Hôm nay,  

Xin Cha Hãy Tha Thứ Cho Con

16/07/200200:00:00(Xem: 175277)
Người viết: HOÀI HƯƠNG LÊ

Bài tham dự số: 2-587-vb50704

Tác giả Hoài Hương Lê cư trú và làm việc tại Orange County. Bài Viết Về Nước Mỹ lần này được trình bầy với hình thức một lá thư gửi ra từ nhà tù tại Mỹ. Tác giả ghi chú “viết theo lời kể của em T.N.”. Và thêm lời đề tặng trân trọng “Kính tặng Ba yêu thương của con- Ngày Father's day.

Mong sẽ có những người am hiểu viết thêm về hoàn cảnh, tâm tình, đời sống của một số tù nhân Việt trong nhà tù Mỹ.

San Juan Caspitrano Jail.

Tháng Sáu, 2002.

Kính gửi ba yêu quý của con,

Sáng nay thầy giáo môn English writing cho nhóm chúng con viết bài văn nói về người Cha. Cầm bút lên là con viết miệt mài. Con viết được gần 3 trang trong vòng 45 phút. Thật nhiều ý tưởng, cảm xúc trong lòng con tuôn ra. Bất cứ lúc nào, ai đó chung quanh con nhắc chữ Daddy hay Father, con lại nhớ đến ba. Càng nhớ đến ba, con càng cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và ân hận với ba bấy nhiêu.

Đã hơn 8 năm bị giam cầm trong bốn bức tường. Con đã di chuyển đi 3 nhà giam, ba không quản ngại vất vả, tiền bạc eo hẹp, lái xe đi từ 4 giờ sáng tới vùng biên giới Mỹ-Mễ kịp giờ thăm con. Dù chỉ gặp con được nữa giờ nhưng ba vẫn lặn lội lên thăm con. Theo luật của nhà tù, không được mang đồ ăn tươi hay nấu nướng vào, chỉ được mang các thứ bánh kẹo đồ hộp còn nguyên bao bì. Con biết những thứ đồ ăn này ba phải mua ở các market với giá cả rất đắt, và ba đã tằn tiện, dè xẻn tiền để nuôi con.

Dù sống ở đất Mỹ, nơi có dư thừa vật chất, thức ăn thức uống nhưng ba càng ngày càng gầy tiều tụy. Nhìn những lớp nhăn trên trán ba và nhìn nụ cười không trọn vẹn của ba với con, mặc dầu ba đã khuyên an ủi và tha thứ cho tội lỗi của con, nhưng con không thể nào thoát được sự hổ thẹn và cắn rứt trong lương tâm con, cha ạ.

Vào những ngày cuối tuần, không phải đi lao động, đi học nghề hay học chữ, con lại bó gối ngồi dưới gốc cây trong khuôn viên tập thể thao, suy nghĩ vẫn vơ và nhớ lại những chuỗi ngày đã qua….

Mới ngày nào ba cha con mình đặt chân đến vùng đất tự do này theo chương trình ODP. Ngày ấy, con lên 6 tuổi, anh hai hơn con hai tuổi. Cảnh "Gà trống nuôi con" làm nhiều người chung quanh đã ái ngại. Một mình thân ba vừa làm cha vừa làm mẹ nuôi hai anh em con từ lúc con còn đỏ hỏn.

Mẹ đã bỏ cha con theo người khác khi con chưa đầy 6 tháng tuổi ở Việt Nam. Thời gian đó ba đi làm cho sở hỏa xa, ba gởi hai anh em con cho dì Sáu bên nhà hàng xóm. Tối ba về tắm rửa và lo cơm nước cho hai anh em con…

Đi diện ODP nên gia đình mình không được trợ cấp gì cả. Ba phải bắt tay ngay đi làm assembler. Sáng ba đưa tụi con đến trường, chiều tan sở, ba đón tụi con về nhà. Con vẫn nhớ những ngày thứ sáu lãnh lương, ba cho tụi con vào tiệm ăn, con và anh Hai được chọn thức ăn nào mà mình thích nhất. Ba nhìn tụi con ăn mà vui sướng.

Cuộc đời chẳng bao giờ êm ả như con nghĩ, lên trung học tụi con càng nhiều nhu cầu, ba phải đi làm thêm giờ, ba không còn nhiều thì giờ để kiểm soát chúng con sau giờ học nên thỉnh thoảng ba lại nhắc tụi con "thương ba làm việc cực khổ, thì hai đứa ráng học cho nên người…".

Nhưng có lẽ lúc ấy hai anh em còn ham vui với lũ bạn quá, chẳng để ý đến lời ba khuyên bảo. Tan trường ra là tụi con là cà ngoài đường phố đến khi tối mờ, tối mịt mới về nhà. Cha về lúc nữa khuya thấy các con đã ngủ thiếp trên giường.

Đã làm hơn 14 tiếng mỗi ngày, cha cũng không quản ngại mỏi mệt, cố gắng lo cơm nước ngày hôm sau cho hai đứa con. Cha pack hai hộp đồ ăn sẵn để trong tủ lạnh cho hai đứa. Thế mà lúc ấy tụi con chẳng suy nghĩ, biết ơn cha, mà coi đó là bổn phận của cha! Về nhà không làm homework, tới trường bữa có bữa không. Hai anh em con chẳng còn theo kịp bài giảng của thầy. Bài test get toán điểm D, tụi con nản học, và sau cùng là hai đứa trốn học.

Mỗi sáng cha pack đồ ăn và chở hai đứa đến trường. Thay vì vào lớp học, hai đứa lại theo chân những đứa bạn trốn học khác, đi lang thang chơi đây đó. Chúng bạn hư hỏng đã chỉ bảo cho tụi con từ hút thuốc lá phì phèo, đến hít bột trắng, không có tiền mua ma túy, hai đứa phải theo chân chúng gia nhập vào băng đảng, làm những chuyện bất chính, từ ăn cắp vặt các tiệm shopping mall, đến lẻn vào các nhà đạo chích mọi thứ…

Mỗi tối khuya cha về nhà vẫn thấy hai đứa con nằm ngủ trên giường. Cha không dám làm tiếng động lớn sợ phá giấc ngủ của các con sau một ngày đi học mệt mỏi! Tụi con đã lừa dối cha mọi thứ hơn một năm trời. Giấy tờ trường học gửi về, tụi con ném vào thùng rác. Ngày mỗi ngày, hai đứa tăng liều thuốc bột trắng nhiều hơn. Nguồn tiền hạn hẹp không đủ cung ứng cho những cơn ghiện hàng giờ, hàng phút. Thế là hai đứa phải gia nhập vào băng đảng giết người cướp của…cho đến bây giờ con vẫn bị ám ảnh và giựt mình thức dậy vào giữa đêm. Tiếng súng chát chúa của người chủ tiệm kim hoàn chĩa vào anh hai mãi còn vang trong tai con. Trong một khoảnh khắc, con cũng bóp cò súng phản ứng lại, và trúng vào vai người chủ tiệm. Rồi tụi con rút chạy thục mạng, để lại anh hai trên vũng máu. Giữa khuya hôm đó con về đến nhà, hy vọng gặp cha lần cuối và tìm đường tháo chạy sau đó. Nhưng vừa đặt chân vào nhà, con đã bị cảnh sát còng tay. Vì lúc ấy con 17 tuổi, nên bản án xử là 15 năm tù ở.

Giờ đây, nằm trong chốn lao tù, con thèm khát hai chữ "tự do". Con thèm được trở lại chốn học đường. Con khát khao có được ngày cuối tuần sau khi mấy cha con đi lễ nhà thờ rồi đi nhà hàng tàu ăn Tỉm sấm…tất cả chỉ còn là dĩ vãng cha ơi.

Trong chốn lao tù này, con chẳng còn bao giờ được hưởng không khí tự do, ăn uống chơi đùa, nằm nghe nhạc, xem tivi, tất cả những tự do cá nhân đều bị giới hạn. Cái gì cũng phải theo giờ giấc và kỹ luật. Giờ con mới thấy thấm thía câu "nhất nhận tại tù, thiên thu tại ngoại" cha ạ.

Hàng tuần con cũng được đọc báo Mỹ, báo Việt. Mỗi lần đọc những tin tức các nhóm gang băng đảng thanh toán nhau trên đường phố, lòng con lại đau quặn, cha ạ. Một lúc lầm lỡ, sẽ chôn vùi cả đời vào chốn lao tù.

Như con đã ngu dại, làm khổ thân con và làm phiền khổ đến gia đình mấy chục năm trời!

Và nhất là đọc tin tức bão lụt miền Trung, miền Tây Việt Nam, dân tình đói khổ, trẻ em không nhà cửa, không có miếng ăn, không đủ sách vở đến trường học…con càng cảm thấy tội lỗi với xã hội, với gia đình và nhất khi so sánh với những đứa trẻ nghèo hiếu học được đăng tên tuổi trên báo. Ở đất nước tự do này, vật chất dư thừa, sách vở học tập free, con đã không biết trân quý những gì xã hội và gia đình cho con. Tự con đánh mất tất cả cha ơi. Con thật stupid phải không cha"

Tuần tới là ngày Father's Day, con càng thương và nhớ cha nhiều hơn lúc nào hết. Cha ơi, xin cha hãy tha lỗi cho con.

Con hứa sẽ cố gắng học chữ, học một nghề và một ngày gần đây sẽ được ra khỏi chốn lao tù này, con mong mỏi ngày trở về sum họp với cha từng phút, từng giờ. Con hứa sẽ làm lại cuộc đời hoàn thiện và được phụng dưỡng cha già.

Bên ngoài, cha cố gắng giữ gìn sức khỏe cha nhé. Cha đừng lo lắng cho con nhiều. Cứ nữa năm ba lên thăm con cũng được. Cha làm việc 8 tiếng một ngày thôi cha nhé. Giờ con cũng quen với đồ ăn, thức uống nơi này rồi. Cha đừng mua sắm gì thêm cho con nữa, mọi thứ cha lo cho con đầy đủ rồi cha ạ.

Con luôn cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho cha.

Con thương yêu cha suốt đời.

Kính thư,

Con Thiện.

HOÀI HƯƠNG LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,038,306
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến