Hôm nay,  

Đời Không Như Ước Mơ

19/07/200200:00:00(Xem: 152933)
Người viết: NGUYỄN HOÀNG NGÔN

Bài tham dự số: 2-594-vb21015

Tác giả Nguyễn Hoàng Ngôn sinh tại Saigon năm 1958, hiện định cư tại Glendale, AZ,
đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết mới của ông.

Một sáng dậy sớm, muốn viết vài hàng cho Việt Báo. Trước giúp vui văn nghệ, sau mong tìm một số bạn bè thất lạc xa gần. Ngồi nghĩ mãi không tìm ra đề tài, tôi chán nản lang thang ra phố tìm thức ăn lót lòng.

Sáng Chủ Nhật phố phường còn như uể oải lưa thưa xe cộ, xe bon nhanh nhanh gió mát dịu dàng. Vừa bước vào cửa tiệm, tình cờ tôi gặp lại hai thằng bạn cũ. Chúng tôi ôm nhau reo vui vừa mừng vừa ngỡ ngàng nhìn nhau, mỗi người đều già đi. Xa nhau gần mười lăm năm.

- Sao Ngôn lúc này khỏe không" Công việc làm ăn ra sao"

Câu xã giao đầu môi theo thói quen ở Mỹ bỗng như làm tôi khựng lại vô cớ. Khỏe thì tôi vẫn khỏe, còn việc làm thì không, tôi ú ớ trả lời xìu giọng.

- Vâng, khỏe.

- Lúc này làm gì"

- Lang thang, chưa có gì để làm.

Hai thằng bạn trố mắt nhìn tôi nở nụ cười đánh nhẹ vào vai tôi. Tôi không rõ nụ cười ấy ngụ ý gì" Nhưng rồi tế nhị hai thằng để tôi yên thân không soi mói về tôi. Trò chuyện qua lại tôi mới biết. Nam ra kỹ sư điện tử, còn Thông đang làm manager cho hãng điện tử. Hạp ngành nghề hai thằng bạn tôi lôi chuyện điện tử ra bàn tán, những phát minh mới, hệ thống digital, laser. Câu chuyện như hấp dẫn không bao giờ dứt quên hẳn tôi, vốn thiếu học nên tôi ngồi im lặng nghe.

Thuở thiếu thời lúc đầu mới đặt chân đến Mỹ, mấy đứa ở cùng nhau rủ nhau ghi tên vào đại học. Đứa nào cũng chọn ngành điện tử. Riêng tôi, tôi chọn ngành hội họa. Cả lũ ôm bụng cười cho chính tôi, có thằng bảo tôi khùng.

- Qua Mỹ lo đi kiếm tiền ai đi chọn ngành hội họa để làm gì"

Tôi buồn bã cho rằng sở thích của tôi không hợp với cuộc sống. Ngày xưa tôi bị bạn bè cười chê. Mười mấy năm gặp lại tôi hiểu đươc rằng ngày xưa họ nói đúng. Tôi đã chọn lầm.

Hai thằng bạn tôi ngồi khoe nghề nghiệp, hết chuyện điện tử họ chuyển sang chuyện xe, hết xe rồi đến nhà, tiền lời vay mượn nợ. Thằng Nam nói khiêm nhường như an ủi tôi.

- Mẹ nó, ở Mỹ này làm cho bảnh cuối cùng cũng không đủ được bao nhiêu, nào là nợ xe, nợ nhà, nợ vợ con, đóng tiền điện đâu cũng vào đó.

Tôi kêu mấy lon bia ngồi im lặng, cổ họng thấy nghèn nghẹn không biết nói gì. Vốn xưa bạn bè cười tôi bỏ học, đi làm được vài năm chán cảnh thức khuya dậy sớm, đi về đúng giờ, tôi nghỉ hãng tìm đường kinh doanh cho chính mình. Nhờ ơn trên giúp đỡ bảy năm cần cù vất vả, tôi kiếm được một số vốn, nên ngồi nhà ăn nghỉ xả hơi. So về địa vị tôi thua hẳn bạn bè, nói về vật chất tôi hơn bạn bè rất xa. Nhưng rồi không dám nói ra, khoe khoang phiền phức có lợi ích gì, nên tôi giả đò ngơ ngáo nghe pháo nổ.

Tan tiệc trở về nhà tôi bị vợ phàn nàn, cho rằng suốt ngày tôi chỉ ngồi không ăn nhậu. Lúc xưa nghèo khó làm ăn vất vả hai vợ chồng không có thì giờ bên nhau, con cái không có dịp dẫn đi chơi. Tôi cố gắng làm việc ngày lẫn đêm để kiếm tiền mong sớm về hưu. Đến lúc tạm thấy mình đầy đủ, tôi bán cơ sở thương mại ngồi hưởng nhàn bên vợ con. Tưởng là đời đã đạt được giấc mơ. Nhưng có vậy đâu, bây giờ ngồi không, ăn no sung sức đi tới đi lui cuối cùng cãi lộn chẳng lợi ích gì.

Một hôm hai vợ chồng ngồi bàn nên đi kiếm việc gì làm ngồi không chán quá. Cuộc đời có bao giờ vừa ý, mấy năm ngồi không ăn, cũng muốn trở lại làm việc như xưa, nghĩ tới cảnh đầu tắt mặt tối suốt ngày này tháng no, tôi lại thấy ngao ngán. Dù sao, ở không cũng khó chịu, tôi nổi hứng nghệ thuật, muốn đổi nghề. Vậy là tôi bắt đầu ngồi vào bàn cố nặn óc làm thơ, viết truyện. Viết được vài mẩu truyện dựa theo kinh nghiệm cuộc sống và tình yêu éo le, tôi vội tìm các trung tâm văn nghệ, trung tâm video... ngỏ lời mời cộng tác dựng thành video hay thành phim.

Một hôm, sau khi “nghiên cứu, tìm hiểu” tôi gọi điện thoại đến trung tâm băng nhạc video nổi tiếng. Bên đầu dây có người trả lời.

- Hello.

- Dạ xin cho tôi gặp anh…

- Vâng, tôi đây, có gì không"

- Chào anh, tôi tên Ngôn, tôi có xem mấy bộ video của anh rất hay, tôi muốn cộng tác với anh dựng vài cuốn, nói về cuộc đời của những người lính phế binh bất hạnh còn bị bỏ lại ở Việt Nam.

- Vậy, anh là cựụ quân nhân.

- Dạ, không.

- Vậy làm sao anh có kinh nghiệm dựng lại cuốn phim"

- Da,ï vốn nghèo khó nên tôi va chạm nhiều với đời, tôi hiểu được và muốn dựng lại cuốn phim nói lên sự nghèo khốn của người dân Việt.

- Vậy à, ở đây thì ai cũng nghèo như nhau, thôi được rồi anh gởi bài qua cho tôi, tôi coi xong rồi tôi cho anh ý kiến, tôi gọi anh sau.

- Vâng cám ơn anh, tôi sẽ gởi qua cho anh liền.

Gởi bài tóm tắt mấy hôm liền tôi ngồi chờ mãi không thấy anh ấy trả lời. Tôi nóng ruột suy nghĩ vẩn vơ. Có lẽ anh nghĩ là tôi nghèo hay tại tôi không là cựụ quân nhân. Nhưng vậy là tôi không phải là người yêu nước hay sao" Cha tôi đã từng ở tù cộng sản, tôi đã từng rải truyền đơn lúc còn ở trung học. Dù tôi có viết dở hay không tôi vẫn cám ơn lời phê bình hoặc tiếng trả lời. Tôi tức tối, nhưng rồi nhớ giọng nói lịch sự và khả ái của anh ấy, tôi lấy can đảm gọi anh ấy ba bốn lần, nhờ mấy cô thư ký nhắc lại. Cô thư ký ở đầu dây nói như cười:

- Anh Ngôn đấy à, được rồi em nhắùc anh ấy gọi lại anh, nói tên anh là ai cũng biết.

Nói xong cô cúp máy, tôi thắc mắc không rõ nguyên nhân. Tôi lật bản thảo ra đọc lại, thì ra tôi đánh thiếu một lỗi chính tả ở tựa đề. Chẳng lẽ là vậy, ai lại không viết lầm tôi thật hoàn toàn không hiểu nổi.

Nhân dịp đi nghỉ hè ở Cali tôi dẫn đứa con ghé lại trung tâm băng nhạc của anh mua vài ba chục cuốn video. Cô thư ký ríu rít lịch sự dẫn tôi đi vòng trung tâm giới thiệu phim hay. Tính tiền xong hai cha con tôi khệ nệ ôm thùng video ra về, vừa ra khỏi cửa cô thư ký lật đật chạy ra khều vai tôi.

- Anh cho tôi xin địa chỉ hay điện thoại, khi nào có phim hay tôi sẽ giới thiệu cho anh, thật ít khi mới gặp khách hàng như anh.

Tôi nhìn cô thư ký ngẫm nghĩ.

- Vâng, cô khỏi cần xin, cô cứ nói tên tôi thì ai cũng biết, cám ơn xin chào cô.

Nguyễn Hoàng Ngôn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến