Hôm nay,  

Tưởng Như Hình Bóng

24/07/200200:00:00(Xem: 152312)
Người viết: PHẠM NGỌC HƯƠNG

Bài tham dự số: 2-598-vb50717

Tác giả cho biết bà sanh năm 1961, chỉ mới theo chồng đến Mỹ tháng 3/ 2002, hiện chưa có việc làm. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà Hương chính là tâm tình của người vừa chân ướt chân ráo tới Mỹ. Xin mời cùng đọc.

Tôi sanh ra ở Saigon và lớn lên ở Biên Hòa, một vùng đất nổi tiếng về xứ bưởi ở miền Nam nước Việt.

Trải qua thời thơ ấu trong chiến tranh, rồi lớn lên trong nền hòa bình của chế độ CS, ký ức tôi không bao giờ quên được những ám ảnh về nỗi kinh hoàng mà tôi đã sống giữa dòng chiến cuộc.

Nhà tôi nằm gần phi trường Biên Hòa, mục tiêu mà VC thường hay "pháo kích",
và nhà dân là điểm đến cuối cùng của các quả pháo. Còn nhớ thời ấy, mỗi khi đêm xuống tôi thường lo sợ và thầm cầu nguyện cho trời mau sáng để không còn nghe tiếng còi hụ báo động, tiếng vút của quả pháo và tiếng nổ của bom rơi. Ngay khi còn nhỏ, có lần tôi đã bàng hoàng, uất hận khi biết cả gia đình một bạn học đều chết vì bị pháo kích đêm qua.

Dù sao, tuổi thơ vẫn là tuổi thơ. Ngay trong cảnh bom rơi đạn lạc, lũ trẻ trong xóm chúng tôi sau buổi tan trường vẫn không quên tụ tập nơi mảnh đất bỏ hoang cách phi trường Biên Hòa bằng con lộ chính để vui chơi, nghịch ngợm.

Một hôm đang vui đùa hớn hở giữa buổi trưa hè nắng gắt, chúng tôi bỗng nghe những tiếng cười nói ồn ào, tiếng hò reo phấn kích phát xuất từ hai chiếc xe nhà binh. Cả hai xe dừng lại trước lũ trẻ chúng tôi. Trên xe, toàn là lính Mỹ. Những ngưới lính với
áo
trận còn bám đầy bụi đường đất đỏ, nhưng mặt mũi rạng rỡ nụ cười. Họ phân phát cho chúng tôi đủ thứ bánh kẹo, trái cây, bom, táo, vv… xoa đầu chúng tôi rồi tiếp tục lên đường.


Mang quà bánh kẹo về nhà, tôi có hỏi ba tôi tại sao người Mỹ lại cho chúng tôi bánh kẹo nhiều như thế, ba tôi bảo: "Người Mỹ họ rất quý trẻ con, họ hành quân về, họ vui mừng và thấy con nít họ nhớ đến con cái họ."

Kể từ đó hình ảnh những người lính Mỹ với nụ cười hiền hòa thân thiện in đậm mãi trong ký ức tôi không bao giờ phai nhạt. Trong tiềm thức bé nho,û tôi chỉ biết họ đến từ một nơi nào đó xa xôi lắm. Không hiểu vì lẽ gì họ đã phải từ giã gia đình, vợ, con, hạnh phúc cá nhân để đến với đất nước tôi tham gia cuộc chiến.

Và rồi chiến tranh cũng chấm dứt sau ngày 30/4/75. Lúc ấy tôi 14 tuổi, toàn thể học sinh chúng tôi đều phải tham gia vào "đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh" với khăn quàng đỏ trên vai. Bài hát "Như có Bác Hồ" luôn là bài đầu môi cho tất cả mọi buổi sinh hoạt. Đủ thứ tư tưởng về bác và đảng mỗi ngày được bơm vào đầu óc trong sáng của chúng tôi qua những buổi sinh hoạt đội, bằng những bài học trên lớp. Bộ môn học nào cũng đều có bác và đảng chen vào. Môn "Đức dục"
khi xưa tôi học được thay thế bằng môn "đạo đức" mà trong đó "đạo đức cách mạng" là ngọn đuốc soi đường chúng tôi tiến bước. Môn "quốc sử" được thay bằng môn "sử ký". môn "Lịch sử đảng" với các “anh hùng “ khác thường như chị Út Tịch, chị Sứ, anh Trỗi vv… Môn văn học thì kể đủ thứ chuyện quái đản về “giặc Mỹ”.

Là đứa trẻ lớn lên ở miền Nam, Tôi không tin những gì tôi đã học ở nhà trường và những gì tôi tận mắt chứng kiến ngoài thực tế.

Là "đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh" chúng tôi phải tham gia rất nhiều buổi sinh hoạt của đội như: Lao động gây quỹ bằng những buổi lao động ngoài trời nắng gắt, đốn những đám cỏ cao ngút đầu ở vùng "Thái Phước-Long Thành" khiến lũ nhỏ chúng tôi rã rời tay chân sau những ngày cuốc cỏ trồng mì. những buổi "trồng cây nhớ Bác" dọc hai bên con lộ xa tít mồ hôi nhể nhại với khăn quàng đỏ lòng thòng không dám lấy chậm mồ hôi, những ngày đạp xe đạp lộc cộc leo dốc với nước, lương thực "tự túc" lên "Nghĩa trang liệt sĩ"...

Chính những buổi lao động kiểu trên sẽ quyết địnhlời phê cuối năm trong "học bạ" của chúng tôi ở mục "lao động" và "sinh hoạt tập thể". Nếu bị phê "không có tinh thần tham gia lao động và sinh hoạt" thì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình học tập và thi cử sau này.

Mỗi lần nhìn thấy những xe chở lính, tôi lại nhớ hình ảnh người lính Mỹ với nụ cười hiền hòa hôm nào và tự hỏi những người lính Mỹ đó bây giờ đang ở đâu"

Tôi không hiểu gì nhiều về nước Mỹù, chỉ nghe ba tôi nói rằng đó là một đất nước giàu có lắm ở rất xa chúng ta đến nữa vòng trái đất,
ở đó trẻ em luôn được quý trọng và người dân luôn sống trong thanh bình và hạnh phúc, không như chúng tôi, phải lao động cực khổ ở những nông trường hoang vu với những bữa ăn tự túc bằng rau lang nhặt bên hè và những nồi sắn luộc độn cơm.

Nhờ chịu khó trao dồi kinh sử và lý lịch gia đình tương đối, tôi đã đậu vào đại học. Sau 4 năm sống nhờ những bữa cơm nửa gạo nửa thóc với những thau canh rau muống cắt khúc lỏng bỏng của ký túc xa, tôi ra trường, đi làm.

Nơi công ty quốc doanh tôi làm việc, không khí luôn luôn có bới móc, dành dựt, căng thẳng.

Và rồi số phận đã đưa đẩy tôi lấy chồng và theo chồng về nước Mỹ, đất nước của những người lính mà nụ cười rạng rỡ hiền hòa đã in đậm trong ký ức, đất nước mà thởu thiếu thời tôi thầm mơ ước được đặt chân đến để được thấy cuộc sống văn minh, hiện đại với những trẻ em được xã hội trân trọng và yêu mến.

Quả thật như ba tôi từng nói, nước Mỹ xa thật. Vượt qua cuộc hành trình dài mười mấy tiếng đồng hồ, từ trên cao nhìn xuống, tôi đã thấy Los Angeles hùng vĩ với những khu nhà được thiết kế thẳng tắp, nề nếp chứ không lộn xộn như thành phố Saigon, những freeway chồng chất lên nhau chằng chịt.

Tại đất nước tôi năm 2001 vừa khánh thành xong cầu Mỹ Thuận. Đây là một kỳ tích lịch sử, tất cả báo, đài, truyền hình hàng ngày đều đưa tin. Khi nhìn thấy freeway rồi tôi mới biết cầu MỹThuận quê hương tôi thật bé nhỏ làm sao!

Ngày đầu tiên ra phố, gặp người Mỹ nào trên đường họ cũng đều mĩm cười chào hỏi thân thiện mặc dù chưa từng quen biết. Tôi chợt nhớ đến người lính Mỹ năm xưa với nụ cười hiền hòa, không biết giờ này anh đang làm gì, đang sống với gia đình, đang làm việc trên đất nước này, hay là đã mãi mãi nằm xuống trên đất nước quê hương tôi bên bờ đại dương xa thẳm.

Bây giờ mỗi khi ra phố, tôi vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng một nụ cười trên môi và một vẫy tay khi gặp một người dân Mỹ. Ở nơi đây người dân có ý thức cao trong đời sống, bất cứ nơi đâu hay làm điều gì họ cũng sắp hàng, chậm rãi không gây ồn ào mất trật tư. Tôi cũng chạnh nhớ đến những chuyến xe đò, xe lửa của quê hương tôi, tất cả mọi người đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ đều ra sức chen lấn để mua vé, có vé rồi thì chen lấn lên tàu, lên tàu thì giành nhau chỗ ngồi, một cảnh hỗn độn, tiếng cải vã chí chóe vang rền.

Ở đây mọi thứ đều thanh bình, lặng lẽ, chưa bao giờ ở Việt Nam tôi thấy được những con sóc thản nhiên trên hè phố, ở đây các chú sóc tha hồ chạy nhảy đùa giỡn nhau trên sân cỏ, chạy trên dây điện, gặp người chúng dừng lại đảo mắt nhìn, những chú quạ đen thì nhẫn nhơ tìm thức ăn trên hè phố, chim chóc líu lo trên ngọn cây, một cảnh thanh bình mà ông cha thường nói: "Đất lành chim đậu".

Thật vậy, nơi đây con người và súc vật rất là gần gũi, thân thiết chứ không như quê hương tôi đến những con chim sâu bé nhỏ trên ngọn cây cũng bị các tay súng không chuyên bắn tan tác, thịt chim bị rôti bán ở các chợ Bến Thành treo lủng lẳng trên những quang gánh thật là tội nghiệp. Các công viên nơi đây chim và vịt rất nhiều, chúng tự do đi lại, sanh sản bên những bụi cỏ cạnh các hồ nước mà xem như là nơi cư ngụ của chúng, khi đến công viên người ta thường mang theo bánh mì cho chúng ăn như là một giải trí thú vị trong đời. Bất cứ nơi đâu tôi cũng thấy rất nhiều hoa thơm và cỏ lạ, những bông hoa rất lớn đủ màu sắc chen chúc bên các hàng dậu xanh tươi trông thật là mát mắt.

Chim muông cây cỏ thì như thế đấy nên người dân nơi đây cuộc sống rất là êm ả. Cứ mỗi cuối tuần họ thường đưa gia đình đi chơi xa, tắm biển, câu cá, đến sở thú hay viện bảo tàng vv…

Trên đất Mỹ, đúng là trẻ em rất được quan tâm chăm chút, mỗi cuối tuần thì theo cha mẹ đi chơi xa, trong những ngày thường thỉnh thoảng tôi thấy các em làm vệ sinh dọn dẹp trước sân trường.

Nhớ một lần khi vào siêu thị, sau khi đi restroom tôi không nhớ đường và ấn phải cửa alarm khiến còi báo động vang rền, tôi rất là thẹn thùng lo sợ, vì nghe nói dân Mỹ bây giờ rất đề cao cảnh giác với chuyện khủng bố sau ngày 11-9, nhưng người nhân viên Mỹ lập tức chạy vào nhìn tôi và mỉm cười. Nụ cười của anh ta cho tôi cảm giác yên tâm,
không giống như nụ cười rạng rỡ của anh lính Mỹ khi xưa, nhưng đã cho tôi biết rằng những người dân Mỹ hiền hòa và luôn gần gũi với mọi người.

Những ngày mới sang đây tôi được học tiếng Anh miễn phí tại các thánh đường, thầy cô nơi đây rất nhiệt tâm, hướng dẫn tôi học tập từng chữ, từng câu, uốn nắn từng cách phát âm khiến tôi vô cùng xúc động.

Nước Mỹ sau ngày 11-9, nghe nói kinh tế đã xuống thấp đi nhiều, thêm một loạt các công ty lớn bị phá sản. Tôi không biết trước đó nước Mỹ phát triển cở nào, nhưng hiện tại với tôi đây là một đất nước thanh bình, người dân Mỹ luôn có nụ cười hiền hòa trên môi để gần gũi và đầy thiện cảm, như nụ cười anh lính Mỹ trên quê hương chiến tranh của tôi khi xưa.

Nước Mỹ đã gắn liền với Việt Nam quê hương tôi suốt 21 năm chiến tranh khói lửa. Khi Mỹ bỏ miền Nam cho Cộng Sản, một nhà thơ miền Bắc đã phải viết:

“Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than.

(Thơ Nguyễn Chí Thiện)

Hơn một góc thế kỷ từ khi người Mỹ bỏ đi, Saigon "Hòn ngọc viễn đông" đã thành nơi văn hóa suy đồi, xì ke ma túy lan tràn khắp phố, trẻ em bỏ học mưu sinh ở những bãi rác, vĩa hè, người già thì lam lũ ở các phố chợ. Biết đến bao giờ quê hương tôi mới có ngày hồi sinh.

Hôm nay, từ nước Mỹ, yôi mơ ước đến một ngày nào đó không xa, người dân quê hương tôi sẽ luôn có những nụ cười thân ái thay cho những vết hằn khô héo trên gương mặt hàng ngày, một cuộc sống thanh bình, thanh bình thật sự.

Ôi! Biết đến bao giờ….

Phạm Ngọc Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,853,995
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến