Hôm nay,  

Bé Danny

19/07/200200:00:00(Xem: 169532)
Người viết: PHẠM NGỌC BÍCH

Bài tham dự số: 2-595-vb31016

Tác giả Phạm Ngọc Bích đến Mỹ năm 1992, học ở Philadelphia, Pennsylvania, đậu cử nhân ngành điện tử tại đại học Drexel, sau đó cư trú tại tiểu bang Vermont và làm việc kỹ sư cho hãng IBM Burlington.

Trong thư gửi Việt Báo, bà Bích viết, “Câu chuyện ‘Lấy chồng Mỹ không quên văn hóa Việt’ của chú Hải Triều (Bài viết dự thi đợt II số 2-487-vb70309) đã là động cơ thúc đẩy tôi viết. Tôi chính là nhân vật Thanh Vân trong câu chuyện đó.” Sau đây là bài mới nhất của bà Bích.

Kim Phượng tiễn Mike, chồng nàng và đứa con trai, Danny đi câu cá. Nàng cảm thấy vui vui khi nhìn chồng và con xúng xính trong những bộ quần áo lính và đôi giầy boot cao đến đầu gối.

Kim Phượng cảm thấy mãn nguyện với mái ấm gia đình, với người chồng Mỹ và với đứa con, sự kết hợp của hai dòng máu Đông và Tây.

Nếu bạn dừng chân trước cửa nhà Kim Phượng thì thấy căn nhà cũng giống như những căn nhà khác trong khu vục này. Nhưng khi vào bên trong thì thấy căn nhà có lối trưng bày riêng biệt. Trên tường của phòng khách là 12 tấm hình của Danny. Những tấm hình này được chụp theo thứ tự thời gian, theo tuổi tác của Danny. Một tấm bản đồ thế giới và một tấm bản đồ địa phương. Một tấm bảng "word of the day" với hai cột từ ngữ Việt-Mỹ để Danny theo dõi mỗi ngày. Ngoài ra còn có nhiều bức tranh màu, tranh ghép do chính Danny vẽ nữa.

Trong phòng khách là một chiếc piano với khoảng hai chục bản nhạc để Danny chơi hàng ngày. Danny học đàn từ năm bốn tuổi nay đã mười hai tuổi. Sau tám năm tập luyện, đến nay Danny đã có thể điều khiển piano rất sành sõi. Đôi tay trên phím đàn, mắt dõi theo nốt nhạc, Danny say
xưa với những bản nhạc của Fur Elice, nhạc nổi tiếng của Beethoven hoặc các bản nhạc Giáng sinh. Trên mặt chiếc pianô còn có những giải thưởng Danny đã đoạt được về học tập và âm nhạc như: Best Speller (Đánh vần nhanh và chính xác), Piano Contest Finalist (Giải dương cầm xuất sắc), Hockey Championships (Giải quán quân hockey). Trong phòng khách còn chưng những tượng Phật bằng ngà, gỗ, đồng, thủy tinh, cẩm thạch mà Kim Phượng và Mike đã sưu tầm khi họ đi du lịch ở California hay là khi Mike đi công tác ở Nhật. Danny đặt tên cho từng bức tượng, tượng này là Phật Thích Ca, tượng kia là Phật Quan Thế Âm, Phật di Lạc v.v.

Trên tủ lạnh là lịch hoạt động hàng ngày. Kim Phượng ghi công việc tỉ mỉ hàng ngày cho Danny. Kim Phượng cũng có lịch hoạt động hàng ngày riêng cho nàng, trong đó ghi công việc ở nhà, ở hãng. Kim phượng coi trọng việc lập lịch hoạt động hàng ngày. Nó vừa giúp nàng quán xuyến công việc ngăn nắp, săn sóc chồng con chu đáo vừa là cách giáo dục Danny nữa. Hàng ngày Danny làm việc theo lịch hoạt động: tập dợt đa banh socer với bố, chơi piano, thỉnh thoảng chơi hockey, học tae-kwondo, bơi lội ở hồ bơi trong trường học.

Trong phòng nơi Danny sinh hoạt ngổn ngang những đồ chơi thể thao như găng tay chơi baseball, gậy "baseball bat", banh bóng đá, socer ball, banh bóng rổ, vợt tennis, vợt pingpong và một và mấy chiếc trophies. Giống tính bố, Danny cũng sưu tầm những vỏ sỏ, vỏ ốc, những viên đá đủ màu sắc. Ngay cửa phòng của Danny có những dấu vạch đánh dấu chiều cao của Danny qua mỗi lần sinh nhật.

Kim Phượng và Mike luôn nghĩ đến việc dung hòahai nền văn hóa Việt-Mỹ và dạy con theo chiều hướng đó. Họ bảo nhau sẽ giáo dục để con họ biết tôn trọng cả hai nền văn hóa, văn hóa Mỹ của cha và văn hóa Việt của mẹ. Thật không dễ cho một đứa bé lớn lên ở xứ Mỹ giữ được giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam nhưng Kim Phượng và Mike sẽ cố gắng hướng dẫn Danny. Hàng ngày Danny nói với mẹ bằng tiếng Việt và nói với bố bằng tiếng Anh.

Danny cũng cần biết về lịch sử Việt nam, ít nhất là biết qua về thời kỳ đô hộ của người Tàu, thời kỳ đô hộ của người Pháp, sự có mặt của người Mỹ ở Việt nam. Kim Phượng cũng muốn Danny phải có những kiến thức căn bản về địa lý Việt Nam. Chẳng hạn Việt Nam có hình dạng chữ S, phía Đông là biển, phía Tây là núi. Kim Phượng muốn rằng khi nghe nói đến Huế, Nha Trang hay Đà lạt thì Danny phải biết những nơi đó thuộc về miền Trung, hoặc khi nói đến Hà Nội thì phải biết là ở miền Bắc, Sài gòn là ở miền Nam.

Ngoài những hiểu biết về lịch sử và địa lý của Việt Nam, Kim Phượng cũng muốn Danny học hỏi về những đức tính của người Việt Nam như nhẫn nại, cần cù, lễ phép và biết kính trọng đối với người trên. Kim Phượng và Mike muốn Danny hấp thụ cái hay của Đông Phương cũng như Tây Phương.

Danny thường được bố mẹ dẫn đi dự các buổi party tại các gia đình người Việt hoặc những dịp cộng đồng người Việt mừng Tết nguyên đán để Danny có dịp làm quen với sinh hoạt của người Việt, nghe tiếng Việt và thưởng thức món ăn Việt Nam.

Giống như những đứa trẻ khác, Danny có lúc ngoan ngoãn, có lúc bướng bỉnh, có lúc nói nhiều, có lúc lại giữ yên lặng , có lúc Danny vui vẻ, có lúc trầm tư. Danny có tất cả những đặc tính của những đứa trẻ cùng lứa tuổi với nó chỉ khác bé là "the son of the East and West" và bé phải học để biết trân quý cả hai nền văn hóa Đông và Tây.

Phạm Ngọc Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,636,622
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến