Hôm nay,  

Bé Danny

19/07/200200:00:00(Xem: 169071)
Người viết: PHẠM NGỌC BÍCH

Bài tham dự số: 2-595-vb31016

Tác giả Phạm Ngọc Bích đến Mỹ năm 1992, học ở Philadelphia, Pennsylvania, đậu cử nhân ngành điện tử tại đại học Drexel, sau đó cư trú tại tiểu bang Vermont và làm việc kỹ sư cho hãng IBM Burlington.

Trong thư gửi Việt Báo, bà Bích viết, “Câu chuyện ‘Lấy chồng Mỹ không quên văn hóa Việt’ của chú Hải Triều (Bài viết dự thi đợt II số 2-487-vb70309) đã là động cơ thúc đẩy tôi viết. Tôi chính là nhân vật Thanh Vân trong câu chuyện đó.” Sau đây là bài mới nhất của bà Bích.

Kim Phượng tiễn Mike, chồng nàng và đứa con trai, Danny đi câu cá. Nàng cảm thấy vui vui khi nhìn chồng và con xúng xính trong những bộ quần áo lính và đôi giầy boot cao đến đầu gối.

Kim Phượng cảm thấy mãn nguyện với mái ấm gia đình, với người chồng Mỹ và với đứa con, sự kết hợp của hai dòng máu Đông và Tây.

Nếu bạn dừng chân trước cửa nhà Kim Phượng thì thấy căn nhà cũng giống như những căn nhà khác trong khu vục này. Nhưng khi vào bên trong thì thấy căn nhà có lối trưng bày riêng biệt. Trên tường của phòng khách là 12 tấm hình của Danny. Những tấm hình này được chụp theo thứ tự thời gian, theo tuổi tác của Danny. Một tấm bản đồ thế giới và một tấm bản đồ địa phương. Một tấm bảng "word of the day" với hai cột từ ngữ Việt-Mỹ để Danny theo dõi mỗi ngày. Ngoài ra còn có nhiều bức tranh màu, tranh ghép do chính Danny vẽ nữa.

Trong phòng khách là một chiếc piano với khoảng hai chục bản nhạc để Danny chơi hàng ngày. Danny học đàn từ năm bốn tuổi nay đã mười hai tuổi. Sau tám năm tập luyện, đến nay Danny đã có thể điều khiển piano rất sành sõi. Đôi tay trên phím đàn, mắt dõi theo nốt nhạc, Danny say
xưa với những bản nhạc của Fur Elice, nhạc nổi tiếng của Beethoven hoặc các bản nhạc Giáng sinh. Trên mặt chiếc pianô còn có những giải thưởng Danny đã đoạt được về học tập và âm nhạc như: Best Speller (Đánh vần nhanh và chính xác), Piano Contest Finalist (Giải dương cầm xuất sắc), Hockey Championships (Giải quán quân hockey). Trong phòng khách còn chưng những tượng Phật bằng ngà, gỗ, đồng, thủy tinh, cẩm thạch mà Kim Phượng và Mike đã sưu tầm khi họ đi du lịch ở California hay là khi Mike đi công tác ở Nhật. Danny đặt tên cho từng bức tượng, tượng này là Phật Thích Ca, tượng kia là Phật Quan Thế Âm, Phật di Lạc v.v.

Trên tủ lạnh là lịch hoạt động hàng ngày. Kim Phượng ghi công việc tỉ mỉ hàng ngày cho Danny. Kim Phượng cũng có lịch hoạt động hàng ngày riêng cho nàng, trong đó ghi công việc ở nhà, ở hãng. Kim phượng coi trọng việc lập lịch hoạt động hàng ngày. Nó vừa giúp nàng quán xuyến công việc ngăn nắp, săn sóc chồng con chu đáo vừa là cách giáo dục Danny nữa. Hàng ngày Danny làm việc theo lịch hoạt động: tập dợt đa banh socer với bố, chơi piano, thỉnh thoảng chơi hockey, học tae-kwondo, bơi lội ở hồ bơi trong trường học.

Trong phòng nơi Danny sinh hoạt ngổn ngang những đồ chơi thể thao như găng tay chơi baseball, gậy "baseball bat", banh bóng đá, socer ball, banh bóng rổ, vợt tennis, vợt pingpong và một và mấy chiếc trophies. Giống tính bố, Danny cũng sưu tầm những vỏ sỏ, vỏ ốc, những viên đá đủ màu sắc. Ngay cửa phòng của Danny có những dấu vạch đánh dấu chiều cao của Danny qua mỗi lần sinh nhật.

Kim Phượng và Mike luôn nghĩ đến việc dung hòahai nền văn hóa Việt-Mỹ và dạy con theo chiều hướng đó. Họ bảo nhau sẽ giáo dục để con họ biết tôn trọng cả hai nền văn hóa, văn hóa Mỹ của cha và văn hóa Việt của mẹ. Thật không dễ cho một đứa bé lớn lên ở xứ Mỹ giữ được giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam nhưng Kim Phượng và Mike sẽ cố gắng hướng dẫn Danny. Hàng ngày Danny nói với mẹ bằng tiếng Việt và nói với bố bằng tiếng Anh.

Danny cũng cần biết về lịch sử Việt nam, ít nhất là biết qua về thời kỳ đô hộ của người Tàu, thời kỳ đô hộ của người Pháp, sự có mặt của người Mỹ ở Việt nam. Kim Phượng cũng muốn Danny phải có những kiến thức căn bản về địa lý Việt Nam. Chẳng hạn Việt Nam có hình dạng chữ S, phía Đông là biển, phía Tây là núi. Kim Phượng muốn rằng khi nghe nói đến Huế, Nha Trang hay Đà lạt thì Danny phải biết những nơi đó thuộc về miền Trung, hoặc khi nói đến Hà Nội thì phải biết là ở miền Bắc, Sài gòn là ở miền Nam.

Ngoài những hiểu biết về lịch sử và địa lý của Việt Nam, Kim Phượng cũng muốn Danny học hỏi về những đức tính của người Việt Nam như nhẫn nại, cần cù, lễ phép và biết kính trọng đối với người trên. Kim Phượng và Mike muốn Danny hấp thụ cái hay của Đông Phương cũng như Tây Phương.

Danny thường được bố mẹ dẫn đi dự các buổi party tại các gia đình người Việt hoặc những dịp cộng đồng người Việt mừng Tết nguyên đán để Danny có dịp làm quen với sinh hoạt của người Việt, nghe tiếng Việt và thưởng thức món ăn Việt Nam.

Giống như những đứa trẻ khác, Danny có lúc ngoan ngoãn, có lúc bướng bỉnh, có lúc nói nhiều, có lúc lại giữ yên lặng , có lúc Danny vui vẻ, có lúc trầm tư. Danny có tất cả những đặc tính của những đứa trẻ cùng lứa tuổi với nó chỉ khác bé là "the son of the East and West" và bé phải học để biết trân quý cả hai nền văn hóa Đông và Tây.

Phạm Ngọc Bích

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,493,666
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.