Hôm nay,  

Vô Quốc Tịch Mỹ

03/07/200200:00:00(Xem: 196862)
Người viết: Hà Kim
Bài tham dự số: 2-582-vb60628
Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, theo chồng định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1995. Hiện cư ngụ tại thành phố San Jose (Bắc Calif). Nghề nghiệp theo bà ghi:- Ở quê nhà, giáo viên. Hiện làm công việc khiêm tốn tại một siêu thị. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của bà. Mong bà Kim sẽ tiếp tục viết.
*
Không biết từ lúc nào, giữa hai ông bà tiếng danh xưng 'anh em' ngọt ngào không còn nữa. Phải chăng với bao thăng trầm cũa đời sống, dù vừa hơn 50 mà tóc đã điểm muối tiêu, màu muối trắng có phần nhiều hơn tiêu nên ông gọi bà là bà Tám". Thôi thì... bà cũng đề cho có vẻ..tình dài lâu nên gọi trã lại ông bằng ông Tám.
Một hôm, vừa xong buổi cơm tối, bà đang mơ màng nằm dài trên...ngai hoàng hậu, ông đến ngồi kế bên, nhỏ nhẹ nói:
- Bà Tám à!
Tuần sau xin nghĩ làm một buổi, tui đưa bà đến dịch vụ nhờ điền đơn xin thi vô quốc tịch Mỹ.
Bà chợt tỉnh cơn mơ, ngồi bật dậy:
- Thi vô quốc tịch". Tiếng Anh bấy lâu nay đã nằm im trong bụng, tai nghe điếc ngắt, tui sợ vô 'in tẹt viêu' nghe tầm bậy, trã lời tầm bạ rồi có 'pát' nỗI không".
'Pheo' là cái chắc đó ông Tám ơi.
Ông hóm hĩnh, ngạo quê bà:
- Chưa chi tui nghe bà nói tiếng Anh cũng dẽo quẹo đó!. Bà không nghe người ta nói 'được định cư ỡ Mỹ, có dốp, có xe, có nhà, vô được quốc tịch Mỹ là ta có thễ an nhiên tự tại, nổI chìm theo vận nước Mỹ chìm nổI' đó sao bà"
Làm tới đi bà Tám.
Bà không đi thì mình tui đi.
Bà liếc xéo ông:
- Có ông dẻo quẹo thì có, ông không thấy giọng tui lơ lớ nặng mùi nước mắm Phú Quốc sao".
Qua Mỹ mấy năm rồi mà bà Tám vẫn cònViệt nam tính lắm, phu xướng thì phụ tùy nên bà đành nghe lờI ông. Rồi bà lớn tiếng gọi vào trong:
-An ơi, sáng thứ tư con xin nghỉ học cùng ba mẹ đi nộp đơn xin vô quốc tịch luôn nghen con!
Thế là cả ba đến một dịch vụ gần nhà nhờ lo mọi thủ tục.
Mỗi người đóng 280 đô gồm 250 đô lệ phí cho sở di trú, 30 đô cho công chụp hình và điền đơn.
Ông bà đươc tặng một bộ tài liệu gồm 100 câu hỏi đáp về lịch sử Hoa kỳ và vài chục câu hỏi về lý lịch cá nhân làm hành trang học hành, chờ ngày được gọi đi lăn tay và phỏng vấn.
Thường thời gian chờ đợi khoảng 10 tháng nên ông bà tạm xếp bút nghiên, miệt mài đi cày. Thoáng chốc, ông bà cũng được gọi lăn tay rồi có thơ báo 3 tháng nữa vào phỏng vấn.
Cầm bức thư báo tin, ông hoảng hốt:
-Ba tháng nữa thôi..hổng biết học có kịp..thuộc bài không".
Còn bà thì thật tỉnh tuồng đáp:
-Không đậu thì rớt. Có chi mà lo, ông Tám ơi!
Bà thủng thỉnh soạn lại xấp tài liệu, cuốn băng video, 6 cuốn tapes rồi lên kế hoạch học hành:
-Tài liệu này ông và tui tự học, trong khi làm việc mình học thầm cho thuộc nhé ông Tám. 6 cuốn tapes ông đem theo xe, chiều ghé đón tui, rồi trên đường về hai đứa mình cùng nghe.
Cuối tuần thay vì xem phim, nghe nhạc tui và ông coi video tự học thi quốc tịch, ráng nghe cho thủng tai.
OK há ông Tám!
Phần con An để nó tự lo.
Vậy mà ông vẫn chưa yên tâm, ông đén ghi danh tại một trung tâm dạy Tiếng Anh va` luyện thi quốc tịch. MỗI tuần 2 tối, ông bà cắp sách đến trường dùi mài...kinh sử... nước Mỹ.
Nhưng chỉ qua được 4 tuần, bà mệt mõi quá và cãm thấy dư sức tự học nên tuyên bố:
-Ông Tám ơi, tuần sau tui xin nghỉ học. Tui dư sức qua cầu rồi!
Ông lo lắng quá nên tiếp tục đi học cho đến ngày ứng thí.
Có công mài sắt có ngày nên kim nên hai cha con ông pass được cuộc phỏng vấn dễ dàng.
Bà Tám thi sau ông một tuần, ông cằn nhằn mãi:
-Bà...làm biếng quá! Hổng biết có qua nổi không".
Bà ngỏn ngoẻn cườI, ngon lành đáp:
-Đừng lo quá ông Tám ơi, tui có lối học...mánh của tui. Nầy nhé, 100 câu hỏi đáp lịch sử tui đã để sẳn trong bụng rồi. Nghe thì lỏm bỏm đấy nhưng lo gì, tui đâu có cần nghe hết nguyên câu, chỉ cần tui nghe mấy chữ đầu và từ chính là tui trả lờI đúng liền.
Thí dụ: - How many branches are there in the government". Tui chỉ cần nghe được 'How many branches' là tui bắn liền: 'thrê'.- What ship brought the pilgrim to America". Chỉ cần nghe 'what ship' là tui nổ liền: 'Mayflower'.
Ông Tám lợI dụng cơ hội ôm hôn bà cái chóc và khen ngợi:
-Giỏi, giỏi lắm!. Thế còn vài mươi câu hỏi về lý lịch cá nhân, bà đã thuộc chưa".
Bà hảnh diện khoe:
-Cũng nằm sẳn, đầy ấp trong bụng rồi đây nè! Tui chỉ cần nghe được từ chánh như: 'uống rượu, ma túy, phạm pháp...', lỡ mà nghe không kịp nữa thì tui chỉ cần nghe 'Have you ever' (Có bao giờ...không") tui trả lời 'No' là...trúng phóc liền.
Nhưng có câu hỏi nầy, có hai kiểu hỏi 'Bà có bao giờ thiếu thuế không"', hay 'Bà có đóng thuế không"' trả lời 'Yes hay No' coi chừng trật đường.

Thế thì để cho... chắc ăn, chỉ cần nghe từ 'Taxes' thì tui nói nguyên câu: 'Tôi đóng thuế đầy đũ mỗi năm.'
Ông Tám cười ngất, ra vẻ thán phục:
- Ôi chao! Không ngờ bỏ học mấy chục năm mà bà còn thông minh... mánh quá!
Nhưng tui chưa thiệt tin đâu, bà đến đây, ta làm một cuộc thi thử đi!
Vậy là, ông quay bà tơi bời, ông hỏi tới đâu bà trả lời veo véo tới đó.
Ông vẫn chọc quê bà:
- Nhờ bà nghe giọng quen thuộc cũa tui bà mới hiểu đó. Gặp Mỹ chắc bà chạy dài quá!
Ông không quên dặn dò bà thêm:
- Bà nhớ đừng nhuộm tóc, để họ thấy tóc bà bạc, già cả mà hỏi ít bà nhé!
Bà cũng cần nhớ ba bước họ đi mà đoán gió, để hiểu ý trả lời cho đúng.
Nầy nhé, sau khi giơ tay thề nói sự thật, bước một họ hỏi về lý lịch cá nhân, bước hai viết một câu chính tả, bước ba hỏi về lịch sử Hoa Kỳ.
Bà cũng đừng tưởng họ trịnh trọng mời bà ngồi đối diện rồi mới hỏi, vừa bước vào phòng bất ngờ họ đã hỏi rồi, nên bà cần chăm chú nhìn họ đừng lo quan sát cảnh trí trong phòng.
Không hiểu phỏng vấn viên có thương mái tóc bạc của thí sinh không mà bà Tám vẫn nghe lời ông không dám nhuộm tóc. Ngày phỏng vấn đến, bà được hẹn lúc 10 giờ, ông bà đến nơi sớm hơn nửa giờ, ông cầm tay bà lịch sự... kiểu Mỹ:
- Good luck, nhé bà Tám!
Bà cũng không kém, đáp lễ:
- Thank you so much, ông Tám!
Phòng chờ đợi có nhiều cửa để phỏng vấn viên từ trong bước ra gọi tên thí sinh.
Bà đến bàn nộp thơ hẹn và ông bà cùng chăm chú lắng nghe tên gọi. Mọi người hầu như đều im lặng và hồi hộp chờ đợi.
Người Mỹ làm việc gì cũng đúng hẹn, đúng giờ, vừa hơn 10 giờ, bà chợt nghe:
-Ha, Kim!
Bà đúng bật dậy, đáp nhỏ:
-I am here.
Rồi bà tiến về huớng người gọi, phỏng vấn viên là một phụ nữ trạc 50 tuổI, tướng đẩy đà có gương mặt đầy đặn phúc hậu, nước da ngâm đen nên bà đoán là người xứ Mexico. Bà ta chià tờ thơ hẹn, tay chỉ vào tên bà, miệng mỉm cười thân thiện:
-Your name".
(Bà Tám chỉ nghe được bấy nhiêu). Bà mau mắn gật đầu:
-Yes, I am.
Bà ta xoay người đi vào trong, bà Tám nối gót theo sau. Hai bên hành lang là 2 dãy phòng nhỏ dành tiếp thí sinh.
Bà được mời vào căn phòng gần cuối dãy. Đứng trước phỏng vấn viên, bà bắt đầu... đề cao cảnh giác, chăm chú nhìn thẳng vào bà ta, tập trung tư tưởng, một chút tự tin và phớt tỉnh... Ăngle, bất cần 'không đậu thì rớt có sao đâu'. Bà Tám nghĩ có bình tỉnh thì mình mớI nghe rõ, đón gió được nghĩa câu hỏi để trả lời đúng, còn nếu mình hồi hộp lo âu sẽ dễ bị choáng váng nghe không rõ.
Đúng như lời ông Tám nhắc nhở, phỏng vấn viên vừa xoay mặy vào máy computer, tay bấm nút lia lịa, miệng đã hỏi:
-Bà có thay đổi địa chỉ" Cho biết số phone"
Rồi mới nhìn bà, yêu cầu giơ tay thề trả lời sự thật. Sau đó bà được mời ngồi xuống và cuộc phỏng vấn chính thức bắt đầu:
-Bà có đi làm" Nơi làm việc" Bà có bao giờ uống rượu, có nghiện ma tuý"
Có cờ bạc"
Kết hôn mấy lần" Có mấy con"
Bà Tám đều đoán hiểu được từ các từ chính và trả lời đúng, bà vưà dứt câu trả lời: 'Tôi có hai con.'
Tờ giấy và cây viết đẩy đến trước mặt bà, bà nghe một tràng dài véo qua như pháo nổ, dù sao bà cũng đoán biết bước hai (viết chính tả) bắt đầu.
Bà lẹ làng viết câu trên, chưa kịp đặt bút xuống là một tờ giấy khác được đưa ra.
Tờ giấy ghi sẳn 10 câu hỏi về lịch sử nước Mỹ được bọc plastic sẳn. Bà Tám mừng thầm bởi vì khả năng nghe của bà dở tệ chứ đọc thì bà không sợ. Bà Tám đọc câu hỏi thứ nhất, bà bắt gặp ánh mắt dường như giểu cợt muốn nói của bà ta: 'Cho bà chết bà ơi, làm sao bà biết được tên hai thượng nghị sĩ ở Cali.' Bà nhấp nháy mắt như trả lời: 'Đừng khi dể tui nghen bà'.
Bà Tám chậm rải đọc rõ tên hai vị thượng nghị sĩ, rồi lần lượt đọc và trả lời đúng chín câu còn lại. Phỏng vấn viên gật gù và tuyên bố:
-You Pass.
Bà ký tên vào biên bản, nhận tờ giấy ghi kết quả và được báo về nhà chờ thơ mời đi tuyên thệ. Bà Tám cám ơn và thơ thới ra về. Bà hân hoan báo tin vui, ông bắt tay chúc mừng bà, còn hãnh diện nói nhỏ: 'Hổng ngờ tui có được bà vợ Mỹ...Thuận.'
Bà cười giòn giả: 'Từ tuần trước tui đã có chồng Mỹ...Tho rồi ông Tám ơi!'.
Dù sao định cư ở nước nào mình cũnh nên vô quốc tịch nước đó.
Và thế đấy, gia đình ông bà Tám đã trở thành những công dân Mỹ... da vàng, mũi tẹt, tóc đen- những công dân Mỹ thích dùng nước mắm nhỉ Phú Quốc hơn muối tiêu, thích ăn một ổ bánh mì thịt nóng giòn hơn một cái hamburger lạnh lẽo, thích một tô bún mắm hơn một dĩa thịt nướng và còn nhiều cái thích nữa rất... rặt mùi thơm ngát lòng...Việt Nam.
Tháng 5/2002
San Jose (Bắc Calif)
HÀ KIM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến