Hôm nay,  

Ông Xếp Của Tôi: John Stanford

07/04/200200:00:00(Xem: 144289)
Người viết: Huỳnh Ngọc Cẩn
Bài tham dự số: 2-506-vb60329
Tác giả tên thật Huỳnh Ngọc Cẩn, cựu Đại Úy thuộc binh chủng Không Quân VNCH, sinh năm 1949 nhưng tuổi trong khai sinh 1943. Hiện nay, ông đang là C.E. (Custodian Engineer) trường tiểu học Whiworth, Seattle.
Tại khu học chánh Seattle, có ngôi trường kiểu mẫu vào loại tối tân nhất tiểu bang Washington, lấy tên John Stanford. Đó là tên một cựu danh tướng Mỹ từng chiến đấu tại VN, đồng thời cũng chính là ông xếp của tôi. Sau đây là chuyện kể về ông.
*
Có một nghành công chức hạng bét: Constodian của trường học công lập.
Tại Seattle, thuộc Quận châu thành gồm có 107 trường trung và tiểu học. Hiện khu học chánh của tôi mở cửa 97 trường. Một số trường vì không đủ học sinh hoặc vì đang sửa chữa. Các trường học ở đây họ cất từ năm 1937 thời kỳ Anh Quốc. Theo kế hoạch tân trang và sửa lại. Hệ thống Boiler rất cũ tân trang lại bằng Heat pump do người Mỹ chế tạo sưởi ấm tối tân hơn.
Tôi gặp một người Mỹ cùng làm chung nghề trên 30 năm. Anh ta nói hồi tao mới vào làm họ trả cho tao mỗi tháng chỉ có 350 dô la. Tao mua cái nhà $12,000 dôla. Cái nhà đó tao vừa mới bán $180,000 dôla. Tiền hồi tao mới vô làm có giá trị lắm. Mày biết không tiền bên ngoài họ trả mỗi giờ chỉ có một đôla.
Tôi vào làm khu học chánh Seattle như là dịp may. Sau khi hãng gỗ của tôi North Pacifice Plywood Tacoma bị bankrupcy. Trước đây tôi muốn vào làm cho trường học nghề Custodian người bạn gái của tôi quyết liệt phản đối. Lấy lý do trước đây ông có địa vị nghề nầy không cân xứng. Tôi nhận thấy. "Chim quyên xuống đất ăn trùng, Anh hùng lỡ vận gặp gì cũng làm để kiếm sống được rồi". Theo quan niệm của tôi chẳng có nghề nào xấu chỉ có con người xấu mà thôi.
Sau này khi vào làm mới càng thấy cô bạn gái của tôi sai. Công việc ở trường học rất nhàn. Việc 8 tiếng làm chỉ 5 tiếng là cùng. Còn thì giờ nhàn rỗi đọc sách hoặc coi TV. Trường học rộng mênh mông khi Supervisor đi kiểm soát đâu biết Custodian lúc đó đang ở đâu và làm gì. Trong nghề các xếp thường dễ dãi và xí xóa cho nhau.
Tôi thường thấy các ông làm cao ở ngành này mắc các chứng bịnh như tiểu đường, vì ăn nhiều lại làm biếng không chịu hoạt động. Ở đây làm lâu sinh lão làng. Làm càng cao công việc chia cho họ càng ít.
Ở khu học chánh của tôi có một số lớn người Việt mà tôi biết được, trước đây ở VN có thể là Thẩm Phán đã từng kêu án cho các tù nhân giở lịch mệt nghỉ có thể là cấp Tá hoặc cấp Úy đã từng cầm binh đánh giặc khét tiếng một thời. Có thể xuất thân từ Đalạt, Thủ Đức hoặc Hải quân hay Không Quân từng đi mây về gió, ôm mộng hải hồ, những chuyện đó thuộc về xa xưa, đôi lúc đã quên, đôi khi lại nhớ. Tuy nhiên trong sở của tôi cũng có một số người không học cao vì miếng cơm manh áo họ làm trong số này có dân bản xứ trắng hoặc đen kể cả một số các dân khác. Đừng quên đây là Hiệp Chủng Quốc Huê Kỳ gồm nhiều thứ dân ở cái xứ này. Có một anh gốc người Tàu
vào làm từ trước tên Văn nói với ông Supervisor Mike Demonbrun. ‘Nếu ông muốn nổi tiếng, ông mướn người Á Đông như tụi tao rất chịu khó và làm việc đàng hoàng.” Mà đúng như vậy, ông gặp ít trở ngại khi mướn người Việt. Nhờ lời nói của anh Văn một số lớn đầu đen của chúng ta lọt vào sở học chánh Seattle. Bây giờ đổi người phỏng vấn và tiêu chuẩn vào rất kho,ù trước đây một số lớn chê cái nghề này. Tất cả những người lọt vào nghề của tôi hiện tại họ kiếm mua nhà ngay lập tức không mấy khi bị layoff. Không như hãng Boeing nhận nguời ồ ạt đuổi người ra như phi mã cho nên mấy người bạn Việt lẫn Mỹ của tôi nhận giấy cho nghỉ việc thường cay cú cho là hãng Bô Xit.
Đợt vào trước tôi có 6 người Việt, kế đó là đợt của tôi cũng 6 người Việt. Những người hai đợt này thường là H.O. Cho nên ở VN trước đây họ là người có địa vị thường giữ chức vụ khá quan trọng thời kỳ đó. Chúng tôi là đợt đặc biệt có bằng Boiler 4 lúc đó họ cần Mobile AA để chạy trường. Đúng ra phải có bằng Boiler 3 họ mới mướn. Chúng tôi vào chạy trường mỗi ngày đều làm một trường khác nhau. Sau hai tháng rưỡi một ông thuộc khóa 10 Dalat được trường có nghĩa là ông này khỏi phải chạy sửa. Sau hơn một năm tất cả chúng tôi đều có trường.
Trong đợt của tôi có anh thuộc khóa 18 Dalat binh chủng mũ nâu. Anh này gặp quá nhiều tai nạn về nghề nghiệp nhưng nhờ trời anh cũng qua trót lọt. Chúng tôi chịu khó thi lên bằng Boiler 3 cao hơn, chịu một thời gian huấn luyện khó khăn hơn để được làm chỗ tốt hơn, vì mỗi chỉ số là một quyền lợi, một bực cấp là môït chỗ làm tốt hơn. Càng lên cao việc làm ít hơn và tiền lương dĩ nhiên cao hơn.
Tôi nhận đi lên Mobile AA gặp Thiếu Tướng hồi hưu Jonh Stanford. Tuổi đời của ông này xem xem với tôi. Ông về đây làm là một việc lạ. Nghe đâu ông đang làm Quận Trưởng một quận nào đó ở bên Florida. Ông nạp đơn để được phỏng vấn Supertandent ở sở học chánh Seattle. Sau một tuần lễ họp hành của ban phỏng vấn họ gởi cho ông một lá thư chấp nhận mướn, ông trả lời lại chỉ có một chữ duy nhất "Yes".
Chúng tôi cùng là cựu quân nhân chiến đấu trước đây ở VN. Nay cuộc đời thay đổi, sao đổi vật dời, ông hiện tại là xếp của tôi. Tuy nhiên ông rất niềm nở cũng như thuở nào còn bên VN. Mỗi lần gặp tôi ông hết sức vui mừng, nụ cười nở trên môi. Thế là chúng tôi sát cánh bên nhau.
Lần đầu đến làm việc tại văn phòng của ông. Trước tiên ông đứng dâïy bắt tay tôi; câu đầu tiên ông hỏi về sức khỏe, qua Mỹ được bao lâu" Oån định cuộc sống chưa" Vợ và các con sống ra sao" Các con học hành ở đâu" Sau đó chúng tôi hay nhắc nhở đến các vùng và các trận đánh ác liệt trước đây ở VN. Đôi lúc tôi thấy vẻ mặt ông u buồn khi nhắc các bạn của ông đã qua đời bên VN hoặc bỏ một phần thân thể ở xứ tôi. Ông cũng hiểu chúng tôi là người đến sau, một khoảng thời gian khá dài ở các trại học tập cải tạo; hiện tại chúng tôi nhớ trước quên sau. Có lúc lẩm cẩm mới sự nhớ mình là một ông già.

