Hôm nay,  

Yêu Nước Và H.o

17/06/200200:00:00(Xem: 168396)
Người viết: Phoenix Cao
Bài tham dự số: 2-568-vb30612
Tác giả Phoenix Cao, sanh năm 1949, tới Mỹ theo diện HO, hiện cư trú và làm việc tại Las Vegas, NV. Bài viết của ông chất chứa tâm sự phẫn nộ, u uất của một H.O. trước thời thế.

Má tôi xuất hiện trước mắt tôi gào lên:
"Trời ơi! Con ơi là con, người ta tranh nhau làm dành từng số H.O, mà mày ở đây cuốc đất. Đi về, đi về… không tao chết ở đây với mày."
Hết gào, bà dỗ:
"Con à, có gia đình đàng gái muốn xem mắt con, họ nay giàu lắm. Nghe lời má lấy vợ đi con, con sẽ không khổ nữa, con đã khổ quá chừng rồi, về với má nghe con".
Tôi 42 tuổi, lẳng lặng theo sự áp tải của má 77 tuổi, ngoái nhìn lại căn chòi chơ vơ trên sườn đồi rừng cà phê Buôn Mê Thuột mà luyến lòng.
Về Pleiku, tôi đã từ chối làm rể nhà gái giàu. Họ sửng sốt. Tôi từ chối vài cô yêu tôi "tình H.O". Họ sững sờ. Tôi từ chối vài mối "mua H.O". Họ tức giận. Tôi vẫn nguyên sơ, tôi vẫn là tôi!
*
Trong buổi tiệc ly với mươi mười người bạn thân tôi đọc bài viết ngắn trong đêm ngà ngà say:
"Chào các bạn, hôm nay mời các bạn dự đám cưới của tôi và nhân chứng cho cuộc ly dị. Tôi cưới một người tôi không yêu và ly dị một người rất yêu. Vợ tôi là quả lê…xanh, là chùm khế…chua. Vì thế tôi phải ly dị, tôi phải ra đi sau 16 năm từ mặn nồng đến cay đắng. Ngày mai ra sao" Câu hỏi vẫn đi phía trước như dòng sông đời.
Tôi đã làm toán, làm văn để trả lời nó 20 năm. Toán tôi không là con số cứng, văn tôi không là câu chữ mềm. Mà nó hình như vẫn là cái gì đó đọng lại thành tôi hôm nay.
Nhìn tôi mà xét thử xem:
- Sức sống tôi có vì tôi hãy còn sống.
- Tình bạn tôi có vì tôi vẫn còn vài người bạn cổ xưa chịu đựng tôi đến hôm nay.
- Tình thương tôi có vì vẫn có những tình tương ái trên những con đường cái quan tôi đã đi qua.
- Tình thân tôi có vì điểm xuất phát hôm nay vẫn bắt đầu từ mái gia đình.
Có phải chăng tôi đã giải đáp xong câu "Ngày mai ra sao"" và đó là hành trang duy nhất mang theo để tự vệ đơn độc nơi phương trời xa.
Mời các bạn cạn ly và cầu chúc giùm tôi có được chút hạnh phúc trong lần lấy vợ xa và đi ở rể này"
Pleiku 26/3/1995
Thân ái.
*
Trên bến tạm, làng nhỏ Tarentum đông bắc Pittsburgh bang Pennsylvania đón tôi. Mặc cho cảnh quan biến đổi khác lạ như phép màu, lòng tôi vẫn khư khư ôm "mối hận Mỹ" vẫn quyết làm một cái gì đó đánh động được "Lương tâm thế giới" "Trái tim người Mỹ công chính" biết xấu hổ và phục thiện những gì đã gây cho đất nước tôi thua trận và gây đau thương cho bao người công chính, trong đó có tôi. Không còn gì hết ngay cả vợ con, bạn bè, cha mẹ, tổ quốc…Vợ con, bạn bè không có còn chịu được, nhưng các ông vẫn có mẹ cha và tổ quốc của các ông mà ông Nixon, ông Kissinger…
Trong ngày thăm và ủy lạo đầu tiên của cộng đồng Pittsburgh tôi gặp vợ chồng bác sĩ Hạnh, tự dưng tôi buột miệng thao thao thì người vợ bác sĩ sửng sốt hỏi:
"Anh Ph. Những điều anh vừa nói là từ đâu vậy""
"Tôi viết chị ạ và tôi gần như thuộc lòng."
"Anh có thể nhắc lại không""
"Dạ được, đoạn kết bài ấy là:
-H.O, khi chiến thắng máu cũng đổ.
-H.O, khi chiến bại máu đã tuôn vết thương luôn bị bóc vảy.
- H.O, khi làm tù binh không mong ngày trao trả.
- H.O, khi làm tù chế độ, bị chỉ huy đếm giá qua tháng năm tù.
- H.O, vì còn nghĩ suy về điều chính nghĩa.
- H.O, vì còn tận tụy cho đến hôm nay.
- H.O vì không còn đường đi, đường ở, đường về.
Tứ bề giăng tấu khúc:
"Bịt biển Đông"
"Thịt thuyền nhân"
"Quịt quân nhân"
….đã đồng loạt trổi lên từ dàn nhạc "Đại Thế Giới" để chiêu hồn tử sĩ, đám quân đội đồng minh họ lao vất vưởng trong 7 vạn ngày khủng khiếp bao la! Bài ca dứt nợ "QLVNCH"…
"Bài viết của anh bây giờ ở đâu""
"Ở nhà tôi, ở VN. Tôi không dám mang theo chị à"
"Anh có thể cố viết lại được không""
"Để làm gì chị""
"Tôi muốn đề cử anh phát biểu trước cộng đồng 30/4 này, anh nghĩ sao""
"Đó là ý muốn thiết tha của tôi, nhưng tại sao là tôi"
"20 năm rồi, những phát biểu trong ngày đen, chỉ chung chung. Nghe anh nói, tôi muốn anh phát biểu năm nay, nhưng trước hết anh phải viết lại. Chỉ còn 17 ngày nữa, thứ hai phải thông qua cộng đồng."
*


Đến ngày đọc nháp trước cộng đồng, sau khi đọc xong sự im lặng ngột ngạt tràn ra cả phòng có khoảng 12 người. Sau một phút dài, người trưởng cộng đồng (một ông cha nhà thờ) phá tan bầu không khí:
"Anh Ph. bài viết của anh hay lắm, nhưng xin anh cắt vài đoạn."
"Thưa ông, đoạn nào""
"Đoạn này…đoạn này…và đoạn này."
Máu xông lên mặt, tôi đứng lên và sừng sổ:
"Thưa ông cha, tôi không cắt, không cắt đoạn nào hết và tôi sẽ viết thêm."
"Nếu anh không cắt, anh sẽ không được đọc."
"Tôi không đọc hôm nay, lần này. Tôi sẽ đọc hôm khác, dịp khác.
Lúc này chị Hạnh lên tiếng:
- Thưa ông Hội trưởng, ông là trưởng nhưng chúng tôi là thành viên cộng đồng. Trong vấn đề này tôi đề nghị thông qua bằng biểu quyết là anh Ph. có được đọc hay không"
Sau cuộc biểu quyết, vợ chồng người Bác sĩ chở tôi vào tiệm đãi tôi một chầu. Trong sự vui mừng tỏa ra từ người vợ, chị nói:
"Cố gắng lên nhé anh, chúng tôi sẽ hỗ trợ anh trong ngày ấy, chúc mừng anh."
Tôi cười im lặng, nhưng trong tôi nhìn chị mà nghĩ đến má tôi "Má à, thực sự vẫn còn những Trưng Trắc, Trưng Nhị của Việt mình.
Con tưởng chỉ có con đi làm Kinh Kha mà thôi".
Tôi quý trọng người nữ Bác sĩ ấy, chị đã phát hiện lời như gió lạnh, đơn lẻ, thì thào của tôi. Chỉ một đoạn ngắn mà đã hộ trợ tôi dũng mãnh như một gà mái bảo vệ con trước diều hâu.
Tôi đã đọc bài viết tâm huyết ấy ngày 30/4/95. Trên đường về sự im lặng bao trùm ba chúng tôi, sau cùng chị khẽ khàng hỏi:
"Anh cảm thấy thế nào""
"Mệt mỏi, hụt hẫng, rã rời, như mất nửa linh hồn."
"Sao vậy anh""
"Chị có để ý đến năm, bảy người bước lên bắt tay và chúc mừng tôi trên sân khấu không" Tôi đoán đó là những chiến hữu của tôi và tôi để ý liếc nhìn họ. Nhìn họ say mê và nồng nhiệt trong lúc Thanh Lan ca, tôi cảm thấy nhiệt huyết tôi vỡ tan như bóng xà phòng. Tôi không muốn làm Kinh Kha nữa, Thái Tử Đan không xứng để tôi sai lầm lần thứ hai, và Tần Thủy Hoàng là Đại Đế duy nhất hiển nhiên. Tôi không theo ông ta thì thôi chứ sao lại muốn hạ ông ta" Yù tôi muốn minh bạch nói lên là "Nếu tôi là người Mỹ, tôi cũng làm như họ thôi". Tôi muốn quên bài viết này, vứt đi nhiệt huyết kia, tôi sẽ xuôi về Nam tìm nóng để sưởi, tôi quá lạnh và quá cô đơn rồi, tôi phải tìm lại tôi chứ không thôi sẽ muộn. Một tháng tạm cư ở đây không có gì để nhớ, nhưng tấm lòng rất Việt của chị tôi ghi mãi, chị thêm cho tôi một sức mạnh mới và biết đâu nhờ đó mà tôi không quỵ ngã đầu hàng…"
*
Sáu năm trong ốc đảo Las Vegas, tôi thật sự là con ốc nằm trong hốc. Ngày làm đêm về trong góc phòng, tôi quên tất cả xa hoa thượng lưu ngập tràn thành phố, lấy lại sức khỏe, củng cố tinh thần bằng hơi bia, khói thuốc và mục tiêu đề ra, quên đi cái đau, cái đói, cái thiếu với đồng lương đói và một công việc hạ cấp, làm maid hay house keeping hoặc guest room attendent (GRA).
Nhục nhã ư, chua xót ư"
Tôi không có một lựa chọn nào khác nên đành ru mình, dối lòng "không có nghề nào hà tiện cả, không có kiên trì nào là dễ dàng, hãy cố gắng mà chiến đấu hỡi tên chiến sĩ, mẹ ngươi đang chờ ngươi về đấy!
Đầu hàng, bỏ cuộc là chết, bị chôn trong một nghĩa trang mộ bia nằm ngang, không có bạn bè khi quanh là hồn ma ngoại quốc, bị thiêu thì tro tàn cốt không ai giữ…
Hãy giữ lấy cái Job mất dạy vô cùng này vì dù sao nó cũng cho ngươi sống, sống như thế nào không cần đến, chỉ biết còn sống thì sẽ có ngày ngươi được về, về với mẹ, về đất mẹ.
Nhờ những sức mạnh hỗ trợ (tình bạn, tình thương, tình thân và tình dân tộc) tôi đã đạt được một mục tiêu số 1 đã đề ra là lấy được "Quyền công dân Mỹ". Tôi muốn nói "I'm proud to be American" đó là chiến thuật tất yếu phải áp dụng để mong bước đến mục tiêu cuối cùng là chiến lược thành công, mục tiêu cuối cùng của tôi canh cánh bên lòng là:
Đã sống tung hoành trong chiến tranh
Đã sương, đã gió, đã mưa dầu
Đã hiên ngang mang chiếc gông cùm đỏ
Chẳng một dòng châu, mặt chẳng sầu
Bỏ lại đằng sau những thương đau
Bay qua thế giới của sang giàu
Sống đời khổ não, đời nô lệ
Tiếc nhớ "đằng sau" tâm úa nhàu
Hãy chóng qua mau, hỡi tháng ngày
Cho đầu đã bạc, phải trắng phau
Đường xưa người cũ còn chăng tá"
Còn đón ta về, còn sắc màu
Câu nói "I'm proud to be American and also I'm very proud because I'm Vietnamese Veteran"
Las Vegas 21/5/02
Phoenix Cao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến