Hôm nay,  

Niềm Vui Xe Buýt

15/05/200200:00:00(Xem: 188095)
Bài viết đặc biệt của nhà báo ĐẶNG TRẦN HUÂN
góp sức Viết Về Nước Mỹ
Độc giả báo chí, sách vở Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 đều biết danh tiếng của nhà văn, nhà báo ĐẶÏNG TRẦN HUÂN. Về báo chí, ông là tổng thư ký một trong những tờ báo quen biết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Về sách vở, ông là một tác giả duyên dáng, một người sưu tập bộ truyện cười dí dỏm mang tên “Chuyện Cấm Đàn Bà.” Hiện nay, ông sống tại West Covina, Cali., đã trên 70 tuổi. Hưởng ứng việc làm của Việt Báo, ông gửi bài này đóng góp vào chương trình Viết Về Nước Mỹ, nhưng không tham dự giải thưởng. Trong một eMail gửi chủ nhiệm Việt Báo, Đặng Trần Huân viết “Tôi hay đọc loạt bài viết về nước Mỹ của Việt Báo, thấy có những bài đặc biệt, nên có ý nghĩ chia sẻ kinh nghiệm hội nhập nước Mỹ của chính mình. Tôi gửi kèm đây một bài tôi viết năm 1999... “

Anh chị em Việt Báo và Ban Tổ Chức Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ đặc biệt cám ơn sự khích lệ, đóng góp của nhà văn, nhà báo Đặng Trần Huân và trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của ông.


Trước khi dọn nhà sang West Covina, điều băn khoăn nhất của ông là vấn đề xe buýt. Ông nghĩ chắc không có nơi nào trên đất Mỹ này là giá vé xe buýt dành cho người già lại được ưu đãi như thành phố La Puente ông đang ở.

Ông có thể đi khắp quận Los Angeles từ thành phố Los với các khu Nhật, Đại Hàn hay Chinatown trên con đường Broadway sầm uất và
từø Malibu sang trọng với những đám cháy rực trời năm 1995, tới phi trường LAX ồn ào sầm uất, thành phố điện ảnh Hollywood, Beverly Hills, khu giải trí Universal Studios, các bãi biển Redondo, Manhattan, Santa Monica hay Long Beach thơ mộng mà mỗi tháng chỉ phải trả có một đô la.

Vẫn với tấm thẻ một đồng ấy nếu chán xe buýt cam MTA trong quậân, ông cũng có thể đi xe buýt xanh Foothill giá rẻ hơn, một số xe buýt nội thành Los Angeles và sử dụng xe điện ngầm đi dưới lòng đất trong thành phố, đi North Hollywood, đi Long Beach hay phi trường LAX để thay đổi không khí. Thiếu gì người Mỹ và những người Mỹ gốc Việt, đồng bào ông đã ở Cali hàng hai chục năm mà có bao giờ biết đi xe điện ngầm ở chỗ nào đâu"

Nếu ông muốn xuống Tiểu Sài Gòn, nơi mà người Việt mệnh danh là thủ đô tỵ nạn, đi Disneyland và khắp quận Cam ông cũng chỉ phải trả thêm 45 xu thôi.

Từ thành phố La Puente, ông lên xe 484 tới đường số 6 Los Angeles, chuyển sang xe 460 đi tới cổng chính Disneyland, khu giải trí lừng danh quốc tế, là ông đã ở quậân Cam rồi và nếu có nhiều thì giờ, với một vé chuyển tiếp miễn phí ông có thể đi khắp quận Cam trên các xe buýt OC mà không trả thêm một xu nào nữa.

oOo

Vợ và các con ông đều thích dọn về West Covina nói rằng thành phố này an ninh hơn, sang hơn, nhiều cư dân là người Mỹ trắng tuy cũng là thành phố giáp ranh với thành phố ông đang ở. Oâng không thích lắm vì lý do riêng: đường xe buýt không tiện, ông phải đi ra trạm đón xa hơn, nhưng ở một nước dân chủ ông vẫn phải theo ý kiến của đa số.

Ngày đầu tiên dọn tới nhà mới trong khi vợ con lo kê đồ đạc thì ông đã lần mò tới tòa thị chính tìm vào Phòng Cộng Đồng xin lịch trình và thể lệ đi xe buýt. Người đàn bà nghe nói ông là cư dân mới và cao niên nên hướng dẫn ông rất tường tận. Bà tặng ông bảng lộ trình xe con thoi của thành phố, mỗi lần đi vòng khoảng một giờ qua nhiều khu phố và cơ sở quan trọng và chỉ phải trả 25 xu. Xe đi cùng một lộ trình, về hướng Đông xe treo bảng Blue Line và khi trở về thì là những xe có bảng Red Line chạy ngươc chiều ở phía lề đường đối diện. Bà cũng đưa cho ông một mẫu đơn của công ty Laidlaw phục vụ người cao niên để ông có thể ghi tên xin xe đưa đón tại nhà đi trong một phạm vi rộng hơn và mỗi lần đi chỉ trả 50 xu. Ngoài ra vì là người cao niên, ông có thể hàng tháng tới mua vé xe buýt Foothill để đi ra khỏi thành phố và nhiều vùng trong quận với giá rẻ là 5 đô la.

- Khi tôi ở La Puente, thành phố có bán vé để đi cả hai hãng Foothill và MTA, ở đây có loại vé đó không"

- Nếu ông muốn đi cả hai hãng thì phải mua tại văn phòng của hãng Foothill, có giảm giá cho người cao niên.

Bà đưa cho ông một cuốn lộ trình Foothill trong có ghi địa chỉ của văn phòng hãng này tại thành phố.

oOo

Buổi chiều ông lên xe Blue Line tới đường Barranca tìm phòng vé Foothill.

Vừa xuống xe ông mừng rỡ khi nhìn thấy số 100 ghi trên tường một cao ốc ngay sát bảng đỗ xe, số nhà của Foothill. Nhưng ông đã mừng hụt vì đó chỉ là trụ sở ngân hàng First Federal mang số 100 South Barranca mà nơi ông kiếm là North. Oâng suy nghĩ nếu đây là South thì đi bộ lên North chắc còn xa lắm. Hãy ngồi nghỉ chân lấy sức tí đã. Đang nhìn trời nhìn đất ông chợt thấy cao ốc đối diện cũng thấy mang số 100 mà là 100 North. Thì ra Nam Bắc ở đây ở hai bên đường chứ không theo chiều con đường như nhiều trường hợp khác.

Bước vào phòng vé Foothill ông được người đàn bà tóc vàng cho biết tem dán lên vé tháng của ông là 9$ nếu đi cả hai hãøng xe.ï

- Tôi là senior citizen và cư dân của West Covina có được giảm giá không bà"

- Có chứ, nếu không được thành phố yểm trợ thì ông phải trả những mười lăm đô la.

- Khi tôi còn ở bên La Puente, chỉ phải trả có một đô thôi.

- Mỗi thành phố có luậät lệ riêng, ông có thể trở lại La Puente mua vé tại đó.

Oâng chào ngươi đàn bà trưởng quày vé bước ra ngoài, vừa đi vừa nghĩ tới câu ngạn ngữ phép vua thua lệ làng ở xứ sở của ông.

Vé xe buýt tháng này ông lấy từ khi còn ở La Puente vẫn còn giá trị nên ông chưa cần gấp mà chỉ tới đây hỏi cho biết sự tình mà thôi. Và cũng chẳng cần tới bà đầm của Foothill mách nước ông trở lại mua vé ở thành phố cũ mà ông đã có định ấy ngay khi nhân viên Phòng Cộng Đồng thành phố West Covina cho ông biết giá vé ở đây bán năm đồng.

Bây giờ còn sớm, ông lững thững dạo chơi trong khu thương xá East Land hơn nửa tiếng đồng hồ rồi mới trở ra trạm xe con thoi đón xe về. Khi đó ông mới phát giác rằng ở trạm xe này chỉ có bảng đợi ở một phía đường, phía xe Blue Line khi ông tới. Ông băng qua đường sang phía bên kia tìm bảng xe Red Line. Đi lên đi xuống mỗi chiều cả một phần tư dặm, ông vẫn chẳng thấy một bảng xe nào. Oâng trở lại khởi điểm vừa đúng lúc một xe con thoi tiến tới nhưng tấm bảng đầu xe ghi rõ Blue Line.

Oâng kiên nhẫn chờ thêm và hơi lo lắng không biết làm cách nào để về đây! Oâng lại tìm những đường ngang xem có bảng ở những con đường nhỏ này không. Không có, tuyệt nhiên không. Theo lời bà nhân viên ở tòa thị chính thì hai xe xanh và đỏ đi ở hai bên đường đối diện nhau. Và chính ông khi ngồi trên xe xanh mỗi khi khi xe đậäu ông quan sát đều thấy một bảng đậu xe phía bên lề đường đối diện mà. Oâng trở lại nơi cũ đúng lúc một xe xanh nữa tới. Nhanh nhẹn ông bước ngay lên xe và hỏi người tài xế:

- Xe này có về đường Merced không ông "

- Không. Oâng phải đi xe Red Line.

- Red Line đậu ở đâu" Bên kia đường tôi không thấy bảng tốp xe nào cả.

- Ông cứ chờ ở đây. Trạm này hai xe red và blue đậu chung.

Ông thở phào cám ơn người tài xế và nhảy xuống. Thế này thì bố ai mà biết. Oâng yên tâm trở lại ngồi chờ trên ghế và lan man suy nghĩ tới những cách đặt tên và đánh số của người Mỹ. Khi ông còn ở đường Orange thành phố cũ, trên các giấy tờ thấy đều ghi là đường Bắc Orange, nhưng trên bản đồ thì quãng đó là cuối đường và ở tận cùng của phía Nam cuối bản đồ, ông cũng chẳng thấy còn một đoạn đường Orange nào là South cả.

Cũng như trước khi tới West Covina ông cũng tưởng sẽ còn một thành phố khác mang tên East Covina nhưng đã không hề có chuyện đó. Chắc là người đặt tên thành phố đã theo đường lối cấp trên từ liên bang: có West Virginia nhưng chẳng hề có Virginia East.

Ngẫm nghĩ kỹ ông thấy qủa thực mình dốt quá, ít chịu tìm tòi, học hỏi mà chỉ hay thắc mắc. Nhưng ông cũng tự an ủi đi xứ lạ tất nhiên mình phải lúng túng, bỡ ngỡ.

Oâng đã đọc một cuốn hồi ký của linh mục Cao Văn Luận, tác giả tiến sĩ này khi tới Mỹ lần đầu cũng vô cùng bỡ ngỡ. Cứ mỗi lần ông ra khỏi phòng khách sạn một lát rồi trở vào lại thấy mất tuýp thuốc đánh răng mới mua. Ông kiếm tuýp khác thay thế rồi cũng mất tới mấy lần liên tiếp. Ông cự người dọn phòng thì mới vỡ lẽ ra là bà ta đã cất tuýp thuốc vào đúng chỗ quy định sau tấm gương lavabo. Như thế thì mấy anh bộ đội chiếm Sài Gòn tháng tư 1975 có cho gạo vào lavabo để vo rồi giật nước thấy gạo biến mất bèn chửi bố thằng Thiệu đánh lừa ông cũng là một chuyện bình thường .

Chừng mười lăm phút sau một xe con thoi tiến tới trên đầu xe ghi hai chữ Red Line. Oâng từ tốn bước lên như một ngươi thành thạo, đầy kinh nghiệm.

Cuối tháng, ông trở về thành phố cũ mua vé tháng với giá một đồng vì giấy căn cước (ID ) của ông mang địa chỉ cũ và ở đất Hoa Kỳ không có sổ gia đình như ở Việt Nam Cộng Hòa hay sổ hộ khẩu như Việt Nam cộng sản. Tuy nhiên ông cũng chỉ mua vé một đồng được thêm hai tháng vì cứ mỗi tam cá nguyệt người mua lại phải chứng minh mình còn cư trú nơi đó.

Sang tháng thứ tư, là cư dân của West Covina ông bắt buộc tớí văn phòng Foothill lần này để thực sự mua vé 9 đô. Thẻ căn cước của ông vẫn ghi địa chỉ cũ nhưng cơ quan lộ vận ( DMV )ä đã cấp cho ông một mảnh giấy nhỏ vừa bằng khuôn khổ ID ghi địa chỉ mới để kèm theo với thẻ chính bằng chất nhựa. Khi có tấm giấy nhỏ ghi địa chỉ mới ông đã định dán luôn vào cái thẻ nhựa cho đỡ thất lạc nhưng nhân viên lộ vận đã nói cho ông biết là không được làm như vậy.

Mãi vềø sau ông mới biết đằng sau tấm thẻ căn cước có một băng mầu đen nhỏ xíu chỉ rộng vài ly nhưng chứa đựng đủ lý lịch cuôc đời ông mà nhà chức trách có thể đọc bằng máy điện toán mà ông thì không hề thấy cứ tưởng nó rất hiền từ và vì thế ông không có quyền che khuất nó. Nhưng đến cái chứng chỉ quốc tịch Hoa Kỳ rất quý giá, to bằng tờ bìa tuần báo ông sợ thất lạc định đem làm phóng ảnh một bản nhưng nhìn thấy giòng chữ in đỏ “Phóng ảnh chứng chỉ này khi không có phép nhà cầm quyền sẽ bị phạt tội vi phạm luật pháp Hoa Ky” thì ông không dám nữa. Điều này thì cho đến bây giờ ông vẫn chưa hiểu. Và mỗi lần con ông rủ ông qua Mễ chơi ông lại phải mang theo tấm chứng chỉ quốc tịch to tướng ấy: đi Mễ và Canada không cần phải có giấy thông hành mà chỉ cần thẻ xanh là được nhưng thẻ xanh của ông đã bị thu hồi trong ngày tuyên thệ nhập quốc tịch rồi.

Tới tháng năm 1999 khi ông tới mua vé ông đọc thấy một thông báo nói từ tháng sau người già và phế tật muốn được hưởng giá rẻ phải có ID có địa chỉ West Covina in ngay trên thẻ. Ngoài ra cũng còn phải xuất trình thêm một giấy khác chứng tỏ thực sự là người cư trú hợp pháp.

Oâng cầm mảnh giấy nhỏ ghi địa chỉ mới mà DMV đã cấp và hỏi:

- Tôi sang Mỹ đã bảy năm thay đổi nhiều địa chỉ nơi nào tôi cũng chỉ cần xuất trình tấm giấy này là đủ sao ở đây lại đòi phải có ID có ghi địa chỉ mới.

- Đó là lệnh của thành phố chúng tôi chỉ biết thi hành.

Biết cũng không thể thắc mắc gì được nữa ông trở về và sáng hôm sau tới trụ sở DMV thật sớm xếp hàng để đóng tiền xin đổi thẻ ID với địa chỉ mới cho kịp xuất trình tháng sau.

oOo

Ngày 25 cuối tháng là ngày đầu tiên bán vé cho tháng sau, ông đã có mặt ngay ở quầy vé Foothill từ trước giờ mở cửa.

Người bán vé cầm chiếc ID mới của ông nhìn kỹ rồi gật gù hỏi:

- Oâng còn giấy tờø gì khác như quy định không"

- Không. Giấy ID của tôi mới đổi, có địa chỉ mới rồi mà.

- Không được, thành phố quy định ngoài ID phải có một giấy
khác chứng tỏ ông thật sự ở tại địa chỉ này ví dụ như một hóa đơn nào đứng tên ông.

Oâng gãi đầu phân trần:

- Tôi già rồi ở với con tôi, tất cả biên lai tiền điện, nước, ga, phôn đều do con tôi đứng tên chứ đâu có tên tôi.

- Ong có báo cáo hàng tháng của ngân hàng không"

- Không. Tôi ăn trợ cấp tiền già đâu có nhiều tiền và cũng đâu có quyền gửi nhiều tiền trong băng nên không có ắc cao nào cả. Tiền già do con tôi đứng lãnh giùm, tôi xe phòng với nó tiền ăn, tiền địên nước nó chịu, tôi chỉ lấy mỗi tháng vài chục tiêu vặt.

Ngươi đàn bà suy nghĩ rồi nói:

- Oâng kiếm một thứ gì khác có ghi tên ông ở địa chỉ hiện tại cũng được.

Oâng hạ giọng năn nỉ:

- Vậy lần sau tôi sẽ có. Lần này lỡ rồi xin bà đặc biệt bán cho tôi đi. ID của tôi được cơ quan lộ vận tận Sacramento cấp mới đươc nửa tháng có ghi ngày tháng rõ ràng, tôi đã kịp dọn đi thị trấn nào khác nữa đâu mà bà không tin.

Người đàn bà khả ái lắc đầu:

- Không phải là tôi không tin ông nhưng tôi phải làm đúng luật lệ. Oâng về nói con ông cho ông đứng tên một cái bill nào đó rồi mang lại chúng tôi, hay là cái bao thư cũng được. Sorry!

oOâo

Về tới nhà ông nằm vật ra giường suy nghĩ, bây giờ xin đổi tên trên bill cũng phải mất hàng tháng và ông sẽ phải lấy vé giá thường ít nhất hai tháng nữa. Oâng quay đầu, qua khung cửa sổ nhìn ra sân cỏ trước nhà: cái cần đỏ trên thùng thư đã hạ xuống. Oâng mở cửa bước ra ngoài lấy một đống thư và hóa đơn mang vào, tất cả đều đứng tên con ông. Nhưng may quá cái bao thư to nhất này lạïi là của tòa soan báo Con Ong từ bên Houston, TX gửi tặng ông, phong bì có tên ông đàng hoàng.

Nhìn đồng hồ còn sớm mới có hai giờ, ông thay quần áo vội vã cầm luôn bao thư trong có tờ báo đi ra trạm xe con thoi chờ xe trở lại trạm vé Foothill. Oâng hớn hở đưa bao thư gửi báo còn chưa xé cho bà bán vé:

- May quá, tôi về tới nhà vừa nhận được bao thư này có tên tôi.

Ngươi đàn bà liếc qua rồi hỏi:

- Cái gì ở trong này"

- Báo. Từ Texas gửi qua.

Bà lắc đầu:

- Cái này không được, đó là phong bì của tư nhân. Phải là bao thư của mấy công ty tiện ích như ga, điện, nước, điện thoại thì mới được . . .

- Buổi sáng bà bảo bao thư có dấu bưu điện là được nếu không tôi đâu có trở lại.

- Tôi bận quá nên không giải thích rõ chi tiết, sorry!

Oâng đứng tần ngần trước quầy vé suy nghĩ, rồi cố nặn óc tìm chữ tìm câu, vừa nói vừa ra hiệu yêu cầu bà bán vé đặc biệt nhân nhượng thông cảm cho ông một lần này. Nhưng người đàn bà nạï dòng tóc vàng lịch sự luôn luôn xin lỗi và sorry ấy không thay đổi lập trường, không vi phạm nguyên tắc, ông không thể lay chuyển nổi. Thôi đành chờ tháng sau thằng con nhượng cho ông đứng tên môt hóa đơn để có tài liệu chứng minh sự cư trú hợp pháp. Nhưng hôm nay thì ông phải trả 15 đô mua tem vé dán vào thẻ để có thể di chuyển hàng ngày trong quân hạt khi ông chưa thể chu du những tiểu bang xa xôi hay trở về Việt Nam, áo gấm về làng, khi cộng sản còn ngự trị trên tổ quốc yêu dấu của ông.

oOo

Lần này ông không trở về bằng xe con thoi mà đi xe buýt lớn vì đã tìm ra một trạm đón xe gần đây và trạm xuống cũng chỉ cách nhà ông chừng một phần tư dặm.

Bước lên chiếc xe Foothill sạch sẽ hơn xe MTA, ông ngồi ngay trên ghế ngang phía trước tựa lưng ra sau, lim dim mắt mơ màng hưởng cái thú du lịch rẻ tiền trong quận hạt như khi những người giầu có mơ màng trên những chiếc Boeing.

Mỗi lần xe đậu để đón khách hay cho khách xuống ông lại hé mắt quan sát. Ờ, nếu lái xe riêng và nhất là đi trên xa lộ nhanh vùn vụt làm sao có cái thú ngắm nhìn quần chúng như thế này. Đi xe riêng đâu có những tình cờ, những gặp gỡ, những chuyện trò cùng bạn đồng hành hoàn cảnh tương tự như nhau.

Xe ngừng ở một trạm gần khu thương xá. Người lên xuống khá đông. Tiếng nói ồn ào. Một thiếu phụ vừa lên ngồi trên ghế đối diện ông, dáng điệu rất thoải mái. Ông dụi mắt nhìn kỹ hơn: sao hôm nay khách xe buýt lại có người sang thế nhỉ" Thiếu phụ tóc bạch kim, ăn vận mát mẻ buông lơi, khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương. Chiếc duýp ngắn kéo cao để lộ cặp đùi non tròn trắng nõn nà, như Hàn Mặc Tử đã từng diễn tả: da thịt, trời ơi trắng rợn mình.

Ông lim dim mắt trở lại, nhưng không thể lim dim lâu tự trách mình đã gần kề miệng lỗ mà sao lòng vẫn chẳng già, chẳng thôi rung động trước những vẻ đẹp trời cho. Ờ,Ï giá có xe Mercedes mà lái một mình đâu có cái thú bất ngờ như thế này nhỉ"

Ông lại nhắm mắt tự nhủ một mình:

- Nếu giá xe buýt tăng lên hai mươi đô chắc mình cũng không thể bỏ được .

Tháng tám 1999

ĐẶNG TRẦN HUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,779,676
Nhạc sĩ Cung Tiến