Hôm nay,  

Tình Già

29/05/200200:00:00(Xem: 150846)
Người viết: Thúy Trúc
Bài tham dự số: 2-554-vb80525
Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả Thúy Trúc. Bài viết được chuyển tới bằng eMail, không kèm theo ghi chú tiểu sử. Mong Thuý Trúc,
khi gửi thêm bài mới, sẽ bổ túc dùm.
+
Bước ra khỏi cửa máy bay, còn đang bỡ ngỡ tìm xem bà Thu đứng ở đâu thì bà Mai thấy một người đàn ông gầy và cao tay cầm bó hoa hồng đỏ thắm tiến đến bên bà. Ông này tự giới thiệu là Phong, em trai của bà Thu, được ủy nhiệm đi đón giùm bà Mai vì bà Thu còn ở nhà để tiếp các bạn khác. Tay cầm bó hoa mà bà thấy e thẹn vì chưa bao giờ bà ở trong cảnh này cả.
Khi ra đến bãi đậu xe, ông Phong lại mở cửa xe cho bà lên rồi mới vòng sang phía tay lái. Điều này bà chưa bao gìờ thấy ở ông chồng của bà từ khi hai người còn sống chung với nhau.
Sự ân cần niềm nở của ông D làm những mỏi mệt qua chuyến bay dài tan biến mất.
Bà bắt đầu hỏi chuyện ông D.
À thì ra đây la người em trai út của bà Thu.
Khi hai bà là bạn thân ở lớp đệ nhất thì cậu em này chắc còn học mẫu giáo.
Thời gian trôi qua nhanh thật, bây giờ thì cả bà và bà Thu ai cũng có cháu nội, cháu ngoại cả rồi. Ông Phong thì nói là hoàn cảnh của ông đang cô đơn vì vợ ông vừa mất mới ba năm nay. Hiện ông sống một mình, cơm hàng cháo chợ.
Nghe ông nói thì bà Mai cũng tâm sự về hoàn cảnh của bà hiện nay:
Sau khi học xong lớp đệ nhất, cha mẹ bà muốn bà lập gia đình với con trai người bạn thân của ông cụ. Ở vào thời gian đó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên bà lên xe hoa về nhà chồng. Thế rồi ba đứa con lần lượt ra đời, chồng bà có chức tước nên giao thiệp rộng, vắng nhà thường xuyên. Bà thương yêu các con nên chỉ ở nhà trông con chứ không đi đây đi đó với chồng. Bà có nghe đồn ông có bồ, nhưng vẫn im lặng chịu đựng.
Năm 1975 cả gia đình bà di tản sang Mỹ, bà hy vọng ông sẽ thay đổi vì cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người. Nhưng chỉ vài năm sau ông đề nghị ly dị. Bà chấp nhận và nuôi ba con.
May là bà có việc làm ổn định và các con cũng chịu khó học hành nên bà vui với sự thành đạt của con cái. Các con lớn lên, lập gia đình và theo cách sống của Mỹ, các con bà đều ở riêng và để bà trơ trọi trong căn nhà nhỏ.

Quá rảnh nên bà đã liên lạc với các bạn cũ, rồi mỗi năm các bà họp mặt nhau để có dịp đi du lịch, tâm sự với bạn bè. Năm nay đến phiên bà Thu, tất cả các bạn sẽ đến thành phố "windy" này để họp mặt nhau.
Ông Phong ngưng xe lại, bà Mai tưởng dã đến nhà bà Thu, nào ngờ ông Phong nói mời bà đi ăn vì đã trễ mà ông cũng đang đói bụng.
Với người đã tử tế với mình như thế, bà Mai không thể từ chối. Đi song đôi với ông Phong vào tiệm ăn, bà Mai có cảm giác hơi ngượng ngùng, nhưng ông Phong đã nhanh nhẹn kéo ghế mời bà ngồi. Mỗi lần món ăn được đem ra, ông Phong lại gắp vào tận bát cho bà và ép bà ăn cho khỏe. Bà cảm động vì từ mấy chục năm nay có ai săn sóc đến bà như thế này đâu...
Sáng hôm sau ông Phong đến để đưa các bà đi ăn điểm tâm, chiều tối lại đưa các bà đến chỗ họp mặt rồi đưa về. Những ngày bận đi làm thì sau giờ làm việc là ông ghé đến. Trong suốt một tuần lễ bà Mai ở chơi, bà Thu cứ đùa là sao tuần này cậu chăm đến nhà tôi thế. Các bà bạn khác thì cứ nhìn bà Mai dò xét.
Ngày bà Mai ra phi trường để trở về cuộc sống bình thường thì cũng chính ông Phong tiễn đưa. Bà ngỏ ý mời ông lúc nào rảnh qua nhà bà để bà đền ơn ông đã quá tốt với bà, ông Phong hứa ngay là sẽ lấy phép để thăm bà trong tháng tới.
Về đến nhà, bà Mai
luôn nghĩ đến người đàn ông mới gặp lần đầu đã lo lắng cho bà như người thân.
Bà thấy mình như trẻ lại với cảm giác chờ đợïi tiếng điện thoại để nghe giọng ông Phong từ đầu giây bên kia. Chẳng lẽ ở cái tuổi gần đất xa trời này mà còn ...yêu" Bà tự hỏi sau một lần nói chuyện với ông Phong qua điện thoại. Hỏi vậy, nhưng bà không thể dối lòng vì cả
ngày lúc nào bà cũng chờ tiếng điện thoại reo.
Và một hôm ông Phong đã xuất hiện ở cửa nhà bà, đem theo những gòì quà... Bà mừng quá vì thực sự đây là lúc mà bà chờ đợi. Chỉ qua những lần gọi điện thoại, cả hai đều thấy cần có nhau trong quãng đời còn lại... Và ông Phong đã đến đúng như sự mong ước của bà.
Ngày hôm đó cả hai đưa nhau đi sắm đồ, ông đã mua cho bà một nhẫn kim cương, và bà đã tặng ông một bộ suit đắt tiền. Ý của bà là sẽ có buổi ra mắt ông với bạn bè vì trên xứ Mỹ này ở tuổi nào cũng có thể làm đám cưới được. Bà nhìn ông Phong trong bộ quần áo mới với cặp mắt thương yêu...
THUÝ TRÚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến