Hôm nay,  

Nước Việt, Nước Mỹ

07/04/200200:00:00(Xem: 157118)
Người viết: Thiên Vũ
Bài tham dự số: 2-505-vb50328
Tác gia, theo bài viết, đã 40 tuổi nhưng ông không gửi kèm tiểu sử. Đã có hai bài Viết Về Nước Mỹ của hai người khác nhau mang cùng một bút hiệu Thiên Vũ. Mong bạn Thiên Vũ, tác giả bài viết này, bổ túc dùm địa chỉ, tên thật và dăm dòng sơ lược tiểu sử.


Nhờ hết chịu hổi thứ "ánh sáng quang vinh của Đảng" mà tôi đã "được" đến Mỹ.
Rời nước Việt trong lo âu, đau buồn, sợ hãi. Đến nước Mỹ trong buồn chán, tủi nhục, ê chề.
Thế rồi năm tháng cứ trôi qua. Tôi bây giờ đã là "US Citizen."
Sống trong một căn townhouse cũng không đến nỗi chật hẹp lắm. Lái một chiếc xe cũng không đến nỗi tồi tệ lắm. Mười hai năm. Vâng, tôi đã ở nước Mỹ mười hai năm.
Thời gian tôi sống ở
nước Việt hơn gấp đôi số thời gian tôi sống ở nước Mỹ. Hôm nay đây, tôi thử làm một sự so sánh về nước Việt và nước Mỹ.
Nước Việt.
Nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Nơi đã cho tôi nhiều kỷ niệm. Viết về nước Việt, tôi có thể viết hoài, viết mãi. Nhưng tôi chỉ muốn nhắc đến một khía cạnh của nước Việt mà ai cũng nghĩ tới mỗi khi nhắc đến hai chử Việt Nam. Đó là chiến tranh và nghèo khổ. Trước khi tôi sinh ra, chiến tranh đã có. Sau khi tôi sinh ra, chiến tranh vẫn đang tiếp diễn. Cho đến giờ phút này, ngồi viết những dòng chữ này. Chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tuy không ác độc, tàn ác và đổ máu và gây nhiều tang tóc như trước, nhưng nó vẫn âm ĩ và sôi sục. Suốt thời gian tôi sống trên đất nước Việt Nam, tôi đã "được" sống dưới hai chế độ. Chế độ của ông Thiệu và chế độ cộng sản.
Thời gian tôi sống dưới chế độ ông Thiệu bằng với thời gian tôi sống dưới chế độ cộng sản. Công tâm mà nói, sống dưới thời ông Thiệu, tôi thấy thoải mái hơn, tự do hơn, no ấm hơn. Măc dù "sự nghiệp Tổng Thống" của ông không lấy gì làm vinh quang. Mặc dù ông Thiệu không được đánh bóng bằng cụm từ "lo cho dân cho nước” như kiểu sách báo đảng CSVN thường nói về ông Hồ hoặc là các ông "đỉnh cao trí tuệ" của đảng cộng sản, sống dưới chế độ cộng sản thì chỉ có khốn nạn, đói nghèo và lạc hậu. "Dân Việt Nam chỉ được hưởng khẩu hiệu hữu nghị, diễn văn chúc mừng và trại tập trung."
Nếu bị bắt buộc chọn lựa, tôi thà là sống dưới chế độ ông Thiệu còn hơn là sống dưới chế độ cộng sản.
Việt Nam, một đất nước chiến tranh. Ai cũng biết. Nhưng sự nổi tiếng về nghèo đói và lạc hậu thì phải nhờ đến những "đỉnh cao trí tuệ" và "ánh sáng quang vinh" của đảng cộng sản. Việt Nam dưới thời ông Thiệu, không đủ sức để so sánh với các nước châu Âu, châu Mỹ. Nhưng với các nước láng giềng Đông Nam Á như Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, chưa chắc đã thua. Cho dù đó là "phồn vinh giả tạo." Tôi thà chấp nhận "phồn vinh giả tạo" còn hơn đói khổ triền miên.
Nước Việt trong trí tôi là thế đó. Là sự nghèo đói. Không chỉ đơn thuần đói cơm, đói áo mà đói đủ thứ. Đói tự do, đói hiểu biết. Là những nhà tù và trại tập trung. Là sự lo sợ mỗi ngày. Sợ đủ thứ. Ngay cả đến anh công an khu vực hoặc anh tổ trưởng tổ dân phố.
Mười bốn năm sống dưới chế độ ông Thiệu. Mười bốn năm sống dưới chế độ của những "đỉnh cao trí tuệ". Và mười hai năm sống trên đất Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tôi đã có một cái nhìn và nhận định rõ ràng. Chủ nghĩa xã hội của những "đỉnh cao trí tuệ" là một chế độ tồi tệ nhất.
Như tôi đã viết ở trên. Nhờ sự "chăm sóc chu đáo, tận tình" và nhờ "ánh sáng quang vinh của Đảng" khiến cả dân chúng cả nước ai nấy đều muốn vượt biên, tôi đã được đến Mỹ.


Thiên đường. Hiêp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là đất nước đã tiếp nhận tôi. Nhớ lại ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ sau bao nhiêu tháng chờ đợi ở "quán trọ trước cổng thiên đường", tôi ngơ ngáo nhìn xe cộ qua lại. Nhiều xe quá. Đường xá sao mà rộng quá. Mà sao đường từ phi trường về nhà lại xa vời vợi. Đi hoài không thấy tới. Mà lại còn lên núi. Phố xá thưa dần. Nhà cửa vắng vẻ. Thế rồi xe dừng lại. Bước vào nhà. Trời ơi. Nhà đẹp quá. Sạch quá. Lớn và rộng quá. Nhớ lại những ngày sống chật chội cùng rệp và muỗi ở Việt Nam cũng như ở trại tị nạn, tôi bàng hoàng như người mơ ngủ. Đây Hoa Kỳ, miền đất hứa. Cảm giác đầu tiên của tôi là mọi thứ đều to lớn, rộng rãi và sạch sẽ.
Sau khi tắm rửa, thay quần áo (trời ơi, phòng tắm mới đã làm sao), tôi được đãi ăn phở. Phở, tôi tưởng khó có thể ăn lại món này. Thế mà ngay ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, tôi đã được ăn phở. Ngon. Sạch sẽ. Nhiều thịt. Sau khi ăn uống xong, tôi ngồi coi tivi. Tôi đổi đài lia lịa bởi vì phim nào đối với tôi cũng thật hay và hấp dẫn. Mà sao nhiều đài quá. Tôi bấm mỏi tay mà vẫn còn đài.
Đêm đầu tiên ở Mỹ. Ngủ trong căn nhà to lớn, thoáng mát, sạch sẽ. Không cần mùng. Không có muỗi. Nhưng sao tôi cứ trằn trọc, không ngủ được. Tôi cứ suy nghĩ miên man. Tôi suy nghĩ về nước Mỹ rồi tôi lại nhớ cái địa ngục Việt Nam đã đày ải tôi khốn khổ. Tôi lại không quên được cái địa ngục ấy! Thế rồi tôi thiếp đi lúc nào không biết.
Ngày hôm sau tôi được chở đi làm thủ tục giấy tờ, xin thẻ an sinh xã hội, căn cước. Chẳng có gì đáng nói. Nhưng có một chuyện mà tôi ghi nhận và nhớ hoài. Người em bà con của tôi chở tôi đi hết cơ quan này đến cơ quan khác mà không hề nhắc nhở đến chuyện ăn trưa. Mặc dầu lúc đó là đã hai giờ chiều. Bụng thì đói. Tôi nghĩ không lẽ ở Mỹ người ta không ăn trưa. Ở Việt Nam cứ đúng giờ là bữa ăn được dọn ra, gia đình quay quần, vừa ăn vừa nói chuyện.
Đói quá, vừa tính mở miệng hỏi người em xem ở Mỹ người ta có ăn trưa không thì cậu ta đề nghị ghé vào tiệm ăn Hamburger. Sau này tôi mới thấy ăn trưa hoặc ăn tối ở Mỹ chẳng có giờ giấc chi cả. Mà cũng chẳng có gia đình quây quần. Nhiều khi tám chín giờ tối mới ăn tối và chỉ ăn thui thủi một mình.
Sau mười hai năm sinh sống ở Mỹ tôi vẫn còn nhớ rõ những cảm nghĩ đầu tiên đó. Mười hai năm trôi qua tôi đã suy gẫm thêm được chuyện gì. Tôi chưa được tận mắt nhìn tượng nữ thần tự do ở Nữu Ước. Nhưng đối với tôi, nói đến nước Mỹ là phải nói đến tự do. Nhân dân Mỹ được hưởng tự do thật sự. Sự tự do đó đã góp phần cho sự phồn thịnh của nước Mỹ. Đầu óc và tư tưởng không bị gò bó. Dám nghĩ và dám làm. Nhân dân Việt Nam "nghĩ" còn chưa dám, nói chi đến "làm". Tôi ao ước được sống ở Việt Nam dưới một thể chế tương tự như thể chế của xứ Hoa Kỳ.
Bỏ qua cái chuyện ăn uống. Bỏ qua cái chuyện nhà cao, cửa rộng. Bỏ qua cái chuyện "phồn vinh giả tạo" của xứ Hoa Kỳ. Tôi chỉ ao ước dân Việt được hưởng sự tự do mà dân Mỹ đang hưởng. Sự tự do sẽ nảy sinh sáng kiến. Sáng kiến sẽ đem đến phồn thịnh.
Để tóm tắt cho sự so sánh của tôi như thế này. Nước Việt: Nghèo đói. Nước Mỹ: Giàu mạnh. Nước Việt: không có tự do. Nước Mỹ: vô cùng tự do. Nước Việt: ngược đãi hiền tài. Nước Mỹ: trọng đãi nhân tài. Nước Việt:
địa ngục. Nước Mỹ:
thiên đàng.
Nhưng sao tôi đang sống trên thiên đàng mà lòng cứ mơ màng địa ngục!"
Thiên Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,932,466
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.