Hôm nay,  

Mánh Khoé Con Buôn

17/06/200200:00:00(Xem: 296534)
Người viết: Trần Quốc Sỹ
Bài tham dự số: 2-570-vb60614
Trần Quốc Sỹ là tác giả đã dành cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết sống động, giá trị. Tới Mỹ từ 1975, ông hiện là một kỹ sư điện, làm việc tại Irvine. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
+
Tuần trước, một anh bạn cùng sở hí hửng đến nói với tôi:
- Anh Sỹ này, tôi hên quá.
Tôi hỏi:
- Thế à, anh trúng số Lotto hả"
Anh cười:
- Trúng, nhưng không phải trúng Lotto. Tôi trúng được một chuyến Vacation, 3 ngày 2 đêm.
Rồi anh đưa tôi xem một tờ giấy, trong đó có in tên anh đậm nét và nhiều chi tiết khác, đại khái chúc mừng anh đã được chọn để trúng một cuộc Vacation tại một khách sạn tại Florida. Tờ giấy báo cho anh biết anh cần gọi số điện thoại ghi trên giấy để được chỉ dẫn thủ tục lãnh giải.
Nhìn thoáng qua, tôi cảm thấy thương hại cho anh. Tôi vỗ vai anh hỏi:
- Anh sang Mỹ được bao nhiêu lâu rồi"
Anh nhìn tôi có vẻ thắc mắc, trả lời:
- Được gần một năm. Mà có ăn nhậu gì đến chuyện tôi trúng thưởng"
Tôi lại hỏi:
- Gần đây anh có điền một phiếu rút thăm để trúng giải ở đâu không"
Anh suy nghĩ giây lát rồi nói:
- À, anh hỏi tôi mới nhớ, tháng trước đi shopping, thấy có chỗ bảo mình điền tên họ, địa chỉ, nghề nghiệp để có dịp trúng thưởng.
Tôi thấy thiên hạ điền phiếu nên mình cũng điền, biết đâu chừng"
Tôi bảo anh:
- Nói thật với anh, nếu tôi là anh, tôi quăng ngay tấm giấy đó vào thùng rác.
Anh tròn xoe mắt, ngạc nhiên:
- Quăng vào thùng rác, anh nói sao tôi không hiểu"
Tôi mỉm cười:
- Anh ơi, đây là một trăm ngàn mánh khoé của con buôn trên xứ sở tự do này.
Tại anh mới đến nên không biết đó thôi, chứ những người ở đây lâu họ rành sáu câu lắm.
Anh vẫn chưa hết vẻ hoài nghi:
- Nhưng rõ ràng tờ giấy báo cho tôi biết là tôi trúng giải mà"
Tôi thực tình không hiểu, xin anh giải thích.
Tôi cầm tờ giấy, chỉ cho anh những hàng chử in nhỏ xíu mặt sau:
- Anh có đọc kỹ những điều lệ ghi trong đây chưa"
- Chưa, tôi chưa đọc. Chữ nhỏ mà lại tràng giang đại hải, tôi tưởng không có gì quan trọng.
Tôi nói:
- Đây là một hình thức chiêu dụ khách hàng rất có hệ thống.
Này nhé, nếu anh đọc kỹ anh sẽ thấy những điều kiện anh phải làm trước khi anh được họ tặng anh giải thưởng. Thứ nhất, anh phải gọi cho họ để hẹn giờ giấc để đến nghe họ "thuyết trình" khoảng 90 phút. Thực ra là họ mời anh đến để họ quảng cáo một món hàng, chẳng hạn như một "time-shared condo". Kỹ thuật chiêu dụ của họ rất tinh xảo, mười người đến thì tám người vô tròng.
- "Time-shared condo" là cái gì "
- Cái này dài giòng lắm, nhưng đại khái là họ sẽ dụ anh mua một địa điểm để đi nghỉ hè, trả góp, thường thì 15 hay 30 năm như mình đi mua nhà vậy. Mỗi một năm, anh có được hai tuần xử dụng địa điểm đó không phải trả tiền, nhưng lại có rất nhiều phụ phí khác.
Thêm vào đó, anh phải trả tiền máy bay từ đây đến đó, và phải tốn tiền cho chuyến vacation mỗi năm. Năm nào anh không đi, anh có quyền cho mướn lại hai tuần của anh, nhưng anh phải tự tìm người để cho mướn. Có nhiều người tìm mờ mắt cũng không cho mướn được vì ngày giờ và địa điểm không thích hợp.
- Vậy sao "
- Ừ, vì thế, nếu anh đọc kỹ, khi đến nghe thuyết trình, họ bắt buộc người trúng giải phải có mặt đủ vợ lẫn chồng. Họ đã tính trước, họ có nhiều cơ hội hơn vì một trong hai người sẽ yếu lòng, thường là người vợ. Anh cũng biết vợ muốn là trời muốn mà.
- Trời đất, cám ơn anh nhé. Chút xíu nữa là tôi vô bẫy rồi.

Câu chuyện trên đây chắc hẳn không lạ gì với nhiều người trong chúng ta, nhất là những người sống ở đây trên chục năm. Nó chỉ là một trong muôn ngàn mánh khoé kiếm tiền của những con buôn lợi dụng kẽ hở của luật pháp và sự nhẹ dạ của giới tiêu thụ để thủ lợi. Tiếng Mỹ, nếu thanh tao thì gọi là marketing techniques, còn trắng trợn thì gọi là scams. Tóm lại, đây là những cái bẫy.
Nhiều scams được khéo léo ngụy trang và xếp đặt để không vi phạm luật nhưng rất nhiều scams hoàn toàn có tính cách lường gạt và đã đưa nhiều người vào khám.
Dầu sao đi nữa, bạn phải nên để ý những cái bẫy này.
Tác giả xin cống hiến các bạn những thí dụ điển hình…
….
Bạn bỗng dưng nhận được một giấy báo từ một công ty lạ hoắc.
Họ chúc mừng và "bảo đảm" bạn đã trúng một trong những giải được ghi sẵn.
Nào là xe hơi mới, nào là nhẫn kim cương, nào là TV, nào là một chuyến Vacation, và ngay cả tiền mặt. Điều kiện để lãnh giải cũng rất giản dị. Bạn chỉ cần gọi cho số điện thoại trên giấy trong giờ làm việc để được hướng dẫn thủ tục lãnh giải. Nhưng nếu bạn chịu khó đọc kỹ những hàng chữ in li ti mặt sau, bạn sẽ té ngửa khi biết cơ hội để trúng chiếc xe là 1/24,000,000 (nhỏ như cơ hội để trúng super lotto) và cơ hội để trúng tiền mặt : 1 Mỹ kim, là 23,999,990/24,000,000 (chắc chắn sẽ trúng).
Kết quả, nếu bạn nhẹ dạ nhấc phôn lên gọi, bạn sẽ tốn khoảng 25 đô cho cú điện thoại để trúng được… 1 đô.
Loại scam này tuy thuộc loại bất lương nhưng vẫn không phạm luật.
Ai bảo bạn không đọc kỹ những hàng chữ nhỏ. Ráng chịu.
….
Không ai trong chúng ta không một lần nhận được một phong bì dầy cộm, với tên họ của mình in sẵn rất đẹp, với những hàng chữ chúc mừng báo cho mình biết là mình được chọn là những người finalist (những người vào vòng chung kết) để có "cơ hội" trúng 10,000,000 đô la.
Điều kiện để được trúng giải là bạn chỉ cần gởi ngược lại phong bì in sẵn, kèm thêm đơn đặt hàng mua một vài quyển tạp chí (tuy nhiên, bạn không bị bắt buộc), và kiên nhẫn chờ ngày… họ gõ cửa. Điều bạn không biết là có khoảng vài triệu người được xếp trong danh sách finalist. Thêm vào đó, nếu bạn không mua tạp chí, tên của bạn sẽ được bỏ qua một danh sách khác. Tóm lại, nếu bạn mua tạp chí, bạn sẽ có cơ hội được họ gõ cửa, mặc dù rất nhỏ…, nhỏ như cơ hội trúng lotto.
Còn nếu như bạn không mua tạp chí, bạn cứ việc ngồi chờ đến… thiên thu.
Đây là một hình thức chiêu dụ rất tinh xảo nhưng vẫn không vi phạm luật lệ

Một công ty bán đồ gia dụng cỡ lớn vừa khai phá sản, đăng quảng cáo rầm rộ là họ sẽ phải bán đổ bán tháo và bớt 30% trên giá bình thường cho tất cả mọi mặt hàng. Mừng húm, bạn lái xe tới ngay với mục đích tìm được những món hàng ưa thích với giá rẻ. Nhưng điều bạn không biết là trước khi bắt đầu cho cuộc bán đổ bán tháo, công ty này đã sửa lại tất cả giá của các mặt hàng với giá được đề nghị của nhà sản xuất( thường được gọi là giá MSRP: Manufacturer Suggested Retail Price). Giá này thường cao hơn giá bình thường được bán khoảng 30%. Vì vậy, dù họ đã bớt 30%, đôi khi giá bạn phải trả còn cao hơn là giá khi họ chưa bớt. Họ làm như vậy để gỡ vốn được chút nào hay chút ấy.
Vì thế, chỉ khi nào họ bớt trên 50%, lúc đó may ra bạn sẽ mua được giá rẻ.

Bạn đang có ý định muốn mua một chiếc xe mới. Trên một trang quảng cáo, bạn bỗng dụi mắt nhìn kỹ khi thấy chiếc xe bạn mơ ước đang được rao bán với một giá rẻ không ngờ tại một dealer gần nhà. Không bỏ lỡ dịp may, bạn tức tốc đến chỗ bán xe, vì sợ người khác nhanh chân "chộp" mất. Khi đến nơi, bạn sững sờ thất vọng khi nhìn thấy chiếc xe được rao bán trên báo có màu sơn không giống ai, bên trong xe chỉ trang bị những thứ căn bản. Hoặc khi đến nơi, bạn được người saleman nhẹ nhàng xin lỗi cho biết là chiếc xe mà bạn yêu thích đã bán rồi và vừa mới được giao cho khách.
Điều đáng nói là nếu ngày mai hay mốt, một người khác đến hỏi, người saleman cũng sẽ nói là chiếc xe cũng mới bán và cũng vừa được giao cho khách.
Rồi trong tình trạng tinh thần ngẩn ngẩn, ngơ ngơ, cộng thêm những lời ngọt như đường, êm như nhung của người saleman lịch lãm, bạn hí hửng (hay đau khổ) ra về với một chiếc xe mới khác đúng như ý muốn. Quá tốt phải không bạn " Nhưng buồn một điều là chiếc xe mới của bạn đã được trả với giá…cao hơn nhiều ngàn đô so với giá mà bạn dự tính trước khi đến đây.
Đau thiệt nhưng bạn là người đã đặt bút xuống ký trên tờ hợp đồng mà.

Những người sống ở đây lâu không lạ gì với những chương trình làm giàu với cái tên gọi là multi-level marketing, người Việt thường gọi là chương trình làm giàu kim tự tháp.
Chương trình này thoáng nghe qua rất hấp dẫn. Bạn đóng một khoản tiền đầu gọi là lệ phí để gia nhập một công ty thương mại để trở thành một saleman hoặc một distributor (người phân phối) cho sản phẩm của họ. Hằng tháng, bạn sẽ mua sản phẩm từ họ và bán lại kiếm lời. Chỗ hấp dẫn là nếu sau đó, bạn giới thiệu được một người mới gia nhập tổ chức thì bạn sẽ được tăng lên một cấp và được hưởng một món tiền hoa hồng, và nếu người được bạn giới thiệu tìm được một người khác thì bạn lại tăng lên một cấp nữa và cứ thế đi lên. Cấp càng cao, tiền thưởng càng nhiều.

Nghe quá hấp dẫn phải không bạn " Tôi có một anh bạn gia nhập Amway đã hơn 15 năm, nhưng tính đến nay, anh vẫn chưa lấy lại vốn.
Đó là chưa kể đồ dùng trong nhà anh mọi thứ đều là sản phẩm của Amway.
Xà bông Amway, dầu gội đầu Amway, dầu thơm Amway, thứ gì cũng Amway, ngay đến giấy đi cầu cũng…Amway.
Đây là một mánh khoé sắc xảo vào bậc nhất, đã đem lại cho những người sáng lập ra những chương trình này hằng triệu đô la.
Đau nhất là chính bạn đã làm giàu cho họ.
….
Nếu bạn đọc những tờ báo lá cải của Mỹ được bày bán tại những quầy tính tiền trong siêu thị, bạn sẽ ngạc nhiên vì không thiếu những trang quảng cáo về những phương cách trở thành triệu phú chỉ trong một thời gian ngắn.
Mẫu quảng cáo thật hấp dẫn, với những lời của những chứng nhân đã trở thành triệu phú chỉ trong vòng vài tháng. Với một giá nhẹ nhàng là $29.95, bạn sẽ nhận được một tập tài liệu, và nếu bạn thực hành "đúng" như tài liệu hướng dẫn, bạn sẽ trở thành triệu phú trong vòng ba tháng. Nhưng trên thực tế, hầu như chưa ai thực hành "đúng" theo phương cách họ chỉ dẫn, nên vì vậy, chưa ai trở thành triệu phú.
Lẽ dĩ nhiên, ngoại trừ người chủ nhân của trang quảng cáo đó.
….
Tôi có lần đọc được một mẫu quảng cáo cũng trong một tờ lá cải, nội dung đại khái là họ rao bán một viên đá để đeo cổ chỉ với giá $9.95.
Mẫu quảng cáo cho biết đây là loại đá thần ("), nếu bạn mua và đeo viên đá này trước ngực, họ "bảo đảm" rằng nó sẽ giúp bạn may mắn và trở thành triệu phú trong 3 tháng, nếu không họ sẽ trả tiền lại.
Anh T. đang thất nghiệp, đang lâm vào cơn túng quẫn và đang cần một số tiền.
Anh nghĩ, chỉ với số tiền chưa đến mười đô mà anh có thể giải quyết được mọi chuyện thì còn gì thần tiên hơn. Vả lại, họ đã "bảo đảm" sẽ hoàn tiền lại mà, đâu mất mát gì mà sợ.
Sau ba tháng đeo cục đá và mặc dầu đã làm đúng tất cả những điều căn dặn, nhưng anh vẫn nghèo rách mùng tơi. Tức mình, anh tìm lại họ để đòi tiền thì hỡi ơi, họ đã cao bay xa chạy.
Anh âm thầm đem cục đá quăng vào thùng rác nhưng vẫn giữ kín sự bí mật vì anh không muốn cho ai biết rằng anh là một thằng ngu.
Hơn nữa, anh cũng cảm thấy một chút an ủi khi biết được cũng có những người khác ngu như anh vậy.
….
Một bà Mỹ sồn sồn, đọc được một mẫu quảng cáo giặt thảm với giá $19.95, mừng quá bèn bốc phôn lên gọi ngay. Nhưng không hiểu là người chủ của cái quảng cáo kia có tài thôi miên hay bỏ bùa mê thuốc lú cho bà mà cuối cùng bà đã phải ngậm bồ hòn viết một chi phiếu trên một ngàn đô cho dịch vụ giặt thảm cùng những thứ khác trong nhà, từ màn cửa, màn gió,
cho đến bộ sô-fa trong phòng khách. Sau đó, bà đâm đơn kiện vì, theo bà, tuy đã tốn hơn ngàn đô, những thứ được giặt vẫn…không sạch.
Đài truyền hình ABC đã mang vụ này lên TV. Tôi còn nhớ, người phóng viên, với tờ quảng cáo trên tay, đã hỏi ông chủ tiệm giặt thảm "Làm thế nào từ $19.95 trở thành trên ngàn đô"" thì được ông chủ, mặt dầy, trả lời một cách tỉnh bơ rất là vô trách nhiệm "I didn't invent this marketing technique.
The American did."
Ông ta nói rằng ông không phải là người phát minh ra cách kiếm tiền kiểu này.
Nếu muốn trách, kiếm mấy thằng Mỹ mà trách. Thật là đểu cáng.
….
Tôi có một anh bạn, cách đây gần hai năm, đến Bestbuy mua một bộ máy Computer.
Để được hưởng giá rẻ, anh phải ký hợp đồng ghi tên với chương trình lên mạng MSN, với giá $21.95 một tháng cho thời hạn là ba năm. Điều này hoàn toàn hợp pháp và hợp lý.
Trước khi ra khỏi tiệm, anh bạn tôi được một người saleman, cũng là người Việt, mách nhỏ:
- Tôi biết có một cách để anh có thể lấy lại tiền số tiền đóng cho MSN hằng tháng. Anh lên mạng, tìm tới trang nhà ở địa chỉ Rhinopoints.com, họ sẽ hoàn trả lệ phí lên mạng hằng tháng của anh, với chỉ một điều kiện duy nhất là anh phải trở thành hội viên và mỗi tháng anh phải trả lời một bảng thăm dò về các sản phẩm gia dụng.
Anh bạn tôi nghe xong cám ơn và sau khi thiết bị xong computer anh lên mạng và tìm đến Rhinopoints.com. Đúng như lời người saleman, Rhinopoints.com hứa sẽ hoàn trả lệ phí MSN cho anh nếu anh trở thành hội viên và mỗi tháng anh phải trả lời một bảng thăm dò khoảng 100 câu hỏi.
Để trở thành hội viên, anh phải đóng một lần lệ phí hành chánh là $15.95.
Anh nghĩ, bỏ ra gần 16 đô mà lấy lại gần 800 đô. Rẻ chán.
Vì thế anh vui vẻ ghi tên gia nhập.
Anh được Rhinopoints.com cho biết là tiền và bản thăm dò sẽ được gởi đến sau một tháng. Anh kiên nhẫn chờ nhưng chẳng thấy gì. Sau hai tháng không thấy động tĩnh, sinh nghi anh trở lại Rhinopoints.com thì trang nhà này đã không còn trên mạng và anh cũng chẳng biết chủ nhân của nó ở đâu để đòi tiền.
Đây là trường hợp lường gạt trắng trợn và chủ nhân của Rhinopoints.com có thể bị đưa ra toà. Nhưng dường như, không ai muốn bỏ tiền ra mướn luật sư và tốn thì giờ thưa kiện để chỉ lấy về 16 đô. Do đó, những loại scams này lâu lâu vẫn thấy xuất hiện
….
Cách đây khoảng chục năm, không người Việt Nam nào trên đất Hoa Kỳ mà không biết đến anh chàng Tom Vũ. Anh này, thường xuất hiện trên các đài Tivi vào lúc một hai giờ sáng, vòng tay luôn luôn ôm hai ba nàng kiều nữ tóc vàng, mắt xanh, ngực cỡ 40DD, đứng cạnh bên chiếc tàu lộng lẫy hoặc trước căn dinh thự đồ sộ của anh, để quảng cáo cho phương cách làm giàu mà chính anh là nhân chứng sống.
Tom Vũ, vượt biên đến Hoa Kỳ năm 1975. Từ một người tị nạn tay trắng, anh trở nên khá giả bằng nghề mua những nhà cũ, bị nhà băng đòi lại, với giá thật rẻ, và sau đó bán lại kiếm lời. Nếu Tom Vũ chỉ làm giàu bằng cách này thì chẳng có gì chê trách, có lẽ còn được nhiều người khâm phục nữa là đằng khác. Nhưng với túi tham không đáy, Tom Vũ đã liên kết với tên em rể, một anh chàng Mỹ trắng, tổ chức những buổi seminar, những lớp học để dạy thiên hạ cách làm giàu. Tom Vũ đã dám bảo đảm là bất cứ ai đến nghe anh nói, thực hành theo chương trình của anh đều sẽ trở thành triệu phú như anh trong vòng vài tháng.
Chiêu thức của Tom Vũ rất tinh vi. Khởi đầu, buổi nói chuyện 90 phút của anh miễn phí. Sau đó, khi các dự thính viên đã vào mê hồn trận, anh tung ra chiêu kế. Nếu muốn tiếp tục, mỗi học viên phải trả một giá tiền lên đến nhiều ngàn đô cùng với những điều kiện như phải mua vé máy bay và ở khách sạn do anh chỉ định, cho 3 ngày seminar tại Orlando, Florida.
Lẽ dĩ nhiên, sau khi thọ giáo trở về, chẳng học viên nào trở thành triệu phú cả.
Vì vậy họ đã đâm đơn kiện anh khi anh từ chối trả tiền lại với lý do là họ đã không thực hành đúng như lời sư phụ chỉ dạy.
Sau đó, Tom Vũ đã bị chương trình Dateline của đài truyền hình NBC lôi lên TV đấu tố.
Không biết màn kịch của Tom Vũ kết thúc ra sao nhưng nghe đâu Tom Vũ giờ đây trắng tay vẫn hoàn tay trắng.

Cuối cùng, những người sống ở quận Cam trong thập niên 80 không bao giờ quên được chuyện của một công ty do người Việt Nam làm chủ chuyên bán TV và đồ điện tử bên trong thương xá Phước Lộc Thọ.
Một hôm, bỗng nhiên trên những tờ tuần báo, nhật báo Việt ngữ xuất hiện một trang quảng cáo thật lớn của công ty này với đại ý xin quý đồng hương thân thương cho họ mượn vốn và công ty sẽ hứa hoàn trả với một phân lời thật cao trong vòng một tháng. Tháng đầu, mọi việc êm xuôi, tốt đẹp.
Các chủ nợ đều được trả với số tiền lời như đã hứa. Nhưng đùng một cái, một buổi sáng đẹp trời, công ty này biến mất khỏi mặt đất, ôm theo nhiều triệu bạc, bỏ lại sau lưng những chủ nợ mặt mày méo xẹo, dở khóc, dở cười.
Một bài học đáng nhớ cho những người nhẹ dạ tham lời.

Nếu một đêm nào đó bạn ngủ không được, chỉ cần bật tivi lên và bấm qua các đài, bạn sẽ được xem rất nhiều màn quảng cáo ngoạn mục về các phương cách làm giàu, các phương cách làm giảm cân, những loại thần dược trị bá bệnh, ngay cả việc coi bói cho cuộc đời của bạn… ôi hằm bà lằng đủ thứ. Món nào cũng hấp dẫn, bùi tai nhưng cẩn thận, nếu bạn không vững tâm và nếu bạn quá ngây thơ tin họ, bạn sẽ sa bẫy.
Người viết xin chúc bạn một ngày thật vui và đừng quên rằng sống trên đất nước tự do, số một trên thế giới, quốc gia được mệnh danh là tư bản này, một điều luôn luôn đúng là: "There's no free lunch" hay "Không có gì là đồ chùa cả!"
Trần Quốc Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến