Hôm nay,  

Đúng Là Ông Rể Việt Nam

16/07/200200:00:00(Xem: 372577)
Người viết: NGUYỄN HỮU THỜI

Bài tham dự số: 2-593-vb81014


Tác giả Nguyễn Hữu Thời đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ sống động. Bài viết nào của ông cũng thể hiện một tấm lòng nhân hậu đáng quí. Trước 1975, ông là nhà giáo và sĩ quan VNCH. Hiện nay, ông hiện làm việc cho Sypris Data Systems Co tại Monrovia, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.


Bà Vân chậm chạp bước vào phòng và nhẹ nhàng ngồi xuống cái ghế dù (swing chair). Cái ghế mất thăng bằng và được trớn đưa thân hình gầy ốm của bà chòm tới trước, ngã ra đằng sau mấy lần. Bà chống hai chân xuống sàn nhà cố kìm cho cái ghế ngừng lại. Đôi chân bà yếu lắm như cái thắng xe đã mòn dù cố thế nào đi nữa cái ghế vẫn đu đưa thêm mấy lần nữa rồi mới từ từ ngừng hẳn lại. Bà lấy tay vuốt lại mái tóc hoa râm, nhướng người ngồi thẳng lại và hướng mắt nhìn ra vườn. Qua khung cửa kính bà thấy những con sóc đang tung tăng nhảy trên những cành cam cạnh nhà, những con bươm bướm bay lượn trên những khóm hoa đủ màu, những con chim sẽ bay lên, hạ xuống nhặt những cọng cỏ khô về làm tổ. Chúng tỏ ra vô tư, thoải mái không lo âu, nuối tiếc như bà.

Bà hồi tưởng lại những năm tháng khi ông Bổn chồng bà còn sống, những ngày ông đi làm, bà ở nhà chăm lo cho con Thanh, đứa con gái độc nhất, dẫn nó đến trường và dẫn nó về nhà. Khi nó học ở trường thì bà lo công việc nhà thế mà cũng bận suốt cả ngày, làm những cái việc lặt vặt không tên, có khi tới giờ đón con Thanh mà việc nhà cũng chưa xong. Hồi mới tỵ nạn CS qua Mỹ nó mới lên 4 tuổi. Thấm thoát nay nó đã 31 tuổi rồi, có chồng hai con và đã ra trường đi làm gần mười năm nay, cháu ngoại bà, con Mimi đã 7 tuổi rồi, thằng Bi lên 6, cả ngày chúng nó ở nơi trường học mãi đến chiều con Thanh đi làm về ghé qua trường học đón chúng về. Lúc ấy căn nhà mới rộn lên, giờ thì vắng lặng quá, trống vắng quá, yên tỉnh quá làm nhiều lúc bà cảm thấy rờn rợn sao ấy.

Từ khi ông Bổn mất, bà bán căn nhà hai phòng ngủ ở Covina dọn về ở với vợ chồng con Thanh trên Monrovia này cũng đã năm năm rồi. Căn nhà vợ chồng con Thanh có vườn rộng, có nhiều cây ăn trái như cam, quít, chanh, táo. Cây cam, quít, chanh ở Mỹ này hình như nó ra trái quanh năm nhưng bà không thấy vợ chồng con Thanh hái vào nhà dùng, trái cây chín để rơi rụng khắp vườn. Chúng nó lại đi chợ mua trái cây ở siêu thị, bà hỏi con Thanh sao không hái cam quít táo trong vườn mà lại phải đi mua trái cây ở siêu thị , con Thanh thường nói mua trái cây ở siêu thị ăn yên trí hơn vì đã được kiểm soát thực phẩm của chính phủ kiểm soát vệ sinh kỹ lưỡng rồi. Thêm nữa, ở Mỹ trồng cây ăn trái cho đẹp cái vườn chứ đâu phải để ăn đâu mẹ. Bà nghĩ bên này cái gì nó cũng khác quắc bên mình. Hàng xóm láng giềng thì nhà ai nấy ở không qua lại chuyện trò thân mật như bên mình đâu, nhỡ có tối lửa tắt đèn, bị trúng gió thì chỉ có kêu ông 911, nghe thằng Dũng rể của bà, chồng con Thanh kể có nhiều người Mỹ già, vợ hoặc chồng đã qua đời, họ ở một mình trong nhà, con cháu thì ở riêng chẳng may họ té ngã hay bị trụy tim mà chết, có khi chết đã ba bốn ngày ở trong nhà mà lối xóm không hề hay biết gì cả, chỉ có ông mail man thấy thơ dồn đống ngoài thùng thơ không ai lấy sinh nghi báo cho cảnh sát thì xác chết đã có mùi hôi, linh hồn họ đã tha thởn vui chơi nơi thiêng đàng hay đang ngập ngừng đứng xếp hàng nơi cung điện vua Diêm vương chờ phán xét. Nghĩ đến cảnh đó bà thấy lạnh cái gáy quá! Cũng may cho bà được ở chung với vợ chồng con Thanh này không thì không biết thế nào.

Thấy bà thích làm vườn, thằng Dũng dành cho bà một khoảng đất nhỏ trồng rau thơm, rau húng quế, rau răm, rau tía tô, bụi sả. Con Thanh thường cằn nhằn sao mẹ trồng làm gì cho phí sức, cần thì ra chợ mua, mẹ đâu cần tốn sức phí công bón phân, tưới nước vậy. Thứ thứ gì nó cũng đi mua cả. Bà nhìn con Thanh từ cách đi đứng, nói năng, cử chỉ ngày càng giống như một cô gái Mỹ chỉ khác có màu da. Cũng may mà hồi nhỏ bà kèm nó học viết và nói tiếng Việt, viết thì nó không thạo lắm nhưng nói thì nó xài không thiếu một chữ gì, không biết nó học ở đâu mà biết xài cả tiếng lóng nữa mới lạ chứ, và đối đáp tiếng Việt bốp chát lắm. Nhờ nói tiếng Việt thông thạo bà lấy làm mừng là nó chưa mất gốc. Nó đi làm về thấy thằng Dũng là chạy tới ôm hôn trước mặt bà lại còn gọi thằng Dũng là honey này, honey nọ, bà thấy chướng mắt quá nói riêng cho nó hiểu phong tục tập quán, văn hóa mình không phải vậy đâu con thì nó cãi lại cho là bà cổ hủ, lỗi thời, không "up day, up grade" gì đó rồi nó lại xổ ra một tiếng Anh dài, bà không hiểu nó muốn nói gì, hai chân dậm mạnh xuống đất vùng vằn bước vào phòng đóng cửa lại mở nhạc to lên rồi nằm dài cả mấy tiếng đồng hồ chờ đến khi thằng Dũng vào phòng nhỏ to gì cả giờ nó mới chịu ra. Con đó đã có chồng, có con mà còn chướng quá không chịu nổi. Hồi còn độc thân nó ở với vợ chồng bà ở Covina nó đâu có sinh tật như vậy, nhất là hồi ba nó còn sống đâu đó ra khuôn phép, chứ không phải nó lộng như bây giờ. Thằng Dũng chồng nó lại hiền như cục đất, vợ đặt đâu ngồi đó thế mới thật lạ! Nghe con Thanh nó thằng Dũng là kỹ sư trường của công ty làm đồ chơi điện tử cho trẻ em trên Canoga Park đấy. Có lần bà nghe con Thanh dằn mặt thằng Dũng khi hai vợ chồng bất đồng ý kiến gì đó.

- Nè, nè! Tôi nói cho mà biết: anh làm xếp ở hãng anh làm việc chớ không phải ở nhà này đâu nhé! Anh tưởng tôi là nhân viên của anh à. Thôi bỏ đi tám. Năm mươi, năm mươi nghe bạn. Tôi nấu cơm, thì anh dọn chén, rửa bát đấy, đừng có ngồi ỳ đó xem TV chờ cơm, xuống bếp phụ vợ đi thầy Hai.

- Anh đâu có nói gì mà em la to lên vậy. Mẹ nghe thấy kỳ lắm.

Bà nằm trong phòng thường nghe rõ hai vợ chồng nó lời qua tiếng lại khi có chuyện gì bất bình với nhau. Thằng Dũng càng xuống giọng nhỏ nhẹ thì con Thanh càng to tiếng hơn. Bà thah con Thanh ngày càng lấn lướt ăn hiếp thằng Dũng quá cỡ. Nhiều lúc bà giận con gái mình quá đáng và có ra căn ngăn thì cũng có kết quả gì đâu mà còn làm cho con Thanh nổi xùng lên nữa. Nghĩ vậy nên bà thôi không can thiệp vào chuyện gia đình của chúng nữa, bà ngậm tăm sống cho qua ngày. Từ ngày ông Bổn qua đời bà thấy cuộc sống của bà đâu còn ý nghĩa gì nữa! Bây giờ niềm vui duy nhất của bà là những đứa cháu ngoại nhưng thằng Bi và con Mimi ngày càng lớn chúng nó càng xa bà hơn. Chúng có những trò chơi riêng của chúng nhất là chơi game trong computer. Những khi chúng đang chơi game hay xem truyền hình bà lân la đến gần thì chúng lặng lẽ bỏ đi. Bà cảm thấy cô đơn vô cùng! Bạn bè thân ở lứa tuổi sáu mươi như bà thì còn kẹt lại Việt Nam. Người thì theo về với tổ tiên hoặc lưu lạc mất biệt trong cuộc chiến vừa qua. Giờ đây, niềm an ủi duy nhất của bà là gia đình bé nhỏ của con Thanh nhưng chúng nó có cuộc sống riêng của chúng. Vợ chồng con Thanh thì bận việc đi làm tối ngày, còn những đứa cháu ngoại thì càng lớn càng tỏ ra lạnh lùng với bà. Giờ đây bà chỉ có cầu kinh tiếng kệ và ngồi cầu nguyện dưới chân đức Phật Như Lai Bồ Tát là bà thấy lòng mình yên ổn và an nhiên tự tại, không bâng khuâng nghĩ ngợi xa vời. Vì vậy, mỗi đêm bà dành ra nhiều tiếng đồng hồ ngồi niệm kinh nơi bàn thờ Phật hầu tìm về với Đấng Chí Tôn và cầu nguyện đức Phật gia hộ cho gia đình nhỏ bé con Thanh cho bà và cho tất cả chúng sanh ở cõi ta bà này. Chiều qua bà đang nằm trong phòng đọc tờ Việt Báo thì nghe tiếng cửa gõ nhè nhẹ và tiếp liền là cửa phòng xịch mở, thằng Dũng đi làm về ló đầu vào nói:

- Con tưởng Mẹ ngũ nên không dám động mạnh, và nó hỏi:

- Hôm nay mẹ có khỏe không" mẹ có uống thuốc ho con mua để trong tủ lạnh không" bà để tờ báo xuống và định ngồi dậy và chưa kịp trả lời thì nó liền nói:

- Hồi nãy trên đường về con có ghé chợ Việt Nam mua cho mẹ trái sầu riêng tươi đó, không phải loại đông lạnh đâu. Loại trái tươi này lâu lâu mới có đấy. Chốc nữa, cơm nước xong con sẽ bổ ra cho mẹ dùng tráng miệng nhé. Thôi mẹ nằm nghỉ nhé!

Bà vừa nói lời cám ơn thì nó đã nhẹ khép cảnh cửa phòng lại và bước vội ra nhà ngoài. Dũng là con trai thứ hai của anh chị Sâm bạn thân của vợ chồng bà hồi còn ở đường Phan Châu Trinh, Quảng Ngãi. Nó sinh ra nhằm ngày Tết Mậu Thân, CS tấn công khắp nơi, tại tỉnh nhà bà ở cộng quân tiến sát tới gần tỉnh đường Quảng Ngãi. Anh Sâm ba Dũng thì đang cùng đơn vị chống trả mãnh liệt nơi ga xe lửa, trận đánh kéo dài tới dãy phố Chấn Ký nơi có một phái bộ lãnh sự quán Hoa Kỳ tạm trú cách bệnh viện Quảng Ngãi không xa. Bà đến thăm Trúc bạn thân của bà vừa mới sinh Dũng thì bị kẹt ở đó. Hai chị em cùng ôm chặt lấy thằng Dũng và cầu nguyện. Nằm dưới sàn nhà thương bà nghe rõ tiếng nổ của súng đạn cối, đạn đại liên, tiếng chân chạy và tiếng nói bảo nhau rút lui của công quân, tiếng hô tiến quân của anh em binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang truy kích giặc. Cái chết gần kề….thế mà thấm thoát mới đây đã ba mươi bốn năm rồi, thằng Dũng thành con rể bà đã gần mười năm, vợ chồng anh chị Sâm đã ra người thiên cổ! Bà không những xem Dũng là rể quý mà là con trai của bà nữa. Số bà hiếm muộn nên chỉ sinh độc nhất trước sau gì cũng có mình con Thanh thôi.

Dũng đang chăm chú săn sóc mấy chậu hoa lan ở góc vườn thì thấy vợ lững thửng đi tới. Dũng lên tiếng trước:

- Em ra gọi anh vào ăn cơm đấy à! Chờ anh rửa tay một chút nhé.

- Cơm nước gì giờ này thày hai. Em có việc muốn bàn với anh.

- Trông nét mặt của em kìa! Làm gì có vẻ quan trọng vậy. Tính bàn chuyện cá độ World Cup đấy hả" Hay là nghỉ vacation ở đâu hả" Anh chỉ thích đi Honolulu thôi đấy.

- Thôi đi thày Hai, nghèo mà ham, em tính bàn chuyện nhà với anh đấy

Thấy nét mặt khẩn trương và nghiêm trọng của vợ, Dũng bắt đầu chú ý và chàng nói:

- Vào nhà nói chuyện nhé.

- Không tiện đâu. Có mẹ trong nhà đấy.

- Có mẹ thì đã sao" Sao hôm nay có vẻ lúng túng và bí mật quá vậy"

- Chuyện của mẹ mà.

Dũng ân cần lo lắng hỏi dồn dập:

- Mẹ không được khỏe hả em" Hồi nãy đi làm về anh thấy mẹ nằm đọc báo mà, tối hôm qua anh có đi mua thuốc sirô thuốc ho cho mẹ uống rồi. hay là ngày mai anh điện thoại vào sở nghỉ một ngày đưa mẹ đi khám bệnh vậy.

- Anh cái gì cũng tươm tướp cả, em chưa nói hết, làm gì mà khẩn trương quá vậy!

- Thôi được, mình tới băng đá gốc đường ngồi nói chuyện.

- Em định bàn với anh đưa mẹ vào nursing home ở đấy. Để mẹ ở nhà lấn cấn cho tụi mình quá và lũ trẻ cũng không mấy happy lắm, chúng nó nói bà ngoại lúc ăn cơm thường nhảy mũi và ho văng cả cơm ra. Chúng nó nói gớm lắm! Em cũng thấy mẹ thường ho. Chúng nó nói bà ngoại nhiều dùng nhà cầu quên dội cầu đấy!

- Em có thấy không chứ anh có thấy lấn cấn gì đâu. Có mẹ ở với chúng ta anh còn thấy căn nhà mình ấm áo thêm nữa đó em. Còn nữa, lúc đang ăn cơm gặp phải ớt hay thức ăn cay quá anh cũng thường ho và nhảy mũi có sao đâu. Cả em nữa, anh cũng thấy thỉnh thoảng em ho đó mà miễn là khi ho hay nhảy mũi trong khi ăn mình lấy tay che miệng lại và xoay lưng ra chỗ khác. Anh thấy mẹ khi ho bà đều làm vậy cả mà, có khi bà còn đứng dậy vào nhà tiêu đấy. Những lúc đấy anh thấy lo cho mẹ lắm đó nhưng bà thường nói không sao, trở trời bà thấy bị lạnh chút thôi.

- Tụi nhỏ chúng nói thấy gớm lắm. Em thật khó mà giải thích cho chúng. Thà rằng đưa mẹ vào ở nursing home mình yên trí hơn đấy và tụi trẻ khỏi còn phàn nàn gì nữa. Dũng thấy bực mình và chàng không dằn được nên nói một hơi:

- Chỉ có chuyện mẹ ho trong khi ăn và lũ trẻ than phiền vô lối mà em tính đưa mẹ vào ở nursing home à! Và Dũng tiếp: Em có biết người Mỹ thường nói: "Nursing home là cửa ngõ của tử thần" không" cách đây không lâu anh có đọc một bài viết của một ký giả Mỹ (anh quên tên) trên tạp chí Newsweek mô tả nhiều nursing home ở Mỹ thật là khiếp đảm. Chính quốc nội và chính phủ đang ra lệnh cho các cơ quan có thẩm quyền điều tra và soát xét lại tất cả những hoạt động của nursing homr khắp cả nước Mỹ đấy. Nhiều người già vào nursing home gặp cảnh đối xử rất tồi tệ của nhân viên giúp việc nên họ sinh ra buồn chán rồi hóa bệnh mà từ từ chết thôi. Thanh lắng tai nghe ra chiều nghĩ ngợi lung lắm. Dũng nói tiếp:

- Đây là câu chuyện thật mẹ kể cho anh nghe nhưng anh chưa có dịp thuật lại cho em biết. Hồi mùa hè đỏ lửa 1972 cộng quân tấn công nhiều nơi nhưng nặng nhất là Huế và Quảng Trị ba thì bận hành quân liên miên ở vùng sông Thạch Hân, quân vụ khẩn cấp không có thời giờ để mua mandat gởi tiền lương về cho mẹ. Lúc đó em chỉ hơn một tuổi, ở nhà mẹ túng thiếu lắm, có một đêm nhà hết sữa pha cho em uống, em khóc đòi sữa dữ lắm. Trời đã khuya lắm rồi, mẹ một mình với em trong nhà. Mẹ nói em khóc quá mà vú mẹ thì không có sữa, mẹ lúng túng và lo lắng lắm, không biết làm thế nào, chạy qua nhà hàng xóm thì đã là giờ giới nghiêm, bà liền ôm em chạy xuống bếp lục nồi cơm nguội lấy một nấm cơm bỏ vào miệng nhai nát như người ta nấu cháo nhuyển rồi bà từ từ bỏ vào miệng em như con chim sú mồi. Thật là một phép lạ, một chốc sau em hết khóc và cười trông rõ hai răng cửa vừa mới mọc sữa.

- My God! Terrible! Unbelivevable! (Trời ơi! Khủng khiếp quá, không tin được).

- Terrible cái gì! Không có nắm cơm mẹ sú vào miệng em lúc đó thì bây giờ em đâu còn ngồi đây và là cô kỹ sư điện toán trẻ đẹp có chồng con đàng hoàng vậy. Bây giờ lớn tuổi, mẹ chỉ ho húng hắng trong bữa ăn em lại a tùng với lũ trẻ tính đưa mẹ vào nursing home thì còn nói làm gì nữa. Chuyện chẳng đặng đừng đối đế lắm khi cha mẹ mình quá đau yếu và không còn cách nào nữa, nếu để ở nhà thì chết vì thiếu những phương tiện y khoa hiện đại mới nghĩ đến đưa mẹ vào nursing home nhưng phải đặt chương trình và thời gian thăm viếng mỗi ngày, còn không thì chúng ta vẫn còn có lối thoát bằng nhiều cách mà người con hiếu thảo có thể xoay xở được như mua nhiều loại bảo hiểm đặc biệt hay xin chương trình "In Home Services" của chính phủ để có y tá đến nhà săn sóc cho cha mẹ mình. Nhân đây, hồi anh còn nhỏ ba anh thường kể một câu chuyện mà ông học trong quốc văn giáo khoa thư. Câu chuyện tóm lược như thế này: Có anh chàng nọ có cha già, nhưng mỗi bữa ăn không cho cha mình ngồi ăn chung với gia đình mà bới cơm vào trong cái bát làm bằng vỏ dừa và để cha ngồi riêng trong góc nhà. Anh ta sợ ông cụ tuổi già đôi tay run rẩy làm đổ cơm ra ngoài và đánh rơi bể bát cơm. Một hôm anh chàng đó đi làm thấy thằng con trai mình lên sáu tuổi đang ngồi cầm con dao chăm chú gọt cái vỏ dừa. Chàng nọ bước tới hỏi:

- Con đang gọt cái vỏ dừa này để làm gì vậy"

- Để sau này cha già như ông nội con sẽ cho cha ăn trong cái gáo dừa này và để cha ngồi chỗ ông nội thường ngồi ăn cơm đó!

Vừa nói nó vừa chỉ tay lại chỗ ông nội nó đang ngồi. Anh chàng nọ chợt hiểu và tỏ ra rất hối hận cách cư xử của mình đối với cha già từ trước đến giờ. Từ đó về sau anh ta đối xử với cha thật một niềm tôn kính, lo lắng và săn sóc thật chu đáo không còn để cha mình ngồi lẻ loi trong góc nhà và ăn cơm trong cái gáo dừa nữa.

Nghe xong câu chuyện Thanh bỏ mặc Dũng ngồi tần ngần tại đó, nàng đứng dậy chạy nhanh vào nhà ôm chầm lấy bà Vân và khóc nức nở. Bà Vân ngạc nhiên hỏi:

Có chuyện gì vậy con" Hôm nay mày mắc chứng gì vậy" Mắt mày quáng gà hả" Lộn người rồi con. Tao đâu phải thằng Dũng….

Nguyễn Hữu Thời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,802,573
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến