Hôm nay,  

Lạc Đường

25/04/200200:00:00(Xem: 180752)
Người viết: ĐĂNG TÂM

Bài tham dự số: 2-521-vb50418

Tác giả tên thật là Phạm Gia Đại, cư ngụ tại Gaeden Grove, Nam Cali, hiện đang làm việc cho Remedy Intelligent Staffing ở thành phố Tustin, Cali với chức vụ Customer Service Manager. Tác giả cho biết từng đóng góp một số truyện ngắn cho nhật báo Người Việt như "Huyền Thoại Về Một Vị Sư", "Anh Hùng Yểu Tử", "Yêu Người Dương Thế, "Hạnh Phúc Mong Manh", nhưng đây là bài đầu tiên đóng góp cho Giải Thưởng Việt Báo Viết về nước Mỹ. Mong sẽ có thêm những bài viết mới về kinh nghiệm đời sống, nghề nghiệp mà chính tác giả đã trải qua.

Đó là một đêm mùa Đông cách đây đúng bảy năm, Hương nhớ rõ lắm vì đó là một ngày đầy hãi hùng mà nàng không bao giờ quên được. Không quên được vì nó là câu chuyện thật đã xảy ra trong đời nàng những năm đầu sống trên dất Mỹ.

Đêm hôm ấy, trời đột nhiên trở lạnh khác thường kéo theo sương mù dầy đặc, thời tiết rất hiếm thấy ở Cali. Chuông báo thức vừa reo mấy tiếng là Hương đã tỉnh dậy và với tay tắt nút alarm của chiếc đồng hồ vì sợ nó đánh thức cả nhà.

Nàng rón ren bước từng bước vào restroom để đánh răng rửa mặt cho tỉnh táo và chuẩn bị đi làm như mọi ngày.

Căn nhà mà bố mẹ và các chị em nàng đi làm dạnh dụm mãi trong năm năm mới mua được là một chiếc mobile home trên con đường 223 thuộc thành phố Carson, Long Beach, gồm hai phòng, một restroom. Căn mobile home nhỏ như một toa xe lửa. Đa số các gia đình cư ngụ ở đây là người Mỹ đã về hưu. Bố mẹ nàng rất thích khu nhà này vì yên tịnh, an ninh và láng giềng rất thân thiện.

Đồng hồ mới chỉ ba giờ sáng, bên ngoài trời còn tối hù. Hương phải kiễng chân đi từng bước một vì nếu đi mạnh có thể làm rung chuyển sàn nhà và gia đình có thể øtỉnh dậy.

Nàng chuẩn bị đem cơm nước theo ăn trưa, khoác thêm áo choàng và chiếc khăn quàng cổ rồi trùm một tấm voan lên đầu, đội chiếc nón nỉ mềm lên trên tấm voan để che sương đêm rồi bước ra ngoài căn nhà và khóa cửa lại cẩn thận. Hương chậm rãi
bước chân xuống từng bực thang ra đường.

Khu mobile home này có chỗ parking xe trong mái hiên nhà nhưng chỉ đủ cho hai chiếc xe. Là chị cả và nhường cho các em, nên xe của Hương đành phải đậu trong khu parking chung ngoài trời dọc theo hai bên hàng rào của phòng meeting hall dành cho những buổi hội họp gia đình cho toàn khu mobile home này.

Từ chỗ nhà nàng ra parking xe chỉ khoảng một trăm thước nhưng trời tối đen và những ngọn đèn thưa thớt vàng vọt đặt dọc theo hai bên con đường nhỏ
không đủ làm sáng thêm được chút nào. Hương lần từng bước một ra chỗ đậu xe tay cầm chiếc đèn pin soi đường. Chiếc Toyota Camry cũ đời 90 từ từ hiện rõ trước mắt nàng, nó được bao phủ bởi một màn sương đọng nước đầy quanh xe, và một màn băng đá mỏng trên tấm kính trước tay lái. Hương mở cốp xe xối nước lên tấm kính rồi lau cho sạch kính trước và kính sau cùng hai tấm kính chiếu hậu.

Đang lau gần xong thì Hương giật mình thót người lại vì sợ khi nghe giọng một phụ nữ nói như ra lệnh bằng tiếng Anh và một làn hơi lạnh phà vào bên tai nàng: "Take me to the Gas Station!".

Người phụ nữ đó đến gần sát sau lưng, chỉ cách có một bước. Bà ta tới đây lúc nào mà nàng không hay" Sự sợ hãi chạy dọc theo xương sống nàng. Thu hết can đảm Hương vội vã trả lời: "Sorry! Mam. I'm late".

Tay nàng lóng cóng vì lạnh mà cũng vì nỗi hoảng loạn đang dâng lên trong lòng nên mãi mà chưa mở được cửa xe để chui vào thì giọng nói lạnh lùng ấy lại cất lên như gió thoảng bên tai nàng lần nữa: "I need to go to the Gas Station!".

Hương ngoảnh lại nhìn. Phần thì trời tối phần vì trong lòng đang đánh lô tô vì bà này là ai mà đêm hôm khuya khoắt này lại xin đi quá giang, thì thấy một thiếu phụ người Mỹ khoảng lục tuần, khuôn mặt hốc hác cặp mắt trũng sâu như không hồn ẩn dấu sau tấm mũ trùm đầu của chiếc áo bành tô cũ kỹ, sờn rách cả hai vai ôm lấy một thân hình gầy gò như bộ xương. Bà ta hình như vừa đi ra từ phía sau hàng rào khu meeting hall. Tất cả khu mobile home đều còn ngủ say, không có một bóng ai trên đường cả. Bà ta lại đứng ngay trên đường hướng về nhà Hương cho nên nếu nàng muốn chạy trở về nhà cũng không được. Nhìn bà ta, Hương còn thấy rợn người hơn khi thấy đó là một hình ảnh rất giống như "gia đình ma quái Adams" trong TV Mỹ vẫn chiếu.

Hương đánh bạo trả lời một lần nữa: "Sorry! Ma'm, I can't" rồi mở cửa xe chui vào và đóng mạnh cánh cửa lại. Nhìn lại phía sau thì không thấy bóng dáng người thiếu phụ ấy đâu nữa. Chiếc đèn pin đụng phải cánh cửa xe và rơi xuống đường gây ra một tiếng động khô khan.

Hương chẳng có lòng dạ nào cúi xuống lượm nó nữa. Nàng rồ máy xe mấy lần máy mới chịu nổ, rồi không đợi nó warm up, nàng đạp chân ga vọt xe ra đường cái rồi quẹo trái ra đường Main và từ từ quẹo phải vào đường Carson hướng về xa lộ 405.

Không rõ có phải vì lạnh hay không mà hai tay nàng run lên bần bật không nắm chặt nổi tay lái nữa dù là máy heat đang hoạt động. Chiếc xe nhiều lúc chạy lấn qua cả lane bên hướng ngược chiều, may mà đường vắng bóng xe nên không xảy ra chuyên gì.

Xe vào xa lộ 405 south, nàng nghe tim mình đập thình thình và cố xua đi ý nghĩ về ma quỉ. Ở Việt Nam vì chiến tranh liên miên, người chết quá nhiều và quá thảm nên mới có ma quỉ chứ ở Mỹ làm gì có chuyện đó. Nhưng Hương chợt nhớ tới cặp vợ chồng Mỹ già James và Helen trước cửa nhà có lần kể cho nàng nghe hôm Hương đứng quét sân trước nhà rằng có hôm hai vợ chồng đi về khuya có thấy thấp thoáng bóng một người phụ nữ mang áo bành tô lẩn quất trong khu sân meeting hall. Ông James còn kể thêm rằng cách đây một phần tư thế kỷ, có một cặp vợ chồng đã cãi nhau trong một bữa tiệc gia đình tổ chức trong khu meeting hall và trong lúc xô xát và cãi vã lớn tiếng, người chồng đã vô tình gây tử thương cho người vợ. Sau đó người chồng dọn đi ngay khỏi khu mobile home này cho nên cũng không ai rõ nội vụ xảy ra án mạng ra sao nữa.

Hương làm assembler chuyên về hàn các con chip tí hon cho bóng đèn điện tử dưới ống kính hiển vi tại hãng ITTI trên đường Valley View góc Katella, thành phố Cypress đã được trên một năm. Nàng làm việc xuất sắc, không bao giờ đi trễø và chăm chỉ nên được tín nhiệm promote lên lead của một assembly line. Công việc lúc này nhiều nên phải đi làm overtime từ bốn giờ sáng mỗi ngày. Giờ mùa Hè thì mát và không có gì trở ngại nhưng mùa Đông thì ba má nàng mấy lần nói xin nghỉ việc để xin việc khác vì con gái đi làm khuya sớm như vậy rất bất tiện, nhưng nàng vẫn cố giữ lại job này vì việc làm không đòi hỏi kỹ năng cao và không đòi hỏi khả năng Anh Văn lưu loá. Công việc như vậy đâu dễ kiếm.

Chẳng mấy chốc, mải nghĩ ngợi nàng đã vào xa lộ 605 North và 10 phút sau thì chuẩn bị sang lane phải để exit ra đường Katella. Lạ một điều,
mấy lần nàng định change lane thì lại có ánh đèn xe phía sau chạy lên nên lại không qua lane được. Cứ như thế có hàng chục ánh đèn phía sau chạy lên và tim Hương bắt đầu đập mạnh trở lại vì sợ nếu hụt mất con đường quen thuộc này thì nàng không biết phải chạy ngả nào khác để đến công ty. Thế rồi xe của Hương chạyï pass qua đường Katella luôn mà không thế nào quẹo được.

Dù trời đang lạnh nhưng Hương thấy trán mình rướm mồ hôi và đập tim thình thình. Hình như nàng không còn kiểm soát được tay lái nữa. Chân không hiểu sao lại đạp ga lên trong lúc sương mù vẫn còn phủ kín và trước mặt chỉ 20 mét cũng không thấy rõ. Cứ thế, chiếc xe cứ phăng phăng lướt đi trong sương mù và chạy thẳng một mạch, Hương cũng không ro õthời gian bao lâu nữa. Mắt nàng bắt đầu mờ đi vì sợ hãi và mồ hôi lấm tấm trên mặt. Những bảng chỉ tên những exit lần lượt lờ mờ hiện ra trước mắt nàng, nhưng toàn là những tên đường xa lạ mà Hương chưa nhìn thấy bao giờ. Thình lình, trước mắt Hương có dòng chữ hiện ra mờ mờ trên tấm bảng chỉ đường exit: "Gas Station" và tự nhiên chiếc xe của nàng cứ hướng exit ấy mà chạy.

Xe vượt tấm bảng đề hai chữ Gas Station, ra tới đường, Hương chỉ còn tự chủ lái xe
quẹo vào một trạm xăng thì ngừng xe lại và gục khóc nức nở trên tay lái. Một cảm giác hãi hùng chưa bao giờ thấy xâm chiếm toàn thân nàng.

"I need to go to the Gas Station!". Nàng nhớ câu nói của người phụ nữ ma quái ấy. Lúc nãy, nàng cứ tưởng rằng bà ta đòi ra trạm xăng, bây giờ nhìn thấy tấm bảng exit với hai chữ Gas Station, nàng mới hiểu ra là bà ta muốn đến con đường này và Hương cũng không ngờ là tại Cali lại có con đường tên như vậy nữa. Hóa ra là bà ta đã xui khiến hay điều khiển tay lái để Hương phải chạy xe đến đúng con đường mà bà ta muốn đến"

Bên ngoài trời vẫn còn tối, Hương chưa bao giờ cảm thấy lẻ loi và buồn tủi như vậy. Thế giới mênh mông này hình như chỉ còn một mình nàng đang thức còn thành phố thì chìm trong bóng đêm. Tất cả đều đang say giấc điệp, ba má và các em nàng cũng còn đang ngủ say, đâu biết nàng đang lâm vào tình cảnh bi đát này.

Hương là con gái lớn trong một gia đình năm cô con gái, ba nàng là một Đại Tá Hải Quân trong Quân Lực VNCH, rồi biến cố 1975 ập xuống gia đình nàng như trăm ngàn gia đình khác, Ba nàng đi tù gần mười năm mới được thả ra khỏi trại giam ở miền Bắc. Người ta vẫn thường ví mấy chị em Hương là Ngũ Long Công Chúa, nhưng công chúa chẳng thấy đâu mà những năm sau 1975 là quãng đời cơ cực, nhọc nhằn nhất của chị em nàng.

Vừa tròn đôi mươi tuổi đẹp nhất đời con gái, đang là tiểu thư con quan, nàng đã phải bỏ học vì bị chính quyền địa phương kỳ thị, không được vào ngưỡng cửa đại học nên theo mẹ buôn thúng bán bưng từ SàiGòn ra tới miền Trung, rồi lao động cả chân tay để nuôi gia đình và dành dụm chút tiền cùng mẹ đi thăm cha trong trại giam tập trung từ Nam ra Bắc.

Ông Trời quả là có mắt cho nên Chiến Dịch H.O ra đời và nàng và gia đình đã hân hoan tột cùng khi được ra đi tái định cư tại Hoa Kỳ vào đầu thập niên 90, và ổn định cuộc sống tại Cali từ đó.

Suốt hai năm đầu vì kiếm việc không ra, là chị lớn nhất trong nha,ø nàng đành phải chấp nhận làm ca đêm, người Mỹ gọi là ca "nghĩa địa". Nhờø gập lại người bạn thân đang làm tại hãng ITTI này, được giới thiệu rồi được nhận vào làm ca ngày, Hương đã thấy mừng qua. Đâu ngờ có cảnh lạc đường kinh dị như hôm nay. Nếu không nhờ phước đức ông ba,ø chắc nàng đã toi mạng khi lái xe hơn nửa tiếng đồng hồ phăng phăng đi trong sương mù.

Hương chấm ngấn nước mắt còn đọng hai bên mi, mở cửa xe và bước tới ô cửa tính tiền của trạm xăng, nơi duy nhất mở cửa vào lúc đêm hôm này, để hỏi thăm đường trở lại sở làm. Hương cũng nhớ lời các bạn nàng qua Mỹ trước đều nói trạm xăng là nơi tốt và an toàn nhất để dừng lại hỏi thăm đường xá.

Người cashier là một ông Mỹ đen tốt bụng nói cho Hương hay rằng nàng đã đi lạc quá xa lên hướng Bắc rồi và đây là thành phố South El Monte, và phải lấy xa lộ 10 East rồi vào trở lại 605 South mới về trở lại được Katella.


Hương thẫn thờ như người đi trong mơ tìm đường trở về phía south. Khi đi gần tới đường exit ra Katella, không hiểu sao nàng chạy thẳng luôn và lái xe như theo phản xạ và về tới nhà, tới khu parking xe lúc nào không hay. Hương xuống xe, trời mới vừa tờ mờ sáng. Chiếc đèn pin còn nằm trên khu parking cạnh hàng rào, chiếc kính đã bể tan, trên cánh cửa xe còn một vết trầy mờ mờ, vết tích của sự va chạm mạnh của đèn pin.

Hương cố dụi mắt để xem đây có là sự thật hay không, rồi mở cửa bước vào nhà. Nàng chợt cảm thấy mình đuối sức, và đành phải gọi lên sở làm xin nghỉ rồi lên giường trùm kín người lại.

Cho đến ngày hôm sau, Hương vẫn dấu không dám nói cho gia đình biết nhưng mỗi buổi sáng khi đi làm Hương bằng mọi cách thuyết phục đứa em gái phải cùng đi với nàng ra khu parking xe chứ không dám đi một mình nữa.

Một năm sau bố mẹ nàng quyết định dọn về ở trong khu Little Saigon, và bán căn mobile home đó đi và mua căn khác trên đường Bolsa để được ở gần chợ búa và cộng đồng Việt Nam mình hơn nhưng Hương vẫn không bao giờ quên được căn nhà mobile home trên đường 223 và buổi sáng lạc đường trong sương mù năm ấy.

ĐĂNG TÂM

Ý kiến bạn đọc
03/04/201218:08:44
Khách
Fralnky I think that's absolutely good stuff.
03/04/201215:59:18
Khách
All of these artclies have saved me a lot of headaches.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,308,170
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.