhắc cháu

- Có "horse' không"

- Có. Tiếng Việt Nam gọi là con ngựa. Cháu phải nói bằng tiếng Việt cho quen-
tôi lại nhắc cháu.

- Ở Việt Nam có con . . . à . . .à . . . con . . . con không biết nói tiếng Việt Nam. Con gì to mà có cái "trunk" dài đó"

- Con đó là con voi. Cái "trunk" tiếng Việt Nam gọi là cái vòi. Lần sau nhớ nghe.

- Ở Việt Nam còn con gì nữa, ông"

- Con nai,
con gấu,
con cọp,
còn nhiều con lắm.

- Ở Việt Nam có "beach" không"

- Beach tiếng Việt Nam là bờ biển. Ở Việt Nam có biển rộng lắm với lại nhiều bờ biển nữa.

- Ông có "swim" ở biển không"

- Có. Swim tiếng Việt Nam là bơi lội.

- Ông có thích Việt Nam không"

- Thích chứ. Ông là người Việt Nam mà.

- Ông thích sao ông không ở Việt Nam"

Nghe câu hỏi của cháu mà lòng tôi quặn đau. Làm sao tôi có thể giải thích cho cháu tôi hiểu tại sao tôi thích Việt Nam và tại sao tôi không ở Việt Nam. Tôi thích Việt Nam vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi,
nơi tôi đã có cuộc sống êm đềm của thời thơ ấu, nơi mà ông bà, cha mẹ tôi đã năm xuống, nơi tôi đã có biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui mà suốt đời không quên được. Còn tôi không ở Việt Nam vì tôi là kẻ chiến bại, bị bạc đãi, bị trù ém, bị chối bỏ trên quê hương của mình. Cháu còn nhỏ quá để có thể hiểu được rằng tất cả,
tất cả cũng chỉ vì một biến cố của ngày 30 tháng Tư mà ra. Tôi nói với cháu:

- Khi nào cháu khôn lớn ông sẽ nói cho cháu nghe. Bây giờ cháu còn nhỏ không hiểu được đâu.

Cháu tôi không hỏi nữa. Qua chiếc kính chiếu hậu ở trong xe,
tôi thấy từ chiếc ghế ngồi dành cho trẻ con , cháu nhìn ra ngoài, có vẻ đang suy nghĩ.

Nhất định tôi sẽ giữ lời hứa. Khi cháu có trí khôn tôi phải nói cho cháu biết
những gì cháu cần phải biết. Gần đây theo nguồn tin của báo Wausau Daily Herald,
Việt Báo có loan tin một nhóm học sinh trường DC Everst High Shool và Junior High School,
dưới sự hướng dẫn của giáo viên sử học và xã hội học Paul Alekson, đang chuẩn bị để hoàn thành một cuốn sách nói về cuộc chiến Việt Nam. Cuốn sách này ngoài tiểu sử của 70 cựu chiến binh Hoa Kỳ còn có bài viết của khoảng 100 học sinh Mỹ. Tôi không biết sau này cháu tôi có cái may mắn như những học sinh này hay không nhưng tôi nghĩ rằng những hiểu biết về Việt Nam trong quá khứ không phải là không hữu ích đối với cháu tôi.

Trước hết tôi sẽ nói cho cháu hiểu về một cuộc chiến trên quê hương Việt Nam. Cuộc chiến đã có nhiều tranh cãi và đã được người ta gọi dưới nhiều cái tên khác nhau nhưng đích thực đó là cuộc chiến giữa những người muốn áp đặt một chế độ độc tài và những người muốn được sống tự do. Cộng sản độc tài miền Bắc được khối cộng sản quốc tế yểm trợ đã phát động chiến tranh xâm lấn khiến nhân dân miền Nam phải chống lại để tự vệ. Cuộc chiến tranh tự vệ này đã được Hoa Kỳ và thế giới tự do hỗ trợ nhưng đáng tiếc, chiến thắng đã lọt vào tay "phe tà " như lời TNS Mc Cain đã tuyên bố tại Sài Gòn hồi tháng 4/2000 khi ông trở lại nơi ông đã bị giam giữ 5 năm rưỡi trong thời kỳ chiến tranh. Cháu tôi cần phải biết rõ điều đó để không bị phỉnh gạt bởi những sách vở hay tài liệu vô tình hay cố ý xuyên tạc cuộc chiến tranh này.

Tôi cũng sẽ nói cho cháu tôi biết về lòngï khao khát được sống tự do của người Việt Nam như thế nào. Ngay sau khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam thì biết bao nhiêu người dân Việt đã tìm đường bỏ nước ra đi. Ai cũng muốn ra đi đến nỗi người ta cho rằng nếu như cây cột điện biết đi thì nó cũng muốn đi khỏi đất nước đang bị cai trị bởi những con người độc tài, tàn bạo. Người dân Việt Nam muốn được sống tự do đã ra đi tìm đến bất cứ nơi nào có cuộc sống dễ thở hơn,
dù biết việc ra đi sẽ phải trả bằng giá rất đắt. Họ băng rừng lội suối,
họ lênh đênh trên đại dương với bao nhiêu nỗi hiểm nguy chờ sẵn. Không ít người đã phải phơi xương trong chốn rừng sâu, cũng không ít người đã phải chết đói, chết khát, bị cướp,
bị giết,


bị hãm hiếp hay làm mồi cho cá chỉ vì muốn được hít thở không khí tự do. Cháu tôi cần phải biết rõ điều đó để hãnh diện và nói với các bạn của cháu rằng người Việt Nam cũng khao khát một lý tưởng cao đẹp, lý tưởng mà nhân dân Mỹ hằng theo đuổi.

Tôi sẽ nói cho cháu biết lá cờ nào mới là lá cờ của người Việt Nam tự do. Đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền của đất nước. Trên phương diện bang giao quốc tế thì cờ đỏ sao vàng là cờ của nước Việt Nam nhưng đó là nước Việt Nam Cộng sản, không phải của những người chống lại Cộng sản. Những người Việt bỏ nước ra đi tỵ nạn Cộng sản và con cháu của họ không thể chấp nhận lá cờ đó. Chính cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc cũng đã nhìn nhận thực tế này bằng cách chấp thuận cho lá cờ vàng ba sọc đỏ tham dự hai cuộc diễn hành văn hóa vĩ đại được tổ chức tại thành phố New York trong hai năm 2000 và 2001 vừa qua. Trong mỗi cuộc diễn hành có hàng trăm quốc gia tham dự và lá cờ vàng ba sọc đỏ,
lá cờ của những người Việt tự do đã ngạo nghễ tung bay trước sự chứng kiến của hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới. Cháu tôi cần phải biết rõ điều này để nói cho bạn bè hay ngay cả thầy cô giáo người Mỹ biết rằng năm chục ngàn chiến binh Mỹ đã ngã gục ở Việt Nam cũng vì muốn bảo vệ miền Nam Việt Nam tức cũng vì lá cờ chính nghĩa đó. Lá cờ đỏ sao vàng là kẻ thù của tự do cho nên những người yêu chuộng tự do dù bất cứ ở đâu cũng không nên chấp nhận lá cờ đó. Tôi cũng sẽ nói cho cháu tôi biết một học sinh người Việt ở Seattle,
Washington (nếu tôi nhớ không lầm) đã thành công trong việc thuyết phục ban giám đốc nhà trường triệt hạ lá cờ đỏ sao vàng của Cộng sản độc tài để thay thế vào đó lá cờ vàng ba sọc đỏ, tiêu biểu cho người Việt Nam tự do, được đặt ngang hàng với quốc kỳ của những nước khác trong hội trường của nhà trường.

Tôi cũng cần phải nói cho cháu tôi biết về một nhận nhận định vô cùng chính xác về con người Cộng sản: "Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm". Người Cộng sản nói như con vẹt. Họ phô trương đủ thứ nhưng lại làm trái ngược với những gì họ nói. Họ rêu rao rằng họ nhân đạo nhưng lại đày đọa hàng trăm ngàn con người bị sa cơ thất thế. Họ nói chế độ của họ là dân chủ nhưng lại bắt giam và hành hạ hoặc cô lập những ai có chính kiến khác với họ. Họ bô bô nói xấu Mỹ nhưng lại gửi con cháu sang du học ở Mỹ những mong được "phồn vinh giả tạo" như nước Mỹ. Mới đây họ gửi một phái đoàn tôn giáo với những người đại diện các tôn giáo là những con rối của họ đến Hoa Kỳõ để giải thích với bộ Ngoại giao và Quốc hội Hoa kỳ về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Họ cố chứng minh rằng Việt Nam có tự do tôn giáo. Nói đến Giáo hội Công giáo,
họ đã khoe khoang rằng số giám mục được bổ nhiệm trong thời gian họ cầm quyền nhiều hơn số giám mục được thụ phong trong suốt thời kỳ đô hộ của người Pháp . Nhưng họ lại quên khoe một điều là Giáo hội Công giáo Việt Nam với 25 giáo phận và hơn 7 triệu tín đồ mà họ chỉ cho phép ra một tờ báo mỗi tháng phát hành 100 số báo. Thật là khôi hài cho cái kiểu tự do tôn giáo của Cộng sản. Cháu tôi cần phải biết rõ những điều đó để nói với bạn bè và thầy cô giáo của cháu đừng bao giờ tin vào những lời tuyên truyền của Cộng sản.

Tôi còn đang chìm đắm trong suy tư, đang suy nghĩ về những câu hỏi của cháu thì cháu tôi lại hỏi:

- Chừng nào ông về thăm Việt Nam"

Năm 1997 tôi đã về Việt Nam một lần. Thời gian sau tôi đọc được một bản tin trên internet theo đó OFPRA của Pháp (Cơ quan bảo vệ những ngừơi tỵ nạn và vô tổ quốc) đã thu thẻ tỵ nạn của hơn 500 ngươi vì lý do đã về Việt Nam mà không được nhà cầm quyền Pháp cho phép. Nhân đọc bản tin đó tôi nhớ lại trên chuyến bay đi tái định cư tại Mỹ năm 1992 tôi cũng có đọc một tập tài liệu hướng dẫn người mới tới Mỹ. Trong tập tài liệu có đoạn nói về việc trở lại Việt Nam. Tài liệu nói những người như chúng tôi là những cựu tù nhân chính trị (ex- political prisoners) đến Mỹ theo diện tỵ nạn (refugees) cho nên nếu tự ý trở lại Việt Nam thì tính cách tỵ nạn không còn nữa và người đó có thể bị từ chối không cho trở lại nước Mỹ. Tôi cũng đọc một bản tin khác thuật lại chuyện một Việt kiều có vợ ba con ở California bị công an đến nhà bắt đi khi anh ta về thăm Việt Nam lần thứ hai. Địa phương anh ta bị bắt là một xã (tôi quên mất tên) thuộc vùng Nha Trang- Khánh Hòa,
nơi tôi làm việc trước năm 1975 cũng là nơi tôi ở sau khi đi tù về và trong lần về thăm Việt Nam năm 1997 tôi cũng có ghé qua Nha Trang. Lý do anh ta bị bắt không rõ nhưng đối với công an Cộng sản khi họ muốn bắt thì họ bày ra thiếu gì lý do, đâu có khó khăn gì. Tôi cũng nghe nói có nhiều Việt kiều nghe lời dụ dỗ đem tiền về Việt Nam kinh doanh. Lúc đầu được Cộng sản ca tụng là Việt kiều yêu nước nhưng rồi sau đó lại trở thành người có tội,
bị trắng tay và còn bị truy tố nữa. Năm ngoái Cộng sản lại khuyến dụ Việt kiều về mua nhà,
mua đất để rồi đến một ngày đẹp trời nào đó, vì nhu cầu này lý do nọ, họ chỉ cần ký một đạo luật thì tất cả những tài sản này sẽ thuộc về họ. Họ đã dùng mánh khóe này để ăn cướp đất đai, tài sản của các giáo hội trong những năm vừa qua ai mà không biết. Không rõ lần này sẽ có bao nhiêu con nhạn mắc vào cái bẫy này" Về Việt nam còn bị phiền hà vì tình trạng tham nhũng nữa. Ai đã từng về Việt Nam mà không biết việc này. Ai đã từng đi qua cửa ải Tân Sơn Nhất mà không phải làm "thủ tục đầu tiên" nếu không muốn bị rắc rối. Đã vậy khi về đến nơi cư trú lại còn cái màn phải đút lót cho công an khu vực nếu không thì sẽ gặp đủ mọi thứ phiền toái.

Nhớ lại chuyến về thăm Việt Nam trước đây, tôi thấy mình đã làm một việc thật dại dột. Tôi nghĩ tôi không bao giờ trở về Việt Nam nữa ngoại trừ khi Việt Nam có một chế độ dân chủ, tự do thực sự. Ngoại trừ khi luật pháp được thi hành đứng đắn và cho đến khi nào người Cộng sản không còn dùng thủ đoạn chụp cái mũ phản động lên đầu những người mà vì lý do này hay lý do khác, họ không ưa thích. Đến lúc đó chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm quê hương Việt Nam. Tôi biết ngày đó thế nào cũng có nhưng không thể có trong nay mai được. Tôi nói với cháu:

- Ông chưa biết. Chắc còn lâu lắm ông mới về Việt Nam.

Câu chuyện giữa ông cháu tôi đến đây thì tạm ngưng. Tôi đậu xe vào bãi rồi dẫn cháu vào lớp giao cho cô giáo. Trước khi vào lớp cháu nhắc là tôi chưa "thank you" cháu vì cháu đã chỉ cho tôi một chỗ đậu trong bãi đậu xe. Tôi phải xin lỗi rồi nói thank you cho cháu vừa lòng. Cháu vui vẻ vẫy chào tôi trước khi bước vào lớp. Trên đường về nhà tôi còn mãi suy nghĩ về cuộc chuyện trò với đứa cháu nhỏ. Những câu hỏi "Việt Nam ở đâu" "Sao không ở Việt Nam" và "Chừng nào về thăm Việt Nam" còn luẩn quẩn mãi trong đầu óc tôi.

Đến giờ tan học,
tôi đến đón cháu. Tôi muốn thử xem những từ ngữ tiếng Việt mà tôi mới dậy,
chaú nhớ được đến đâu,
tôi hỏi cháu:

- Con "cow" tiếng Việt là gì cháu còn nhớ không"

- Là con bò.

- Đúng. Còn con "horse".

- Là con ngựa.

- Giỏi. "Trunk" là cái gì của con voi"

- Là cái . . . cái gì há. . . cái . . . mũi của con voi phải không ông"

- Không phải. Cái vòi chứ không phải cái mũi.

- Ồ con quên.

- Không sao. Cháu nhớ được như vậy cũng giỏi lắm rồi. Bây giờ cháu muốn ăn gì ông mua cho.

- Hamburger .

Tôi lái xe đến tiệm Mc Donald's mua đồ ăn trưa cho cháu. Trưa hôm đó cháu tôi rất vui vì được ăn món ăn mà cháu rất ưa thích. Cháu nói cười hồn nhiên. Còn tôi thì đầu óc vẫn miên man về một đất nước nằm ở nửa vòng trái đất về phía bên kia.

Hải triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,429
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.