Hôm nay,  

Bạn Bè Đời Nay

12/05/200200:00:00(Xem: 169328)
Người viết: Phong Lan
Bài tham dự số: 2-538-vb50509
Tác giả Phong Lan, tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, 40 tuổi, định cư ở Mỹ năm 1980.Nghề nghiệp: software consultant, hiện cư ngụ tại Orange County, CA.
Bài “Viết Về Nước Mỹ” đầu tiên của bà là “Người Mỹ Di Động”, kể chuyện 12 lần đổi job, không ngán; 7 lần dọn nhà, chưa sợ. Công việc thứ 12 của bà là thành lập công ty consulting firm của riêng mình. Viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Thư gửi kèm bài viết lần này, bà viết “Lần trước, bài Người Mỹ Di Động là positive rồi. Bài lần này negative đi, cho nó... công bằng.”
Tôi còn nhớ cách đây hơn 20 năm, lúc mới đến Mỹ, có lần tôi đã đọc được 1 bài thơ tựa đề "Lăng kính cuộc đời" với 4 câu mở đầu như sau :
Ta đãõ đi đến chồn chân mỏi gối,
Cố tìm ra một bác sĩ nhãn khoa
Giúp cho ta nhìn đời không đen tối
Thấy rõ con người khác hẳn loài ma
Lúc ấy giữa tuổi 20 đầy tin tưởng vào tình người , tôi nghĩ tác giả bài thơ này bi quan quá đáng, nhìn ai cũng thấy toàn điểm xấu. Và bây giờ, sau hơn 20 năm ở Mỹ, ở ngay với cộng đồng người Việt đông nhất, tôi đã hiểu ra rất nhiều và hiểu thấu đáo hơn những câu thơ trên.
Mời các bạn hãy đọc tiếp theo đây :
Ta đã thấy cuộc đời đang trong sáng
Phút chốc rồi vụt biến đổi sang đen
Ta đã thấy bước chân người loạng choạng
Đẩy xô nhau dành danh lợi bạc tiền
Tôi nhận xét thấy người Việt Nam làm ăn thường hay thích đi xe Mercedes, thường là xe mướn hơn xe mua để trừ thuế và có lẽ để cho khách hàng thấy tin tưởng hơn.
Những ai thích cái vẻ hào nhoáng bên ngoài thường thích thấy những người lúc nào cũng làm ra vẻ bận rộn với điện thoại cầm tay, xe Mercedes, mặc quần áo đắt tiền hiệu St . John.
Có một thời gian tôi làm loan officer nên rất quen thấy những người như vậy rồi nên không để ý họ lắm. Có điều những người càng làm ra vẻ quan trọng, quí phái, giàu có thì hồ sơ credit report của họ càng thấy thiếu nợ nhiều như chúa chổm và phải chi rất nhiều mỗi tháng để giữ cái vẻ bên ngoài giả tạo đó. Nhiều người đã bị lường gạt vì những người này. Những ai thường thích tin vào những người như vậy coi chừng lầm to, nhất là các bạn thích trả lời mục "Tìm bạn bốn phương" trên báo hay online. Hãy xem 2 cái quảng cáo tìm bạn dưới đây :
- Nam, 33 tuổi, 130 pounds, 5 feet 7, bác sĩ y khoa (MD), 250K/năm, thông minh, đẹp trai, trí thức, đại lượng, muốn tìm ý trung nhân, công giáo hoặc sẽ theo đạo, từ 24 tuổi đến 32 tuổi, đẹp, hiền, lịch sự, chung thủy, có học thức, đạo đức, hiếu thảo, yêu chuộng nếp sống gia đình.
- Nam, 29 tuổi, 110 pounds, 5 feet 10, BA, MBA, giám đốc tài chánh,
trên 100K/năm, thông minh, đẹp trai, trí thức, đại lượng, muốn tìm ý trung nhân, công giáo hoặc sẽ theo đạo, từ 22 tuổi đến 28 tuổi, đẹp, hiền, lịch sự, chung thủy, có học thức, đạo đức, hiếu thảo, yêu chuộng nếp sống gia đình.
Các bạn thấy có điều gì khó tin ở 2 quãng cáo trên" Thứ nhất, quá giống nhau. Thứ hai nếu anh ta đã làm được nhiều tiền như vậy thì tại sao vẫn cô đơn. Chắc là phải có cái gì không ổn đây. Một là anh ta ăn nói vô duyên nên không ai thèm cái đồng lương 250,000 đô một năm của anh ta. Hai là anh ta có dị tật gì đó " Ba làù anh ta là 1 người hợm hĩnh, khoe của và khó tính, kén chọn. Quảng cáo này lòe các cô ở Việt Nam muốn qua Mỹ thì được chứ ở Mỹ, chắc chẳng có bạn nào ham. Bạn nào ham tiền thì xin mời nộp đơn.
Chắc các bạn còn nhớ vụ một công ty nổi tiếng ở Little Saigon hơn 10 năm về trước, lúc thị trường địa ốc cũng nóng sốt như bây giờ. Lợi dụng lòng tin của người Việt, các giám đốc của công ty này đã quảng cáo thu tiền đầu tư của người Việt Nam để đầu tư vào địa ốc và hứa trả tiền lời 25% một năm , sau đó người giám đốc chủ đã ôm tiền khoảng 1 triệu đô la bay về Việt Nam
trốn mất tiêu, khỏi cần khai phá sản ở Mỹ. Xin các bạn xem xét kỹ, đừng vội tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ mà giao tiền cho những người chuyên môn chủ tâm lường gạt. Ở Mỹ, người Việt Nam nổi tiếng thông minh, có khi quá thông minh khi phải ngồi nghĩ ra những mánh khóe lường gạt người đồng hương bằng những thủ đoạn học được của Mỹ và sau đó khai phá sản để được luật pháp cho xóa nợ một cách hợp pháp.
Hãy đọc 4 câu tiếp nói về tình bạn :
Ta đã thấy những đào viên kết nghĩa
Các đấng anh hùng nguyên tử hôm nay
Nhưng khi đánh hơi tiền ngoài then cửa
Đã vội vàng bán đứng bạn lẫn thầy
Cách đây 3 năm, tôi đã dạy học cho 2 người bạn với hy vọng sẽ cùng nhau mở một công ty làm cố vấn tin học. Nói là hùn hạp làm ăn cho vui, chứ thật ra, chưa có ai phải bỏ vốn một đồng nào. Vì quá bận việc nên tôi giao cho bạn tôi công việc soạn thảo giấy tờ thành lập công ty.

Công ty chưa kịp thành lập giấy tờ chính thức thì đã có 1 hợp đồng gần 40,000 đô la do một công ty Mỹ mời tôi đến dạy cho họ một software mới trong 8 tuần, mỗi tuần 1 ngày thứ sáu. Thế là tôi đến đó dạy học và 2 người bạn của tôi đến phụ giúp tôi làm assistant vì đãõ được tôi huấn luyện trước. Được 4 tuần, 1 người bạn của tôi than thở cần tiền mua xe cho con nên xin lãnh lương trước, tôi muốn giúp bạn nên không ngần ngại ký trước 4000 tiền lương. Sau đó khi thấy bạn tôi có nhiều điều mập mờ trong việc làm giấy tờ cho công ty và có ý tham lam, nên tôi muốn chấm dứt việc hợp tác. Lúc đó bạn tôi đòi chia 3 số tiền công ty kiếm được
và không trả lại số tiền lương mượn trước 4000. Từ đó tôi thấm thía hơn cái gì gọi là tình nghĩa thầy trò ở xứ Mỹ này. Tất cả cũng không qua một chữ tiền. Tôi chia 3 số tiền kiếm được dù tôi là người dạy anh ta học, chịu trách nhiệm và làm ra tất cả tiền cho công ty. Công ty chưa kịp sinh ra đã bị bóp chết từ trong trứng nước vì sự tham lam quá đáng của bạn tôi. Thế là chỉ trong vòng 2 tháng đi học nghề với tôi, chưa làm ra được đồng nào cho công ty, bạn tôi đã bỏ túi gần 11,000 đô la khỏe re. Người bạn này coi chữ tín, chữ tình nghĩa bạn bè không đáng giá gì cả. Từ đó đến nay, nếu có mở công ty, tôi chỉ mở 1 mình , vàøù không dám mời ai hợp tác nữa cả. Tôi nghĩ chắc đó cũng là lý do mà các công ty do người Việt làm chủ thường nhỏ và không có một tập đoàn nào đáng kể như của Nhật, Tàu hay Đại Hàn vì người Việt Nam không ai tin ai cả.
Ở Mỹ thời giờ rãnh rỗi quá ít nên con người ta cũng ít qua lại thăm viếng nhau, trừ khi có việc phải nhờ vả. Trong xã hội, bạn bè giúp đỡ nhau, nhờ vã nhau là chuyện thường tình. Tôi luôn luôn tìm cơ hội giúp đỡ bạn bè mỗi khi được nhờ đến. Có điều tôi cảm thấy hơi ngỡ ngàng , hụt hẫng khi thấy những bạn bè của tôi trước khi được việc thì
vồn vã,
viết email cho tôi với những lời lẽ tha thiết, có khi cung kính một cách quá đáng, đến khi được tôi giúp đỡ có đươc 1 việc làm vững chắc hơn 80,000 một năm thì bặt vô âm tín, chẳng thấy bạn mời ăn được một bữa cơm . Có những người coi đồng tiền lớn quá, bủn xỉn và xã giao quá tệ. Đến khi bạn ấy cần nhảy qua hãng khác với số lương cao hơn, lại email kiếm tôi nhờ tôi làm reference. Đối với những người như vậy, tôi cũng làm lơ họ luôn cho khỏi phải bực mình vì tôi không cần phải quen biết với những người bạn như vậy.
Và bây giờ thì đến tình cảm trai gái:
Ta đã thấy cuộc tình đang bén lửa
Nặng câu thề dài suốt kiếp thủy chung
Nhưng khi thấy bóng phù hoa đến cửa
Đã vội vàng bôi xóa hết ân tình
Trên đời có 4 cái ngu: "Làm mai, lãnh nợ" là 2 cái ngu đầu tiên. Ở Mỹ, nếu ai còn hay thích làm mai xin hãy tránh xa cái nghề dễ bị oán trách này bởi vì ở Mỹ, những người mà bạn tưởng rằng đàng hoàng đứng đắn có thể trở thành 1 kẻ sở khanh, đểu giả, lường gạt và bạn lại giới thiệu bạn bè của mình trao duyên lầm người và bạn sẽ ân hận suốt đời.
Cách đây 5 năm, tôi đã làm mai bạn gái của tôi cho một người bạn của anh tôi. Anh ta đã 1 lần ly dị nhưng không có con cái. Nói chuyện với anh ta, ai cũng nhìn nhận anh ta ăn nói nhỏ nhẹ, tư cách đàng hoàng. Anh ta khoảng
40 , còn bạn tôi khoảng 36 tuổi. Quen nhau khoảng 3 năm mà chẳng thấy anh ta nói đến việc cưới hỏi gì cả. Họ đã ở chung với nhau ở nhà cô ấy, còn nhà anh ta thì để cho gia đình người chị anh ta từ Việt Nam mới qua ở và anh ta phải trả tiền nhà cho gia đình người chị ở. Rồi
anh ta thất nghiệp, không tiền trả tiền nhà. Anh ấy đã mượn bạn tôi 4000 lấy từ visa của bạn tôi để trả tiền nhà vì ngân hàng sắp tịch thu nhà. Sau đó anh ta về Việt Nam và quyết định ở lại luôn ở Việt Nam. Với cái mác Việt Kiều có quốc tịch Mỹ, anh ta đã làm hôn thú với 1 cô ở Việt Nam làm thương mại và không muốn trở lại Mỹ, quịt luôn số nợ 4000 của bạn tôi. Tôi
không còn tin vào sự nhận xét người của cặp mắt tôi nữa. Tôi đã giới thiệu bạn tôi cho môt người không ra gì, và anh tôi chỉ còn biết nói một câu "Thật không ngờ nó lại như vậy".
Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn có thể nghĩ là tôi bi quan quá đáng. Thật ra toi rất muốn tin tưởng là "Nhân chi sơ tính bổn thiện". Tôi cũng có một số bạn bè rất tốt từ lúc còn đi vượt biên tị nạn vẫn giữ liên lạc đến bây giờ. Nhưng tôi muốn nhắc nhở các bạn là nếu muốn tìm bạn tốt, một tình bạn suốt đời , thì trước hết bạn phải là người bạn tốt trước. Xin đừng học đòi những thủ đoạn , những kiểu lường gạt kiểu Mỹ mà đem về đối xử với người Việt Nam đồng hương nhẹ dạ, không rành luật lệ của Mỹ. Dù vẫn lạc quan tin tưởng vào số người Việt Nam tốt vẫn nhiều hơn một thiểu số người Việt Nam không tốt, tôi hy vọng các bạn cảnh giác hơn khi chọn bạn bè và bạn tình bởi vì ở Mỹ "biết người, biết mặt, chứ ít khi biết lòng người ta"
Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
Tri nhân, tri diện, bất tri TÂM
Và bây giớ đường qua lại giữa Mỹ với Việt Nam quá dễ dàng, mỗi lần lường gạt người đồng hương xong, kẻ xấu cứ trốn về Việt nam là xong chuyện, ở vài năm sau yên chuyện lại qua Mỹ , lường gạt tiếp! Và cái vòng lẩn quẩn ấy, cứ tiếp tục mãi.
Để kết luận, tôi xin mượn 4 câu kết trong bài thơ đã hơn 20 năm qua:
Ôi sao! Ta chán cho tình nhân thế
Chỉ quay cuồng trong bể khổ chơi vơi
Bởi tất cả chỉ còn là lụy hệ
Đảo điên xoay trong lăng kính cuộc đời
PHONG LAN

Ý kiến bạn đọc
05/10/201715:40:40
Khách
Chào Cô
Có người nói là mình cư xử tốt với người nhưng mình không thể mong người ta cư xử tốt với mình.Như thế mình sẽ không phiền trách người mà mình giúp.Thăm Cô khỏe.Trân trọng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến