Hôm nay,  

Chuyện Một Bà Mẹ Mỹ: Christy

11/04/200200:00:00(Xem: 173922)
Người viết: Thi Thiên
Bài tham dự số: 2-509-vb30402
Thi Thiên, 26 tuổi, tên thật là Phạm Nguyên Thu Thảo, hiện cư trú tại Tacoma, WA, tốt nghiệp cử nhân tại Washington State University, nghề nghiệp hiện tại là Human Resources Specialist. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô, "Một Bài Văn Khó Quên," đã được phổ biến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
+
Christy đứng trước cửa nhìn ra con đường phía trưóc, để đón người bạn cùng sở làm.
Kim gọi phone cho bà lúc sáng và nói rằng sẽ đến nhà bà sau khi đi nhà thờ về.
Đây là lần đầu tiên Kim đến nhà Christy chơi. Christy đã mời mấy lần nhưng Kim không có dịp. Christy lật đồng hồ lên xem, đã 12 giờ trưa sao chưa thấy Kim đến. Có lẽ Kim đi lạc đường.
Mười hai giờ mười phút.
Chiếc xe Toyota màu trắng mớI choang chạy chầm chậm , như đang tìm kiếm số nhà thì phải:
- Chắc đúng là Kim rồi.
Christy vẫy tay ra dấu cho Kim biết. Kim đậu xe trước căn nhà khang trang rồi đi về phía Christy.
Christy cười thật tươI:
- Chào Kim, nhà tôi có khó tìm không"
- Oh, không khó lắm. Nhà đẹp qúa!
- Cảm ơn con đã khen.
Căn nhà được xây cất trên một khu đất rộng lớn, xung quanh vườn rào bằng sắt thưa.
Trước nhà có đủ loại hoa, nào là hoa hồng, hoa cúc, thược dược, màu sắc rực rỡ, rung rinh cười tươi dưới những cơn gió nhẹ, toả hương thơm ngào ngạt.
Christy đẩy cánh cửa:
- Kim, vào nhà đi.
Phòng khách thật sang trọng. Bộ bàn ghế sofa đắt tiền. Bên cạnh bộ bàn là hồ cá lớn bằng thủy tinh sống động, đàn cá nhởn nhơ bơi lộI tung tăng bên những cọng rêu xanh, cỏ cây nhiều màu của thế giới biển, một khung cảnh nhẹ nhàng tuyệt diệu tràn đầy sức sống.
Bếp lửa nhân tạo trong lò sưởi sáng bập bùng, tô điểm thêm những bức tranh trên tường có sự quyến rũ lạ lùng.
Như thói quen của nhiều ngườI Mỹ, Bà dẫn Kim giới thiệu từng phòng:
- Đây là phòng bếp. Ta làm biếng nấu ăn.
Bà vừa mở tủ lạnh vừa hỏi:
- Kim, con thích uống gì hả"
- Dạ, Coke được rồi.
Bà cầm lon nước bật khoen đưa vào tay Kim:
-
Uống đi.
Đây là phòng tắm.
Còn đây là phòng của ta.
Bà chỉ tấm hình trên bàn:
-
Đây là Andrew chồng ta.
Đấy là phòng làm việc của ta.
Còn căn phòng này nữa, ta trưng bày phòng này giống như phòng nghệ thuật, nhưng có tính chất kỷ niệm. Mỗi đồ vật trong này đều để trong ta một kỷ niệm riêng.
Kim nhìn thấy có một chiếc bàn nhỏ xinh xinh, trên bàn có bình phong lan màu tím nhạt. Cạnh bình phong lan có một khung hình, bà chụp chung với một đứa bé mới sanh thì phải.
Bà tươi cười chỉ tấm hình:
-
Ta và con ta.
Tấm hình trắng đen, cũ kỹ.
Kế đó là quyển nhật ký viết dở dang. Bà gấp cuốn nhật ký lại:
-
Ta thường hay viết nhật ký ở phòng này. Nhìn kià, tấm tranh sơn mài đấy là của Thanh. Cô mang từ Việt Nam qua, tặng ta để làm kỷ niệm trong dịp cô về thăm quê.
Trên tường có rất nhiều tranh vẽ, nhưng nổi bật là tấm tranh sơn mài có hình của những nữ sinh viên mặc áo dài trắng bên cạnh những chùm phượng vĩ đỏ rực , xa xa một chút là chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang.
Dước cầu là dòng nước xanh thăm thẳm lững lờ trôi như gợi cho Kim một hình ảnh quê hương.
Bà Chrsity nói một cách rành rõi:
-
Ta biết đây là miền trung Vietnam có tên gọi là Huế - là quê ngoại của Thanh.
Kim tấm tắt khen:
-
Bức tranh đẹp quá! À, Thanh là người Vietnam. Làm sao bà quen cổ"
-
Học sinh giỏi của ta, lúc ta còn dạy part-time ở University of Washington.
Cô học toán thống kê khá lắm, lại ngoan nữa.
Bà nhìn về Kim như chợt nhớ một điều gì:
-
À, nhắc đến Thanh ta mới nhớ, cô nấu ăn ngon lắm. Ta thích món ăn gọi là "bún bò huế", nó có mùi vị đậm đà làm sao, cay cay nhưng mà ngon lắm. Thỉnh thoảng ta và chồng ta cũng thường đến tiệm Vietnam ăn "bún bò Huế".
Chồng ta cũng khen ngon.
Kim cười sung sướng vì biết rằng nhiều người Mỹ rất thích thức ăn Việt Nam.
Kim tiếp lời:
-
Còn nhiều thức ăn cũng ngon lắm, nếu bà thích có dịp nhà đãi tiệc, con xin phép mẹ mờI bà đến chơi.
Bà nhìn Kim gật đầu lia lịa như thích thú.
Bên kia là một chiếc gường nhỏ xinh xắn, Kim vô cùng ngạc nhiên vì quá nhiều búp bê. Không đợi Kim hỏi bà cứ tiếp tục thuyết minh:
-
Những con búp bê đó là người thân tặng cho ta, riêng có hai con này là chính tay ta mua.
Trước khi mua ta cân nhắc kỹ lắm. Mỗi con đều có tên, con búp bê áo xanh tóc đen này là Thanh, giống người học trò cũ của ta - người tặng tấm tranh kia cho ta. Con tóc vàng này là Lindsay con gái ta - có màu tóc của ta - trên mặt có những nét giống ta.
Kim chợt hỏi:
-
Chắc bà thương con gái bà lắm. Chị ở đâu" Có hay về thăm bà không"
Nụ cười tươi tắn mới đó không còn nữa. Câu hỏi của Kim như viên sỏi vừa ném xuống mặt hồ dỹ vãng, khua đông những cơn sóng ký ức. Christy không nói, nước mắt chảy dài... câu chuyện hơn hai mươi năm về trước hiện ra trước mặt bà như một cuốn phim đang chiếu.
Dạo đó bà là sinh viên khóa cuối của ngành thương mại, vì học giỏi nên có hãng offer job khi bà chưa tốt nghiệp. Bà quen với Bob. Bob cũng sinh viên trẻ như bà, hai ngườI yêu thương nhau thề non hẹn biển.
Bob hứa ra trường sẻ tổ chức đám cưới. Rồi hai người ra trường, bà đã nhắc chuyện đám cướI nhiều lần, nhưng Bob cứ chần chừ mãi. Sau khi đi làm được vài tháng, bà vui mừng báo tin cho Bob biết là bà có thai, bà hối thúc Bob làm đám cướI. Bob đề nghị bà phá thai, bà thì đâu muốn. Hai ngườI cải vã bất hòa. Bà chăm sóc bào thai, biết đâu chừng sau khi sinh nở, Bob thấy thương bà hơn. Lúc đó làm đám cưới cũng không muộn.

Ngờ đâu, ngày sắp sanh, Bob dọn đồ bỏ đi nơi khác. Khi chuyển bụng bà phải gọi taxi chở đến bệnh viện.
Bà hận Bob vô cùng, người đàn ông chẳng có chút tình. Vậy mà ngày xưa bà đã nhẹ dạ tin hắn. Bà vật vã đớn đau sinh ra một đứa bé gái đặt tên là Lindsay Field, mang họ của bà. Lindsay rất khó nuôi. Nó khóc hoài, có lúc bà bực mình mắng bé, nhưng bé biết gì đâu. Phải chăng tiếng khóc ai oán tủi hờn trách than cho số phận!
Hoàn cảnh khó khăn, bà chỉ một mình, tiền bill cứ về tới tấp, tiền lo cho con tốn kém, còn phải đi làm trở lại. Bà thật sự lo không nổi, bà muốn có gia đình nào khá hơn, lo cho Lindsay tốt hơn nên đành phải đem Lindsay đến viện mồ côi.
Để rồi giờ này bà thấy xót xa trong lòng.
*
Bà vớ tấm khăn giấy lau nước mắt nghẹn ngào:
-
Ta nộp đơn tìm con đã mấy năm rồI, nhưng ở sở tìm ngườI họ chưa tìm đuợc.
Bà nhìn Kim rồi nói tiếp:
-
Khoảng hai năm sau ta trở lại viện mồ côi hỏi thăm, nhưng họ nói là đẵ có người nhận nuôi.
Năm nay Lindsay 22 rồi, bằng tuổi của ta ngày trước.
Kim ngậm ngùi hỏi chuyện:
- Còn ba của Lindsay ở đâu"
- Oregon.
Nghe đâu đã có vợ, có con.
Ta không rõ lắm.
Christy đứng dậy, Kim đi theo ra phòng bếp. Bà mở tủ lạnh:
- Ta đói lắm rồi, con ăn chung với ta nha.
-
Dạ, để con phụ bà.
Bà lấy bánh mì ổ, bánh mì sandwich, bơ, ham đủ loại, thịt lon, cá lon...Hai ngườI làm tíc tắc trong vòng 5 phút, rồi đem ra bàn cùng ăn.
Có tiếng mở cửa, bà đoán ra Andrew chồng bà:
-
Andrew, có phải anh về không"
-
Ừ, là anh đây.
Andrew đi thăm ông bà nội, hai ông bà ở viện dưỡng lão. Hai ông bà giàu có lắm, vừa mới bán nhà, vào viện người già để có bạn bè nói chuyện. Hầu hết người Mỹ thích tự do nên họ không ở với con cái.
Christy nhanh nhẩu giới thiệu:
-
Đây là Andrew chồng ta.
Còn đây là Kim bạn làm chung sở với em.
-
Hi, rất hân hạnh biết ông
-
Hello, rất hân hạnh chào cô.
Bà nhà tôi hay nhắc về cô, chắc hai người thân lắm.
-
Dạ, con với Christy làm chung department, có cơ hội gặp nhiều. Bà là cấp trên của con, vả lại con mới ra trường nên Christy chỉ vẽ cho con nhiều lắm.
Andrew cườI thân thiện:
-
Thôi, hai ngườI chuyện trò tiếp đi. Tôi ra chăm sóc vườn.
Con Risky cứ quất quýt chân bà. Christy mở hộp lấy một cái bánh bỏ vào miệng nó rồi gọi:
-
Andrew, cho Risky ra vườn vớI.
Cánh cửa hé, con chó ngoan ngoãn chạy đi.
Christy trở lại câu chuyện.
-
Ta vẫn thường gởi tiền giúp hội từ thiện, trẻ mồ côi. Andrew tốt lắm, cũng giúp ta làm việc thiện, tìm Lindsay.
- Dạ, con cũng mong bà sớm tìm được Lindsaỵ
Tiếng chuông đồng hồ gõ năm tiếng.
Mới đó mà đã năm giờ chiều, Kim xin phép bà ra về. Christy tiễn Kim ra tới xe:
-
Cảm ơn Kim đã đến chơI.
Lái xe cẩn thận! Ngày mai gặp ở sở.
- Dạ, hẹn gặp ngày mai!
Kim vẫy tay chào bà rồi khuất xa dần.
*
Mùa hè ở Seattle thật dễ chịu. Ánh nắng yếu ớt của buổi chiều tà rải nhẹ trên con đường nghiêng nghiêng những bóng cây. Gió man mác trên mái đầu, Kim hít thở không khí nhẹ nhàng. Nghĩ về Christy, nàng thấy tội nghiệp cho bà.
Nhớ những ngày đầu còn bỡ ngỡ việc làm, Christy dạy cho Kim biết bao điều...rồi dần dần trở nên thân quen. Tại sở làm, có lúc Kim ăn trưa chung vớI Christy, hai người trò chuyện, nhưng chưa bao giờ bà nói về chuyện con gái bà. Chiều nay là lần đầu tiên Kim nhìn thấy bà khóc, mắt bà đỏ hoe, chan chứa bao tình thương. Kim nguyện với lòng mình sẽ mãi nhớ tên bà trong mỗi lần cầu nguyện.
Nhiều người đã nói đất Mỹ hiện đại tối tân, máy móc...tình cảm con người cũng máy móc không kém. Có những bà mẹ giết con vì tiền không một lời thương tiếc. Nhưng ít thấy ai biết cho có một bà mẹ mắt đỏ hoe vì khóc tìm con, mong con khắp chốn...Bà đã bỏ biết bao nhiêu công sức, tiền của để tìm con, nhưng tin tức của con vẫn xa vời vợi. Tấm hình đen trắng cũ kỹ, càng ngày càng vàng úa, tập nhật ký thì dày thêm... Có lúc phone đổ bà chạy lại chụp lấy, tia hy vọng nhỏ nhoi là tin tức của con bà, nhưng rồi bà thất vọng ngậm ngùi. Có đêm trước khi ngủ bà ôm búp bê thầm thì:
-
Con ngoan của mẹ.
Con cần gì cứ nói mẹ.
Mẹ là mẹ của con, mẹ sẽ bù đắp cho con tất cả những gì đã mất. Mẹ thương con vô cùng!
Bà ôm búp bê hôn như đã ôm đứa con bằng xương bằng thịt.
Có lúc Andrew la lớn:
-Em có điên không"
-Không, em không điên. Em đang nói chuyện vớI con.
Bà đã mỏi mòn đơị chờ, nhưng không bao giờ chán nản. Bà vẫn hy vọng ngày mai trờI sẻ sáng.
Bên khung cửa sổ, bà viết tiếp những dòng nhật ký:
Ngày... Tháng... Năm...
Con thương yêu của mẹ!
Nỗi ân hận lớn nhất của mẹ đã bỏ rơi con. Con ơI, ở phương trờI nào đó con có tìm mẹ như mẹ đang tìm con hay không" Hay là con oán trách mẹ tại sao ngày xưa bỏ con" Mẹ có lỗi. Đúng, mẹ đã có lỗi vớI con, vớI chính mẹ. Hạnh phúc trong tầm tay mẹ không giữ lấy, để rồI vụt bay mẹ mớI tiếc nuốI ...Bây giờ mẹ chợt hiểu một điều - Cuộc đờI đôi lúc đòi hỏi sự hy sinh nhiều hơn là nhận lấy. Nếu ngày xưa, mẹ hy sinh cho con, tất cả vì con thì ngày nay mẹ đâu có oán trách giận hờn...
Đêm đêm khi thành phố lên đèn, trên con đường Alki dọc theo bờ biển ở Seattle có một bà mẹ ngồi bên khung cửa, thả tâm sự xuống những dòng nhật ký. Mắt bà đỏ hoe, vì khóc chờ con...mong con... khắp chốn...
Xin dành cho bà một lời nguyện cầu!
Thi Thiên
Tacoma, WA, 3/2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến