Hôm nay,  

"tự Phát Hay Tái Sinh?"

29/05/200200:00:00(Xem: 152422)
Người viết: Tống Minh Châu
Bài tham dự số: 2-549-vb40522
Tác giả Tống Minh Châu đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo bài đầu tiên: Tôi Học College. Câu chuyện về nỗ lực học hỏi của tác giả được nhiều vị độc giả cao niên tán thưởng và gửi thư nhờ Việt Báo chuyển đến tác giả yêu cầu chia xẻ thêm kinh nghiệm. Sau đây, thêm một bài viết trong tinh thần chia sẻ ấy, lần này không chỉ là kinh nghiệm mà còn là tâm tình.
+++
Tôi viết bài này với tâm trạng của một người luôn luôn yêu đời và tích cực trong cuộc sống. Nhớ lại ngày xưa, lúc còn đi học ở Việt Nam, tôi cứ quanh quẩn với một câu hỏi triết học: "Sống để làm gì"" thế nhưng, dù sống để làm gì đi chăng nữa thì cũng đừng "đi xuống" mà phải "đi lên" như ý muốn của Thượng đế. Với tuổi trên 50 khi vào College, tôi giới hạn đề tài này với câu hỏi là "Lứa tuổi tôi, bây giờ còn học để làm gì""
Tôi, trong lòng vẫn luôn luôn ấm ức, cay cú với tâm trạng đang học "nửa chừng xuân" ở đại học Việt Nam, thì trận chiến Tết Mậu Thân 68 xảy ra, làm tôi bị tổng động viên vào lính, để rồi mang tiếng (như hồi đó người ta hay nói đùa): "Nhân bất học, bất tri lý. Aáu bất học, lão… làm đại úy ".
Và kể từ dạo đó, biết bao thăng trầm, chiến tranh, tù đày "cải tạo" sống nghèo đói, kềm kẹp, áp bức dưới chế độ CS. Tất cả những thứ đó đã cướp mất tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết của tôi, 25 tuổi nhập ngũ, 38 tuổi ra khỏi trại tù CS, hơn 10 năm sống với gia đình vất vả, lây lất, tranh sống, để rồi sau đó, khi tôi đặt chân tới xứ "Cờ Hoa" thì tuổi đã ngoài 50. Cái tuổi mà ở xứ Mỹ này, tôi hy vọng vẫn chiến đấu được với những ai chưa chịu đầu hàng, cho bất cứ số phận nào! Nhưng riêng tôi vẫn e ngại, tự hỏi không biết mình có còn học nổi không"
Sự thật, cũng vì tự ái mình ngu dốt, thất học, mà tôi muốn dấng thân mình thực hành học tập, xem thử trường lớp ở Mỹ thách thức con người đến mức độ nào.
Vợ và con tôi thường nói "Ba lớn tuổi ai thèm thuê ba nữa mà ba học cho mệt". Tôi giải thích, ba học để biết tiếng Anh, học để đọc giấy tờ, hồ sơ liên quan đến mình và gia đình, khỏi phải đi nhờ vả người ta. Ba học để cảm thấy mình còn sống, còn hiện diện trên trái đất này, và có cơ may hội nhập với xã hội mình đang sống dễ dàng hơn.
Tôi có học College được không" Để trả lời câu hỏi đó, tôi nêu ra một vài thành tích mà tôi đã đạt được, với cách học mà tôi đã kể, để các bạn nhận định, rút kinh nghiệm cho riêng mình một cách tốt đẹp hơn những gì mà tôi đã "chiến đấu".
Tôi học 5 lớp toán, tôi đều đạt điểm A cho mỗi lớp, vượt lên trên một course qua khỏi các lớp đòi hỏi để tốt nghiệp. Các terms (thuật ngữ) trong các course toán căn bản này chỉ quanh quẩn chừng 200 từ, ai dùng quen sẽ dễ dàng đọc textbook và giải các bài tập. Lại có một số từ rất tương tự tiếng Pháp, nếu ai đã từng học Pháp ngữ thì sẽ rất dễ hiểu. Một số lớp toán, như là lớp học ôn, mà cách đây gần 40 năm về trước, tôi đã học trong chương trình hai lớp tú tài, tôi cứ ngỡ là mình đã quên hết.
Nhớ lại hồi đó, để đậu được bằng tú tài toàn phần, học sinh Việt Nam đã chịu một chương trình học nặng nề, bao gồm cả một loạt các lớp toán mà tôi đang học ở college hiện nay. Ngoài chương trình của lớp, học sinh Việt Nam phải tìm học và làm bài tập thêm các sách Pháp, như những sách toán hình học, đại số học. Có bài giải, dài đến 12 câu hỏi, phải giải vài ba giờ, gần cả buổi mới xong để thi tuyển vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp.
Có học ở College, mới so sánh thấy được rằng dân bản xứ không có nhiều course toán trong một chương trình tốt nghiệp bằng một chương trình học bao quát, súc tích của học sinh Việt Nam hồi trước năm 75. Nhìn từ phía cạnh này, quả thật học ở Việt Nam còn khó hơn học ở Mỹ.
Tôi theo học những lớp computer căn bản, và nghĩ rằng tôi muốn vượt qua "cánh cửa thần kỳ" (screen) để đi vào "thế giới vạn hoa" của nền văn minh hiện tại.
Tác giả Mary Ellen Guffey, trong sách "Business Communication" đã kể ra rằng: Trong một cuộc nghiên cứu tỏ ra rằng có chừng 2/3 người Mỹ đang dùng computer hiện nay hoặc dùng để làm việc hay dùng riêng ở nhà. Và trong số này có chừng 46% người thường dùng e-mail hàng ngày, và nó trở nên một phương tiện truyền thông rất cần thiết trong business.
Với tư thế vẫn ngồi yên để phóng ra những "chưởng lực độc thủ" qua con mouse, tôi nghĩ học xử dụng computer cũng giống như học "quyền thuật" vậy. Sách hay thầy dạy ra "chiêu thức" nào, thì mình cứ nhớ chiêu thức đó, rồi dùng mouse lập lại đúng cách là xong. Bởi vì progammer đã sắp sẵn "bát quái trận đồ" nếu mình thực hành đúng cách, sẽ click thông suốt như chơi game thế thôi. Vậy với những lớp căn bản, đâu có đòi hỏi "hành giả" phải "cao tay ấn" thông minh trác tuyệt gì. Thật tình mà nói, tôi cũng đâu có thông minh, nhớ dai gì, thế mà tôi cũng học qua được một loại major về computer, với chứng chỉ "Microcomputer specialist" (chuyên viên điện toán). Lúc ban đầu còn hơi bỡ ngỡ, lúng túng, sau đó, trăm hay không bằng tay quen, tôi cũng click, drag để vượt qua các "mê hồn trận" một cách dễ dàng, chắc ăn, điệu nghệ như mọi người vậy.

Thỉnh thoảng, ngồi giở lại xem một vài bài essay mình đã làm, như môn sử chẳng hạn. Tôi đã đạt điểm A+ với bài làm dài trên 15 trang giấy. Với tư tưởng độc đáo, tôi cảm thấy tự do phát biểu thoải mái. Tôi thẳng thắn phê bình "không sợ một thế lực nào" và đôi khi, vạch rõ được cái sai của tác giả. Ví dụ trong một chương sách sử textbook của tác giả Howard Zinn, nói về người Mỹ với chiến tranh Việt Nam chẳng hạn, tôi nhận định như là nhân chứng của "người trong cuộc" để biện minh cho xứ sở Việt Nam của tôi. Tôi được thầy giáo ngạc nhiên về những ý kiến mới mẻ kia, và lúc đó tôi cảm thấy mình đã có quyền của một con người bình đẳng, tự do phát biểu thật sự. Cái đó cũng có một tác dụng làm vơi đi cái mặc cảm tự ti, thất học, ngu dốt đang ám ảnh trong tiềm thức tôi. Giả sử, nếu tôi không đi học thì làm sao có cơ hội để bày tỏ được những quan điểm như vậy.
Thế rồi về phương diện cuộc sống, tôi thấy mình càng ngày càng dễ dàng hơn để đọc các giấy tờ, tài liệu, tin tức. Cuộc sống trở nên năng nổ và phong phú hơn, có nhiều cơ may để hội nhập vào xã hội Mỹ hơn.
Người ra đi bỏ lại tất cả những gì thân thương, luyến tiếc ở quê hương, mang nặng một tâm tư uất ức, nổi buồn viễn xứ. Nay tôi tìm lại một vài niềm vui nhỏ bé cho riêng mình. Hay tôi nghĩ, tôi cũng như là một đứa trẻ, bằng lòng, tìm kiếm và sáng tạo ra niềm vui, chỉ với con búp bê sứt mẻ, cũ kỹ, vì sự mòn rũa của thời gian mà tôi đang có.
College thật sự như là một cái gì của niềm an vui còn lại…để nhớ, thương. Thật sự, tôi đang nối kết một dĩ vãng mộng mơ, đỗ vỡ của tuổi thanh xuân với một cố gắng hiện thực, tươi vui cho hiện đại. Tôi ví như: "Trãi qua một khoảng đường dài, giữa những buổi trưa nắng gay gắt, tôi tìm ẩn mình dưới vài tàn cây nhỏ có bóng mát, ở cuối con đường lao lý ấy…"
Ở cuối cùng của cái khoảng cách thời gian mênh mông ấy, tôi chợt tìm lại được tôi, trong từng thoáng chốc mới mẻ, trẻ trung. Đó không phải là sự "tái sinh" từ một chất liệu, mà vẫn là bản chất "tự phát" của một sự sống đang tiếp tục vươn lên, vẫn thăng hoa như ý muốn của Thượng đế.
Nay tôi hằng ngày vẫn dạy kèm homework cho các cháu nhỏ, về các môn toán, computer và English để thay thế phần nào cho cha mẹ chúng bận lo kiếm sống, tất bật.
Ngày mãn khóa ở College, tôi cũng mang áo thụng, đội mũ tân khoa, chụp chung với ba đứa cháu, chưa đầy 10 tuổi. Chúng tôi ngồi sát cạnh nhau. Tôi sang một tấm ảnh đó để treo trong nhà, và ghi một hàng chữ ở dưới: "Con cháu hơn ông cha là nhà có phúc. Aûnh này chụp khi tôi đã gần 60 tuổi". Không phải rằng tôi khoe khoang chi cái mảnh bằng nhỏ nhoi đó. Ai cũng dễ hiểu dụng ý của tôi khi làm việc đó là để làm gì.
Tôi thấy rõ ràng một sự so sánh: Tôi một người mà tài năng và trí thông minh thuộc loại cũng tầm thường, lại mất đi cơ hội của tuổi trẻ hăng say phấn đấu (giai đoạn từ 27 đến 50 tuổi không được đến trường lớp để học một chữ nào cả). Lại trong khoảng thời gian đó, từ thể xác cho đến trí não, tâm hồn bị dày vò, khủng hoảng, tưởng như có lúc đang bị đau bệnh tâm thần. Thế mà bây giờ tôi đã phấn đấu để thức tỉnh cái tâm trí tưởng như đã bị mai một đó lại. Tôi đang ganh tỵ với các bạn trẻ, các bạn đang được xã hội Mỹ bây giờ ưu đãi, hơn tôi biết bao điều kiện thuận lợi cho việc học lắm đó.
Lớp trẻ sau này của Việt Nam đang sống ở Mỹ, nếu chịu khó, kiên trì, chắc chắn phải có trình độ hơn tôi xa lắm, bởi vì trí não của các bạn đang được nuôi dưỡng trong một xã hội êm đềm, an tâm, không có chiến tranh. Và đó là kỳ vọng, cũng là kết luận của tôi một khi viết loạt bài này. Xin các bạn cho phép tôi nói một câu ba hoa, nhưng nghĩ ra cũng có lý: "Nếu tôi được qua Mỹ sớm hơn chừng 10 năm, nghĩa là khi tôi khoảng chừng 40 tuổi, chắc chắn cái bằng BA hay BS sẽ có được dễ dàng, thong thả trong tay tôi"
Một vài bạn trẻ nói với tôi rằng "Khả năng thì có thừa" nhưng "thì giờ thì không có". Tôi đề nghị rằng, không dám dạy đời ai, với kinh nghiệm của tôi, muốn đi học, gồm có ba điều cần thiết căn bản, đó là:
1. Có một bản kế hoạch và một thời khắc biểu cho mục đích để kết hợp với việc sống hàng ngày, rồi từ từ điều chỉnh cho hợp lý.
2. Dùng nghệ thuật bắn cung "mũi tên dồn hết tâm thành" của cụ Phan Bội Châu
3. Suy nghĩ rằng: Muốn "mưu cầu" một cái gì, phải hy sinh đi một số "nhu cầu" của những cái khác, đó là lý lẽ đương nhiên của luật sống.
Tôi vẫn còn tiếp tục học thêm ở college. trường tôi an vị trên một dãy đồi cao. Tôi vẫn thường đứng trên lầu 5th của thư viện, để nhìn xuyên qua những cành cây phượng màu tím, thành phố mênh mông giữa chiều hôm dưới kia, li ti với ngàn chấm đèn màu muôn sắc, tương phản với ráng chiều đỏ ửng tận trời tây.
Tôi còn phải hoàn tất những courses còn lại, cần để transfer lên một University. Tôi có "làm ăn" gì được ở University không" Tư tưởng Phan Bội Châu còn dùng được nữa không" Cái đó, có lẽ chăng, yếu tố thời gian (bao gồm cả tuổi tác) đang là một thách thức với tôi một cách trực diện và chủ yếu.
Tháng Tư, năm 2002.
Tống Minh Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến