Hôm nay,  

Tiến Trinh Hoi Nhap

29/07/200200:00:00(Xem: 172227)
Người viết: PHAN HỒNG LIÊN

Bài tham dự số: 2-603-vb40724

Tác giả Phan Hồng Liên 30 tuổi, cư trú tại Westminster, tốt nghiệp cử nhân nghành Child Development tại đại học Fullerton vào tháng sáu 2002. Hiện đang chờ việc làm. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô.

Chớp mắt mới đây mà tôi xa Việt Nam đã mười hai năm rồi. Vậy mà tôi cứ ngỡ rằng không lâu gì lắm.

Hoa Kỳ là
nơi mà hàng triệu người Việt đều mơ tưởng và ao ước một ngày nào đó họ có thể đến được bên bờ tự do. Tôi cũng
như bao người khác, thường dệt nhiều mộng đẹp và vẽ cho mình một tương lai huy hoàng với đủ thứ phù phiếm xa hoa của cuộc đời trên xứ cờ hoa này.

Quả thật,
ngày đầu tiên vừa đặt chân tới Mỹ tôi đã bị choáng ngợp bởi sự ồn ào tấp nập quá độ tại phi trường. Tôi nhủ thầm, 'Thiên đường là đây' và như vậy là giấc mơ của cả gia đình tôi đã thành sự thật.

Thời gian đầu ở Mỹ tôi thấy thứ gì cũng đẹp mắt, nào đường phố thênh thang, nào nhà cửa rộng rãi, nào xe cộ sáng choang, nào những cửa hiệu với các kiến trúc tân kỳ,
và còn nhiều thứ khác đã làm tôi chìm đắm trong niềm vui bất tận. Tôi vui vẻ yêu đời và lạc quan trên mọi phương diện.
Thêm vào tôi được bố mẹ cưng chìu và không phải cực nhọc trong vấn đề mưu sinh như các anh chị tôi mặc dầu tôi đã mười tám. Ngày hai buổi tôi chỉ biết cắp sách tới trường để học thêm ngoại ngữ.

Dạo ấy,
vốn liếng Anh ngữ của tôi thật là tồi tệ. Nói ra thì thật xấu hổ vì tiếng Anh một chữ bẻ đôi tôi cũng không biết cho nên bố tôi phải lo cho tôi tất cả. Người thông thạo cả Anh lẫn Pháp văn vì thế mọi việc đều do bố tôi lo liệu. Bố là chỗ tựa vững chắc của đời tôi.
Hơn bao giờ hết tôi thấy sung sướng vì có mẹ cha yêu thương và các anh chị cưng chìu.
Tôi hãnh diện với bạn bè về gia đình mình và chẳng bị cú xốc nào về mặt tinh thần lẫn vật chất như những người khác thường gặp phải trong thời gian đầu. Có người bị xốc chỉ vài tháng sau khi tới Mỹ. Riêng tôi, hai năm sau mới lãnh cú xốc đầu đời về mặt tinh thần. Bố tôi bỗng nhiên nhuốm bệnh và qua đời.

Sự ra đi đột ngột của bố đã gây nên sự khủng hoảng trầm trọng về mặt tinh thần cho gia đình tôi và đặc biệt cho bản thân tôi. Thường trong các gia đình khác thì con cái hay đưa đón và thông dịch cho các cụ.
Còn tôi thì khác hẳn.
Bố vừa là tài xế vừa là thông dịch viên chính xác. Ngày bố chưa mất,
bố chở tôi đi học,
đưa tôi đi làm,
rước tôi đi mua sắm và đón tôi từ các nơi về. Tôi không biết lái xe và tôi cũng không cần biết lái xe vì bố là người tài xế uy tín, an toàn và tận tâm nhất rồi.

Ngày trước tôi như cây tầm gửi. Bố
là một thân cây vững chắc,
còn tôi chỉ
là loài dây leo yếu ớt.
Nay thân cây kia bỗng chốc ngã quỵ rồi. Tôi khóc thật nhiều vì mất đi người cha đáng kính,
vì mất đi chỗ nương tựa,
vì tôi cảm thấy mình vô dụng,
vì đau đớn,
vì sợ hãi và quan trọng nhất là vì tôi chưa từng biết cảm ơn về những việc mà bố đã làm cho tôi.
Tôi hối hận
vì không nhìn ra là bố đã hy sinh cho tôi thật nhiều.

Từ ngày mất bố,
tôi thiếu hẳn nụ cười và luôn lo sợ cho tương lai đen tối của mình.
Không còn Bố nữa, gia đình tôi có nhiều xáo trộn. Bỗng nhiên tôi cảm thấy câu nói,
'Con không cha như nhà không nóc' sao giống hoàn cảnh tôi quá. Các anh chị tôi dần dà mỗi người mỗi ngả và tôi cũng phải tập tành để sống. Tôi ghi danh đi học cùng chúng bạn và xin việc làm để giúp đỡ anh chị chi phí các thứ. Tôi cũng học lái xe, trau dồi thêm Anh ngữ và tiếp xúc với dân bản xứ thường hơn. Tôi bắt đầu quen việc và thích ứng vào môi trường mới, cộng thêm chút ít hiểu biết về luật lệ bên này.

Ra đời,
tôi cũng bị người ta ăn hiếp và bị đời hất ngã nhưng nhờ như vậy mà tôi được vững chãi hơn và biết tự bảo vệ lấy mình. Riết rồi tôi cũng chẳng sợ gì khi phải đương đầu với dân bản xứ.
Tôi đã biết bênh vực cho người nhà và biện hộ cho tôi lúc cần thiết.
Đời sống của tôi có chiều hướng khá hơn. Tôi được đi đây đi đó với người ta và học được nhiều điều hay lạ.
Tôi cũng biết chải chuốt và chưng diện cho mình đôi chút và rồi tôi cũng có người yêu để mà nhớ. Nhưng tháng ngày êm đềm không lâu dài như tôi tưởng.

Hai năm sau khi bố tôi qua đời, mẹ tôi bước thêm bước nữa. Lại thêm một lần tôi cảm thấy hụt hẫng và mất mát.
Hơn bao giờ hết,
tôi cảm thấy tôi rất cần me.ï
Tuy không còn bé bỏng để cậy nhờ mẹ như nhờ cậy cha, nhưng mẹ cũng là chỗ nương tựa tinh thần. Cảm giác mất cha giờ đây mất luôn cả mẹ cứ dằng xé tôi đêm ngày. Tôi giả vui với người, với đời,
với người tôi yêu,
và với chính bản thân tôi để che lấp đi sự tủi buồn.

Rồi ngày tháng cứ dần qua một cách tẻ nhạt cho đến lúc chính người yêu tôi rồi cũng phụ tôi. Thế là kết thúc một tình yêu đầu đời và tôi hoàn toàn bị thất vọng.
Một lần nữa tôi lại đi tỵ nạn nhưng kỳ này là tỵ nạn tình thương. Tôi khăn gói sang sống với chị tôi nơi tiểu bang lạnh hầu chôn vùi quá khứ và trốn tránh thực tại.

Tôi càng bực bội và bị xốc nặng hơn vì dân bản xứ nơi này quá kỳ thị và coi thường dân thiểu số. Họ nói tiếng Anh giọng miền Nam nên tôi nghe chẳng hiểu chi còn khi tôi nói thì đặc quánh giọng Á Đông thế là họ cũng không biết được là tôi muốn gì. Bỗng chốc tôi nhớ quê hương da diết và mong sao được một lần về thăm chốn cũ hầu trốn chạy những điều xót xa bẽ bàng trên xứ người. Cứ như thế tinh thần tôi sa sút trầm trọng và tôi trở nên ít nói.


Tôi đâm hận đời,
hận người,
tôi hận ngay chính mình.
Tôi trốn tránh thực tại và thu gọn vào thế giới riêng tư của tôi.

Lần thứ ba tôi bị đời hất ngã và chua xót cho phần số của mình. Tôi cố ngoi lên hòng tìm được một lối thoát nhưng càng vùng vẩy thì càng bị lún sâu.
Tôi như một người đang bị nước cuốn đi và trong lúc quá tuyệt vọng tôi đã buông xuôi và rơi tõm vào dòng nước xoáy. Tôi đánh mất lòng tin nơi chính bản thân tôi và đâm ngờ vực kẻ khác.
Tinh thần khủng hoảng,
nghị lực không còn,
ý chí thì không có và tôi trở nên bi quan, chán nản và căng thẳng cực độ. Bạn ơi! Tôi đã từng sống như vậy đấy. Thật là lãng phí quá phải không"

Rồi thời gian cũng làm tôi nguôi ngoai và quên dần sự thương đau.
Vết thương lòng không còn làm tôi nhức nhối, nỗi đau thiếu cha vắng mẹ đã dịu xuống và quyển sách đời tôi lại được sang trang.
Tôi
dần
biết chấp nhận những mất mát,
đau thương trong cuộc đời. Tôi tập xua đi những ý tưởng bi quan và đối diện với những khó khăn trong cuộc sống. Để lấp đi những khoảng trống trong tâm hồn tôi đọc nhiều sách vở và đã nhận ra rằng những đau thương mà tôi vướng phải không thể nào so được với những khổ nạn mà biết bao người đã phải gánh chịu.

Tình cờ tôi đọc được bài thơ Chấp Nhận của Nhất Tâm Lê Bá Phùng:

Chớ có than gì chuyện đắng cay

Thân ta chấp nhận cuộc chơi này

Gian nan ví tựa viên tiêu sọ

Khổ cực xem là chén rượu cay

Nghèo đói cầm bằng cơn gió thoảng

Nhọc nhằn như thể đám mây bay

Còn trời,
còn đất,
ta còn sống

Hạnh phúc vinh sang lại có ngày

Bài thơ cho tôi nụ cười, giúp tôi có thêm nghị lực để tự rèn luyện mình để đưỡng đầu với đời.
Sau một thời gian tự lập tôi nhận ra mình đã trưởng thành và chững chạc hơn nhiều so với lúc trước. Sau nhiều suy nghĩ,
tôi quyết định trở lại học đường. Tôi trở về California vào mùa Xuân năm 1998 và ghi danh vào Orange Coast College để học nguyên thời gian. Mục đích đầu tiên cho tương lai gần của tôi là lấy chứng chỉ và bằng hai năm sau đó thì chuyển lên đại học.

Vậy đó mà đã hơn bốn năm rồi và tốt nghiệp với mảnh bằng cử nhân về Child Development vào đầu tháng sáu. Tôi hài lòng và hãnh diện về những thành tích mà tôi đạt được. Tôi vui vì cuối cùng đã theo kịp chúng bạn và có thể trội hơn một số người.

Hiện nay tôi đang sống vui vẻ thoải mái và đang sinh hoạt tích cực trong nhiều hội đoàn cả Việt lẫn Mỹ. Tôi tham gia vào các việc bác ái cho cộng đồng Việt Nam cũng như các cộng đồng bạn. Tôi đã hội nhập dần vào văn hóa của dân bản xứ và cũng đang nổ lực duy trì bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình.

Tôi đã nhập quốc tịch, là một công dân Mỹ, nhưng trước khi trở thành công dân Mỹ tôi đã là người Việt Nam.
Tôi không muốn đánh mất đi cội nguồn nhưng cũng không để mình bị tách rời hay quên lãng giữa đám bạn ngoại tộc. Vì thế tôi đã và đang nổ lực không ngừng và cố gắng để ít nhất góp được tiếng nói cho sinh viên Việt Nam vào những công tác xã hội.
Tôi không thích hứa suông hoặc làm việc gì qua loa cho xong chuyện. Nếu tôi không làm thì thôi, mà làm thì làm cho đến nơi đến chốn.
Tôi rất trọng chữ tín vì vậy tôi gây được khá nhiều cảm tình và tạo được sự tin tưởng với những người không cùng chung nòi giống cũng như giữa các bạn đồng ngôn. Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy tự hào về bản thân và dân tộc mình.

Tôi vui vẻ,
lạc quan,
yêu đời,
yêu người,
và quan trọng nhất là tôi yêu chính bản thân tôi cũng như quí mạng sống mình và cố gắng không để phí phạm dù là một giây phút nào trong đời tôi như tôi đã từng lãng phí trước đây. Tôi thầm tạ ơn Thượng Đế đã cho tôi hiện hữu trên cõi đời này và cám ơn Cha Mẹ đã tạo nên hình hài và đã đem tôi đến bên bờ tự do.
Tôi xin cám ơn những ai đã từng khuyên nhủ, nâng đỡ và an ủi những lúc tôi tuyệt vọng và thất bại trong cuộc sống. Tôi cũng không quên cám ơn những ai đã từng hất hủi,
xô đẩy tôi tới bờ vực thẳm vì nhờ vậy mà tôi mới lớn khôn và tìm thấy chính bản thân tôi cũng như tìm ra chân lý và giá trị của một con người.

Tôi xin dùng bài thơ sau đây của một người bạn để thay lời kết cho bài văn tự thuật này, và cũng xin dùng nó như lời tri ân chân thành nhất để gởi đến những ai đã từng có duyên hội ngộ với tôi dù chỉ một lần:

Cám Ơn

Thơ của Lê Trung Nghĩa

Cám ơn cha cho con nền móng

Trên con đường danh vọng đi qua

Con nhớ mãi lời của cha

Dạy cho con làm nhân và xử thế

Cám ơn mẹ cho con dòng suối

Đã tảo tần nuôi lớn khôn con

Để con về trong mõi mòn

Tắm suối mát ngọt ngào mơ ước

Cám ơn cô đã cho kiến thức

Dưới mái trường nô nức tuổi thơ

Và ơn thầy chắp cánh mơ

Cho tuổi đời vút cao chờ ngày mới

Cám ơn bạn sẻ chia tâm sự

Những thăng trầm quá khứ khôn nguôi

Những khắc khoải chảy ngược xuôi

Bạn cùng ta buồn vui san sẻ

Cám ơn em cho anh bóng mát

Của chuỗi ngày nặng nhọc nắng mưa

Đời tô điểm những buổi trưa

Khi cuộc sống phồn hoa vừa yên giấc

Cám ơn đời một lần hất ngã

Để thấy rằng mình đã lớn hơn

Vấp ngã để biết tô sơn

Bức tranh đời muôn màu mơn nhịp sống.

Phan Hồng Liên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Người viết định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau nhiều năm ngưng viết, mừng cô viết trở lại. Mong mạnh dạn tiếp tục.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới của ông là chuyện về một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là một du ký mới của bà.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết phăng phăng bằng giọng yêu đời và yêu người thuộc đủ loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Bài viết gần nhất của tác giả “Có Những Tấm Lòng” mới phổ biến tuần trước, ngày 24 tháng Bẩy. Vì bài mới nhất liên quan tới thời sự, nên xin đặc biệt phổ biến sớm.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài viết mới nhất của tác giả cho thấy bút pháp cho thấy tác giả đã tự vượt chính mình thêm một đoạn dài. Mong ông tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến