Hôm nay,  

Tình Già

29/05/200200:00:00(Xem: 150870)
Người viết: Thúy Trúc
Bài tham dự số: 2-554-vb80525
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả Thúy Trúc. Bài viết được chuyển tới bằng eMail, không kèm theo ghi chú tiểu sử. Mong Thuý Trúc,
khi gửi thêm bài mới, sẽ bổ túc dùm.
+
Bước ra khỏi cửa máy bay, còn đang bỡ ngỡ tìm xem bà Thu đứng ở đâu thì bà Mai thấy một người đàn ông gầy và cao tay cầm bó hoa hồng đỏ thắm tiến đến bên bà. Ông này tự giới thiệu là Phong, em trai của bà Thu, được ủy nhiệm đi đón giùm bà Mai vì bà Thu còn ở nhà để tiếp các bạn khác. Tay cầm bó hoa mà bà thấy e thẹn vì chưa bao giờ bà ở trong cảnh này cả.
Khi ra đến bãi đậu xe, ông Phong lại mở cửa xe cho bà lên rồi mới vòng sang phía tay lái. Điều này bà chưa bao gìờ thấy ở ông chồng của bà từ khi hai người còn sống chung với nhau.
Sự ân cần niềm nở của ông D làm những mỏi mệt qua chuyến bay dài tan biến mất.
Bà bắt đầu hỏi chuyện ông D.
À thì ra đây la người em trai út của bà Thu.
Khi hai bà là bạn thân ở lớp đệ nhất thì cậu em này chắc còn học mẫu giáo.
Thời gian trôi qua nhanh thật, bây giờ thì cả bà và bà Thu ai cũng có cháu nội, cháu ngoại cả rồi. Ông Phong thì nói là hoàn cảnh của ông đang cô đơn vì vợ ông vừa mất mới ba năm nay. Hiện ông sống một mình, cơm hàng cháo chợ.
Nghe ông nói thì bà Mai cũng tâm sự về hoàn cảnh của bà hiện nay:
Sau khi học xong lớp đệ nhất, cha mẹ bà muốn bà lập gia đình với con trai người bạn thân của ông cụ. Ở vào thời gian đó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên bà lên xe hoa về nhà chồng. Thế rồi ba đứa con lần lượt ra đời, chồng bà có chức tước nên giao thiệp rộng, vắng nhà thường xuyên. Bà thương yêu các con nên chỉ ở nhà trông con chứ không đi đây đi đó với chồng. Bà có nghe đồn ông có bồ, nhưng vẫn im lặng chịu đựng.
Năm 1975 cả gia đình bà di tản sang Mỹ, bà hy vọng ông sẽ thay đổi vì cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người. Nhưng chỉ vài năm sau ông đề nghị ly dị. Bà chấp nhận và nuôi ba con.
May là bà có việc làm ổn định và các con cũng chịu khó học hành nên bà vui với sự thành đạt của con cái. Các con lớn lên, lập gia đình và theo cách sống của Mỹ, các con bà đều ở riêng và để bà trơ trọi trong căn nhà nhỏ.

Quá rảnh nên bà đã liên lạc với các bạn cũ, rồi mỗi năm các bà họp mặt nhau để có dịp đi du lịch, tâm sự với bạn bè. Năm nay đến phiên bà Thu, tất cả các bạn sẽ đến thành phố "windy" này để họp mặt nhau.
Ông Phong ngưng xe lại, bà Mai tưởng dã đến nhà bà Thu, nào ngờ ông Phong nói mời bà đi ăn vì đã trễ mà ông cũng đang đói bụng.
Với người đã tử tế với mình như thế, bà Mai không thể từ chối. Đi song đôi với ông Phong vào tiệm ăn, bà Mai có cảm giác hơi ngượng ngùng, nhưng ông Phong đã nhanh nhẹn kéo ghế mời bà ngồi. Mỗi lần món ăn được đem ra, ông Phong lại gắp vào tận bát cho bà và ép bà ăn cho khỏe. Bà cảm động vì từ mấy chục năm nay có ai săn sóc đến bà như thế này đâu...
Sáng hôm sau ông Phong đến để đưa các bà đi ăn điểm tâm, chiều tối lại đưa các bà đến chỗ họp mặt rồi đưa về. Những ngày bận đi làm thì sau giờ làm việc là ông ghé đến. Trong suốt một tuần lễ bà Mai ở chơi, bà Thu cứ đùa là sao tuần này cậu chăm đến nhà tôi thế. Các bà bạn khác thì cứ nhìn bà Mai dò xét.
Ngày bà Mai ra phi trường để trở về cuộc sống bình thường thì cũng chính ông Phong tiễn đưa. Bà ngỏ ý mời ông lúc nào rảnh qua nhà bà để bà đền ơn ông đã quá tốt với bà, ông Phong hứa ngay là sẽ lấy phép để thăm bà trong tháng tới.
Về đến nhà, bà Mai
luôn nghĩ đến người đàn ông mới gặp lần đầu đã lo lắng cho bà như người thân.
Bà thấy mình như trẻ lại với cảm giác chờ đợïi tiếng điện thoại để nghe giọng ông Phong từ đầu giây bên kia. Chẳng lẽ ở cái tuổi gần đất xa trời này mà còn ...yêu" Bà tự hỏi sau một lần nói chuyện với ông Phong qua điện thoại. Hỏi vậy, nhưng bà không thể dối lòng vì cả
ngày lúc nào bà cũng chờ tiếng điện thoại reo.
Và một hôm ông Phong đã xuất hiện ở cửa nhà bà, đem theo những gòì quà... Bà mừng quá vì thực sự đây là lúc mà bà chờ đợi. Chỉ qua những lần gọi điện thoại, cả hai đều thấy cần có nhau trong quãng đời còn lại... Và ông Phong đã đến đúng như sự mong ước của bà.
Ngày hôm đó cả hai đưa nhau đi sắm đồ, ông đã mua cho bà một nhẫn kim cương, và bà đã tặng ông một bộ suit đắt tiền. Ý của bà là sẽ có buổi ra mắt ông với bạn bè vì trên xứ Mỹ này ở tuổi nào cũng có thể làm đám cưới được. Bà nhìn ông Phong trong bộ quần áo mới với cặp mắt thương yêu...
THUÝ TRÚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến