Hôm nay,  

Pharmacy Một Tuần Ký Sự

24/07/200200:00:00(Xem: 247859)
Người viết: Karen N. Nguyen

Bài tham dự số: 2-599-vb60719


Tác giả Karen Ngọc Khanh Nguyen cư trú tại Maryland, cho biết cô tuổi Nhâm dần, nghề nghiệp: Pharmacist. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô, viết về một đồng nghiệp người Mỹ nghiện ma tuý. Sau đây là bài viết thứ hai của cô, kể về công việc trong một pharmacy. Ước mong Karen sẽ tiếp tục viết thêm.

*

Chín giờ sáng thứ bảy, Kim vào Pharmacy, bắt answer machine lên thì đã có message của một bà nurse tên Gali để lại. Message dài lê thê, kể ra cả chục tên thuốc cho một bệnh nhân tên là Mr. Pham, mà chẳng nói phát bao nhiêu viên, dose uống ra sao hết, tên bác sĩ cũng chẳng có! Bà Gail nhắn pharmacist gọi lại hospital để "I will provide you more information" chấm hết!

Aaaa, Kim kêu thầm khi check trên computer. Ông cụ là khách quen của tiệm, người VN tuổi trên 70 có medical và medicare. Theo pharmacy law của state này, pharmacist không thể nhận toa thuốc qua phone, mà chỉ có thể nhận qua fax, hoặc là customer phải mang toa bác sĩ viết tới pharmacy để fill thuốc. Có vẻ ông cụ mới xuất viện từ hospital ra, Kim đoán chừng khi nghe danh sách thuốc bà nurse gọi. Kim lòng vòng trong tiệm, check thì thấy tiệm có gần đủ thuốc cho ông cụ, chỉ có loại thức ăn lỏng tên Resource plus thì không có, phải special order, nhanh nhất thì thứ hai mới có được.

Kim gọi vào hospital, bà nurse chẳng nói ông cụ nằm ở floor nào, unit nào, phải qua một lô connection mới kiếm được floor bà nurse tên Gail làm việc. Một cô receptionist bắt phone, để Kim chờ lâu lắc, rồi bàn giao Kim cho một bà nurse khác. Bà này nói Gail đang nghỉ break, chừng ½ tiếng nữa pharmacy gọi lại được không. Kim xin nhắc lại là Kim gọi từ pharmacy về chuyện Mr Pham, xin Gail gọi lại cho Kim, cho luôn số fax để xin Gail fax toa thuốc tới tiệm.

Thứ Bảy đầu tháng pharmacy bận túi bụi, điện thoại reng liên tục, khách tới fill thuốc đông nghẹt. Kim và Lisa, nhỏ technician, chạy vòng vòng trong pharmacy, Lisa đánh Label, còn Kim lo check label, check dose, drug interaction, đếm thuốc, dán nhãn, trả lời phone, làm không ngơi tay.

10 giờ sáng, điện thoại reng. Customer cần nói chuyện với pharmacist. Người gọi tới là Vickie, con gái của Mr Pham. Vickie hỏi thăm xem thuốc của ba cô đã xong chưa để cô ra pick up. Kim bắt đầu thấy nhói tim, phải nói với Vickie là nurse chưa gọi tới, chừng nào có toa Kim sẽ fill và gọi Vickie ngay. Kim đi check cái máy fax, chẳng thấy gì hết. Check answer machine của pharmacy cũng không có message gì mới hết, đành chờ vậy chứ biết sao.

Một bà cụ sắp đi xa bằng xe Greyhound, lại có bệnh say sóng, tới pharmacy hỏi Kim có thuốc trị motion sickness bán không cần toa bác sĩ hay không. Kim dắt bà cụ ra quầy thuốc over the counter, chỉ mấy loại tiệm đang bán. Bà cụ thấy có cái bracelet trị motion sickness, lại hỏi xem cái đó có effect hay không, lại phải mất một hồi thuyết phục bà cụ uống thuốc viên cho có hiệu quả. Chuyện cái bracelet Kim không dám nói 50% đeo có hiệu quả, 50% không có hiệu quả vì Kim chưa thấy người
quen nào dùng hết, giới thiệu sợ tiền mất tật mang.

Một ông cụ cắt cỏ ngoài vườn có lẽ va nhầm mấy cây poison ivy, 2 cẳng chân nổi lên từng vệt đo đỏ, bảo là ngứa quá, có thuốc gì trị hay không. Kim chỉ ông cụ ra quầy First aid, mua Hydrocortisone cream về thoa và mua Benadryl uống cho đỡ ngứa, dặn ông cụ nếu sau weekend mà vết ngứa lan ra, nặng thêm, thì phải gặp bác sĩ thôi.

Vừa quay lại pharmacy, có ông khách đưa Kim cái toa thuốc, hỏi ngay: "Nghe nói thuốc này đắng quá, có cách nào làm thuốc đỡ đắng không pharmacist"" Kim nhìn toa thuốc thầm trách ông bác sĩ viết toa, giá mà ông đươc thử mấy cái antibiotic cho con nít chắc sẽ chọn thứ thuốc khác có better taste hơn, con nít đỡ suffer, đỡ khóc lóc mỗi lần bị cho uống thuốc. Cái thuốc trong toa, Cleocin pediatric suspension, mix xong y như là nước vôi sơn tường, mà lại có mùi hăng hăng như nước hoa của bọ xít vậy. Kim trả lời là có thể mask phần nào thôi, chứ không mask hoàn toàn 100% được. Flavor thuốc thì pharmacy charge thêm $3.50 nữa. Ông khách gật đầu cái cụp liền, xin pharmacist cho mùi orange nha, con gái tôi thích mùi đó lắm.

Cô bé cỡ 5, 6 tuổi tóc đuôi ngựa màu vàng rơm đứng gần bên nhìn Kim nhoẻn miệng cười, chưa biết là bé sẽ phải uống 1 thứ nasty antibiotic cứ 6 giờ 1 lần trong cả 10 ngày. Tiệm có đủ thuốc cho cô bé, trong lức Lisa type info vào computer để ra label thì Kim đi mix thuốc. Cô bé cần đến 4 hũ thuốc, mỗi hũ 100cc, Kim phải đếm bao nhiêu giọt sweetening enhancer, bao nhiêu giọt bitterness suppressor rồi sau đó phải mask bằng mùi lemon/lime trước khi cho mùi orange vào. Đang đếm từ 1-100 giọt lần thứ không biết bao nhiêu thì Lisa bảo là Vickie gọi tới nữa, muốn nói chuyện với pharmacist.

Nói tiếng anh mỏi miệng quá, Kim hỏi Vickie nói tiếng Việt được không. Vickie trả lời được. Kim sổ ngay một tràng tiếng Việt với Vickie, hứa hẹn là sẽ gọi bà nurse ở hospital lần nữa, Kim hứa là khi nào có toa sẽ fill ngay và gọi Vickie, tiệm đóng cửa 7 giờ tối nhưng nếu cần thì Kim sẽ ở lại chừng nào bác ở nhà có thuốc tối nay thì thôi, đừng có lo. Kim nói vậy mà chỉ mong bà Gail trả lời phone mau mau, chứ thứ bảy tiệm Kim chỉ có 1 pharmacist, làm từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối, fill trên 150 toa thuốc, vậy cũng đủ phờ người rồi.

Kim lại gọi hospital. Kỳ này nhỏ receptionist nói bà nurse tên Gail đang thăm bệnh nhân, chút nữa Kim gọi lại được không, Kim nói với nó là Kim gọi mấy lần rồi bệnh nhân xuất viện về nhà rồi mà chưa có thuốc, Kim kiến quyết chờ Gail, chờ bao lâu cũng được, nhưng Kim không muốn gác phone rồi lại gọi nữa. May quá một hồi sau Kim thấy như một thế kỷ, Gail bắt phone. Nghe tiếng bà Gail mà Kim tưởng như sắp trút được gánh nặng ngàn cân. Kim nói với Gail là Mr Pham là medical assistance patient, cần phải có faxed prescriptions thì insurance mới cover. Bác sĩ điều trị cho Mr Phạm về mất rồi, bà Gail nói phải tìm bác sĩ khác để ký vào mấy toa thuốc rồi mới fax cho Kim được. Kim nói Gail fax discharge order của hospital tới cho Kim đi, trong đó thế nào cũng có chữ ký của bác sĩ, Kim kêu Gail đừng gác phone, đợi Kim nhận được fax rồi có gì thắc mắc hỏi luôn.

Buổi trưa pharmacy vẫn đông khách, mắt Kim nhìn toa thuốc, tay Kim đếm thuốc, dán nhãn mà cổ Kim còn phải kẹp cái phone để còn nói chuyện với bà nurse Gail trong nhà thương. Nhỏ Lisa tới gần Kim, thì thào: "bà khách đứng kia đợi gần nữa tiếng đồng hồ rồi Kim check hai cái toa này đi."

Đang check thuốc mà máy fax reng, Kim cầu mong cái máy đừng hết giấy nữa chừng. Lo vậy mà đúng, tụi Mỹ nói cũng không sai "When it rains, it pours!" đủ thứ chuyện đổ dồn một lượt. Kim phải kêu Lisa thay giấy máy fax, thường Kim và Lisa hay để ngược cuộn giấy, phải sửa lại, còn kỳ này may sao cuộn giấy để đúng chiều, toa thuốc của Mr Pham ra khỏi máy fax đẹp như mơ.

Kim đọc qua mấy tên thuốc, sao có cái dose gì kỳ quá vậy" Metoprolol 12.5mg daily. Cái thuốc này mỗi viên uống là 50mg, một viên đã nhỏ xíu xiu, cắt ra một phần tư viên coi bộ không xuôi chút nào hết. Kim check với Gail, Gail trả lời đúng rồi, 1 phần tư viên đó, ngày nào Gail cũng cắt cho Mr Pham hết. Tay nurse split thuốc còn khéo, liệu người nhà Mr Pham có cắt viên thuốc làm tư được hay không. Kim suy nghĩ. Kim gọi Vickie, nói có toa thuốc rồi, Kim fill liền, chừng 1 tiếng, 1 tiếng rưỡi nữa là ra pick up thuốc được. 10 toa chứ có ít ỏi gì đâu. Đọc cái discharge order chữù chi chít, Kim phải uống 1 hộp Mountain Dew cho tỉnh người mới đọc nổi.

Lisa bắt đầu type info vào computer. Mọi thứ thuốc của Mr Pham đều được Medicaid cover, trừ cái thuốc cuối cùng: Resource Plus. Cái reject message trên computer hiện rành rành dòng chữ: "not covered under medical assistance" Kim gọi insurance company, cái answer machine trả lời giọng lạnh băng: Office chỉ mở cửa giờ hành chánh từ thứ hai tới thứ sáu 8 giờ sáng tới 6 giờ chiều thôi. Kim gọi Vickie, nói cho Vickie hay là thức ăn của Mr Pham không được insurance cover. Vickie ngẩn người, nói là ông cụ bị dyphagia, không có nuốt solid food được, phải truyền thức ăn lỏng vào người 6 lần 1 ngày, insurance sao lại không cover" Kim hỏi Vickie nhà có Resource Plus cho ông cụ hay không. Vickie nói là hospital có vài ngày supply, thôi thì đành phải đợi đến thứ hai để pharmacy gọi insurance company vậy chứ biết làm sao.

Chỉ nói chuyện gọi điện thoại kiếm bà nurse tên Gail và mấy cú phone cho Vickie mà choán mất 1 mớ thời gian, screw up ngày thứ bảy.

Thứ bảy đẹp trời, đâu ai muốn la cà ở pharmacy lâu. Điện thoại on hold, customer đợi hoài không thấy thuốc fill xong, có người có vẻ không hài lòng. Kim ráng làm hết sức mình, nhưng coi bộ không thể thực hiện câu "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" cho 100% customer được. Có insurance cover tiền thuốc là tốt rồi, vậy mà nhiều người vẫn nhăn nhó vì copay quá cao. Customers nhiều người phải mất một thời gian mới hiểu rằng cái thuốc mình mua năm trước trả copay cp $5-$10 insurance coi nó là preferred drug trong formulary, còn năm nay insurance đổi ý, xếp thuốc đó thành non-preferred drug, copay nhảy vọt tới $25-$35. Kim giải thích và gọi điện thoại cho insurance company mệt ngất ngư luôn.

Thời gian trôi qua, thuốc của Mr Pham đã xong, thành một bịch to tướng để trên pharmacy counter, mà chẳng thấy ai tới lấy hết. Sáu giờ chiều, Kim gọi điện thoại tới nhà Mr Pham, người nhà nói Vickie đang trên đường tới tiệm, vậy là phải chờ chứ biết sao, bảy giờ tối cũng chẳng thấy Vickie đâu. Lisa hỏi Kim mình close pharmacy được chưa, Kim nói là close đi.

Kim cất bao thuốc của Mr Pham vào bên trong pharmacy, rồi chờ ở phía ngoài thêm chút nữa. Bảy giờ năm phút, bảy giờ mười phút. Mấy anh cleck xếp hàng ở phía ngoài hỏi Kim sao pharmacist chưa về nhà đi, Kim nói là còn một customer nửa. Kim định ra về thì thấy có 1 cô á châu chạy tức tốc vào pharmacy. Vickie xin lỗi quá xá, bảo là có một cái xe chết máy dọc đường tới đây chắn hết 1 lane, mà đường từ nhà Vickie tới pharmacy chỉ có 2 lane, police phải điều khiển traffic, nên mới trễ. Cash register ở pharmacy close hết rồi, Kim phải mang bao thuốc của Mr Pham ra phía ngoài để họ ring up cho Vickie. Kim về nhà, tối đó đi ngủ sớm, coi như hết một ngày thứ bảy!

Thứ Hai Kim đi làm shift tối, từ 1 giờ trưa tới 9 giờ tối. Kim vừa bước vào pharmacy là nhỏ Lisa nói ngay liền: "Kim ơi, em gọi medical assistance rồi để hỏi vụ Resource Plus cho Mr Pham, họ nói là pharmacy phải bill qua medicare trước, chừng nào medicare từ chối thì medical mới cover". Kim kêu Lisa bill cái prescription của Mr Pham qua Medicare. Ngay lập tức trên computer hiện ra reject message của medicare. Kim đọc cái message mà chẳng hiểu thiếu cái gì nữa, gọi medicare thì được cho biết là phải có letter of medical necessity fax tới cho medicare, sau đó họ nghiên cứu rồi mới quyết định có cover thuốc cho Mr Pham hay không.

Anh chàng đại diện medicare bên kia đầu dây fax tới cho pharmacy 1 bản chỉ dẫn và 2 trang giấy chữ nhỏ chi chít. OK Kim đọc thì thấy pharmacy phải điền phần A và D, còn bác sĩ thì điền phần B & C của hồ sơ. Nhưng bác sĩ nào kia" Kiếm ông bác sĩ ở bệnh viện coi như chuyện mò kim đáy biển rồi, Kim nghĩ vậy. Kim tự hỏi không biết family physician của Mr Pham điền hồ sơ được không. Kim gọi điện thoại tới nhà Mr Pham ngay sau đó, ông cụ đích thân bắt phone, giọng thều thào nghe rất yếu, tên bác sĩ gia đình ư! Ông cụ không biết, mọi chuyện là Vickie lo hết, cụ nói vậy. Cụ sẽ nhắn Vickie gọi tới pharmacy ngay thôi.

Một hồi sau Vickie gọi tới pharmacy. Vickie cho Kim số phone của ông bác sĩ Smith, family physician chăm sóc bố cô. Kim gọi tới đó hỏi xin số fax, xong rồi ngồi viết một cái note giải thích cho bác sĩ Smith là Mr Pham mới xuất viện, insurance cần doctor điền vào phần B & C của hồ sơ đính kèm để họ cover thức ăn lỏng cho ông cụ. Kim xin doctor Smith fax hồ sơ lại cho pharmacy để Kim fax tới medicare office, nhân thể viết luôn số fax của medicare cho bác sĩ Smith. Phía medicare nói với Kim là khi họ nhận hồ sơ, chỉ mất 24-48 tiếng sau là có kết quả xem thuốc Mr Pham được cover hay không ngay thôi. Kim gọi Vickie, vắn tắt kể là hồ sơ đã xúc tiến tới đâu tới đâu rồi. Mấy tiếng sau, Kim kêu Lisa bill thử toa thuốc qua medicare, vẫn không được cover như trước.

Sáng thứ ba, Kim nhờ Lisa fax lại hồ sơ và note yêu cầu của pharmacy tới cho bác sĩ Smith. Kim gọi tới phòng mạch, cô receptionist nói là đã nhận hồ sơ, chừng nào bác sĩ Smith tới thì sẽ trình cho ông xem ngay thôi, pharmacist cứ an tâm đi. Chiều thứ ba vẫn không thấy có dấu hiệu gì tốt đẹp từ medicare. Thuốc của Mr Pham vẫn tiếp tục bị từ chối. Ông pharmacy manager, boss của Kim, bảo Kim là case của Mr Pham coi như là Kim giải quyết đó nhe. Kim hỏi lại Boss là còn viên Tylenol nào không cho Kim một viên, bắt đầu Kim thấy nhức đầu nữa rồi.

Sáng thứ tư, Vickie gọi hỏi thăm xem chuyện thuốc men của ba cô tới đâu rồi. Kim nói với Vickie là pharmacy tụi Kim cứ vài giờ là thử bill cái toa thuốc đó qua medicare và bao giờ cũng nhận được message là medicare chưa nhận được giấy tờ bác sĩ chứng nhận. Vickie nói với Kim là bố cô sắp hết Resource Plus rồi, Kim order một case được không. medicare của Mr Pham chưa trả lời trả vốn gì hết, còn medical của ông cụ thì cứ bảo chừng nào medicare không cover thì họ mới cover. Kim hỏi Vickie trả tiền mặt được không, 1 case có 27 can, cở 30 dollars. Vickie than thở, sao mà insurance nó rắc rối đến như vậy chứ. Kim ráng an ủi Vickie, nói chắc vài ngày nữa thì chuyện đâu ra đó, mà trong lòng thấy hy vọng cho chuyện này như là ánh sáng cuối đường hầm vậy. Giấy tờ của Mr Pham không biết lưu lạc chỗ nào kìa, mai chắc Kim phải bấm bụng gọi văn phòng ông bác sĩ Smith nữa mới được.

Ngày thứ năm, bà nurse đến nhà check sức khỏe của Mr Pham gọi điện thoại đến pharmacy tìm Kim. Bà hỏi Kim chuyện Resource Plus của Mr Pham tới đâu rồi, tại sao ông cụ có cả medical và medicare mà người nhà vẫn phải bỏ tiền túi ra trả. Tức nước vỡ bờ, Kim giải thích một hồi lâu cho nurse hay tất cả những gì pharmacy đã làm cho tới nay, và Kim xin bà nurse có cách nào lấy cái letter of medical necessity mà bác sĩ Smith chứng nhận cho Mr Pham, fax tới cho Kim, là Kim cám ơn không biết để đâu cho hết. Bà nurse hứa là sẽ xem xét và gọi lại cho Kim ngay. Vài tiếng sau bà nurse của Mr Pham gọi lại. Hóa ra là doctor Smith, ông family physician của Mr Pham đi vacation từ tuần trước, giấy tờ hồ sơ chất đống trong văn phòng ông ta, không có bác sĩ nào ký cái gì hết. Bà nói là đã thu xếp tìm được một ông bác sĩ khác, doctor Patel, bảo đảm ông ấy sẽ trả lời ngay thôi. Kim fax đi, doctor Patel quả là cứu tinh, trả lời ngay trong vòng 1/ 2 tiếng, viết rất chi li những chi tiết trong hồ sơ giải thích tường tận tại sao Mr Pham cần đến thức ăn đặc biệt như Resource Plus. Kim ra về lúc 4 giờ chiều, dặn ông pharmacy manager làm ca tối nhớ lâu lâu try xem thuốc của Mr Pham có đươc medicare cover chưa.

Kim làm sáng thứ sáu, vào pharmacy, Kim thấy ngay note của boss Kim để lại. Thuốc của Mr Pham vẫn không được cover. Tối qua medicare đóng cửa mất rồi, ông không contact được, sáng thứ sáu Kim nhớ gọi insurance, ông viết lại. Kim gọi medicare, kỳ này medicare nói là information pharmacy cung cấp không đủ.

Sao lại không đủ kìa" Kim có viết là ông cụ cần 6 can Resource Plus có bao nhiêu cc, cung cấp bao nhiêu calorie, và Mr Pham. May quá là may, có 1 case Resource Plus mới nguyên Kim order thêm còn ở trong pharmacy, Kim chạy tới mở ra tìm thấy mấy cái info cần thiết. Cuối cùng thì phía Medicare đồng ý cover thuốc cho Mr Pham.

Kim in ra được cái label, điều quan trọng nhất là phần copay của Mr Pham la zero dollar. Medicare cover hoàn toàn thức ăn đặc biệt này cho ông cụ. Kim thở phào nhẹ nhõm, bắt phone gọi Vickie ngay. Vickie cũng mừng quá chừng, cám ơn Kim đã giúp chuyện insurance mấy ngày qua. Vickie hỏi Kim: "Chị Kim ơi tháng tới thuốc men của bố em có chuyện gì rắc rối nữa không" Bác sĩ nói bố em phải dùng Resource Plus luôn rồi đó" Kim nói với Vickie là cứ yên tâm đi, chuyện đâu vào đó cả rồi. Thật sự Kim nghĩ trong lòng, tháng tới Kim cũng mong là insurance của Mr Pham không làm gì trở ngại nữa hết, nhưng đây là health insurance ở Mỹ mà, thay đổi hoài hoài, ai mà biết trước được chuyện tháng sau.

Bây giờ Kim chỉ thấy là trong ít nhất 3 tuần còn lại, Kim không phải gọi insurance hỏi về chuyện thuốc men cho một trong hàng ngàn customers của pharmacy nữa. Chuyện xảy ra tháng sau thì tháng sau sẽ giải quyết vậy.

Karen Ngọc Khanh Nguyễn

Pharmacist-Maryland

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,103
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.