Thấy ông đối đãi với chúng tôi không ngăn cách giữa chủ và nhân viên. Điều này làm cho chúng tôi thoải mái và cảm dộng nên cảm mến ông hơn. Từ ngày ông về Seattle chúng tôi làm việc chung với nhau, cố gắng làm cho khu học chánh này mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Khoảng đời còn lại chúng tôi cố gắng giúp cho thế hệ mai hậu.
Một hôm, tôi đang say ngủ có điện thoại reo vang, đầu dây bên kia là Security qua trung gian của Supervior. Anh xuống phố lấy chìa khóa mở cửa trường Coe. Thời gian huấn luyện Mobile AA của tôi có nghĩa là bất cứ giờ giấc, bất kể nơi đâu họ cần là tôi đến. Tôi mở cửa trường Coe trước 6 giờ sáng, hiện mùa hè nên trời sáng sớm. Trường này gồm có ba Building. Mở cửa xong tôi đang đi đến Library tức là building thứ ba, thấy bên ngoài đường có một chiếc xe Bronco màu trắng vừa chạy thoáng qua thấy cái lưng mà không thấy cái mặt của người lái, nhưng cũng nhận ra đó chính là ông xếp. Tôi đoán có người báo cáo nên ông xếp mới tới, mà quả đúng như vậy.
Khi tôi trở lại văn phòng chánh thì ông cũng vừa tới. Ông hỏi tôi các thầy giáo đến chưa" Tôi trả lời chỉ có một số ít thầy cô vừa đến. Tôi và ông đi tìm công tắc để mở đèn Hallway tôi không tìm ra bỗng thấy đèn bật sáng, mới hay ông xếp của tôi tìm được công tắc điện ở dưới hầm boiler. Ông đang nói chuyện với mấy cô thư ký. Tôi hỏi nhân viên văn phòng có biết lá cờ để ở đâu không" Họ cho tôi biết bên Gym, nhờ họ chỉ cho nên mới biết lấy lá cờ treo lên, bắt đầu một ngày làm việc tại nơi đây.
Công việc của tôi rất đơn giản mở máy Boiler cho ấm trường. Coi công việc của C.E (Custodian Engineer). Chẳng cực nhọc gì. Sau bữa ăn trưa của học sinh, coi như công việc của tôi đã xong trong ngày. Tôi được ưu đãi làm Overtime 6 tiếng ngày hôm đó để trả công cho tôi mở cửa trường rất sớm mà không được báo trước. Trong thời gian này có tháng tôi làm over time trên 70 tiếng, lương trả cho mỗi cái check rất khẩm tiền. Số tiền mà những kẻ lỡ thầy thợ như chúng tôi hết sức mong ước.
Tôi trở lại rất nhiều lần làm việc tại As Center là nơi ông John Stanford đang làm việc, lần nào gặp ông cũng tay bắt mặt mừng. Tôi vẫn giữ ngăn cách giữa chủ và nhân viên. Riêng ông vẫn coi tôi như một người bạn như lúc ông qua xứ VN. Văn phòng của ông rất lớn bên trong có Security Alarm, khi làm xong phải sét Alarm on. Sau này ông dời văn phòng làm việc lên lầu 2. Tiền dời văn phòng tính ra $70,000, một số tiền to. Văn phòng cũ của ông vẫn để vậy, đôi giày và cái cặp của ông vẫn nằm đấy nhưng ông không bao giờ làm việc ở đấy. Ông sợ có kẻ gian giết ông bằng bom. Việc ông dời văn phòng chỉ có nhân viên sở này và chúng tôi biết mà thôi vì đây là bí mật. Mặc dù ông giải ngũ nhưng tính cẩn thận trong nhà binh vẫn còn nơi con người ông.
Nhân dịp ông đi họp bên New York cảm thấy mệt trong người. Bên đó khuyên ông nên làm một cái test từ A tới Z. Về lại Seattle ông khám sức khỏe lại ngay.
Sau một tuần lễ ông được báo cáo như một tiếng sét bên tai: Ông bị ung thư máu. Người chị ruột của ông hiến tủy sống mong để cứu ông. Nhưng vì ông lớn tuổi nên không hiệu nghiệm về lối chữa này. Lúc ông đang nằm nhà thương chữa trị Tướng Colin Powell, hiện nay là ngoại trưởng, có đến thăm ông. Hai ông tướng này mặc dù là dân da đen; nếu người ngoài nhìn vào họ cho là dân da trắng.
Sau gần năm tháng chiến đấu với tử thần ông vĩnh viễn ra đi. Xác của ông được đem về Washington D.C nơi nghĩa trang Arlinton, nghĩa trang
danh dự dành cho những anh hùng của Hiệp Chủng Quốc Huê Kỳ.
Ông chết tôi mất một người xếp khả kính; mất một người đồng chí hướng, mất một người thân. Mỗi khi có dịp trở lại AS Center, tôi luôn luôn tưởng nhớ tới ông. Hình bóng ông không bao giờ lu mờ trong tâm khảm của tôi.
Khu học chánh Seattle tưởng nhớ công lao của ông bằng một trường kiểu mẫu lấy tên John Stanford. Tất cả phụ huynh học sinh ở khu học chánh này ước mơ một ngày nào đó toàn khu học chánh các trường đều là trường kiểu mẫu giống như trường lấy tên ông hiện tại.
Nhân một khóa học tu nghiệp, tôi trở lại trường Lotona. Nhớ lại cách nay hơn 6 năm, tôi nhận lịnh của Supervisor đến mở cửa trường cho toán xây cất đến định giá để xây cất lại trường này. Tôi hỏi ông John Bussier vậy chớ tôi mở cửa cho họ chừng bao lâu" Ông trả lời tao cũng không biết, chừng nào họ xong mày đóng cửa lại. Tôi mở cửa trước giờ dự định nửa tiếng. Trường cũ đồ đạc ngỗn ngang, trên lầu chim bồ câu vào xây tổ, cứt chim khắp mọi nơi. Toán chuyên viên đến trễ nửa tiếng, tôi đâu cần theo họ. Sau 4 tiếng họ cho biết công việc của họ đã xong.
Lần trở lại này tôi rất đổi ngạc nhiên vì trường Lotona này có cái tên mới John Stanford. Ngôi trường đẹp tới mức tôi không tưởng tượng được, nghi ngờ là con mắt mình nhìn sai. Nơi đây đúng là trường kiểu mẫu, lối xây cất tân kỳ không chỗ nào chê được. Bước vào bên trong cái gì cũng mới và lạ, từ cái bàn cái ghế văn phòng mọi thứ đều hoàn hảo.
Người hướng đẫn đưa chúng tôi đi khắp nơi lên sân thượng thật là tuyệt; thấy toàn cảnh trung tâm thành phố Seattle, tháp Seattle center; nhìn rõ mặt hồ Union lăn tăn gợn sóng đôi cánh buồm màu trắng lướt trên mặt hồ, chốc chốc một chiếc thủy phi cơ đáp xuống hoặc cất cánh. Người hướng dẫn cho chúng tôi biết nơi sân thượng này mỗi khi thấy mỏi mệt anh lên đây hút thuốc thả hồn theo làn mây khói mơ màng với buồm nhấp nhô.
Tiểu bang tôi đang ở có rất nhiều con cháu cán bộ CS đi du học. Họ thường được giới thiệu vào xem cái trường kiểu mẫu này. Hầu như mọi phái đoàn VN qua đây đều được hướng dẫn vào đây để tham quan. Chắc họ không ngờ đó là ngôi trường mang tên một vị tướng Mỹ đã từng qua VN chiến đấu.
Họ cũng không ngờ được, rằng người C.E của trường là một người thuộc khóa 18 Dalat với 14 năm lính 13 năm tù đã bị CS đầy đọa khắp miền Bắc.
HUỲNH NGỌC CẨN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến