Hôm nay,  

Làm Việc Ở Mỹ

04/04/200200:00:00(Xem: 176974)
Người viết: Nhung Thái Hòa
Bài tham dự số: 2-501-vb80324
Tác giả Nhung Thái Hòa tên thật là Hoa Đại. Bà cho biết là người gốc Phụng Hiệp, Mỹ Tho, chỉ mới qua Mỹ năm 2000. Nghề nghiệp: Nhân viên Điện tử. Cư trú: San Jose, California.

Trong thời gian chờ bồi bàn bưng phở tới Nên nhìn quanh trong tiệm ăn, thấy thực khách rất đông.
Nên thèm thuồng phải chi mình được làm chủ một tiệm đông khách như thế nầy thì cuộc đời lên hương bồi đấp lúc còn ở Việt Nam nghèo không đủ cơm ăn. Bữa nay thứ ba. Mới 9, 10 giờ sáng khách không biết từ đâu đến nườm nượp. Coi lại đa số là người già. À, thì ra vậy. Các ông các bà lãnh tiền già, hoặc các anh chị có con nhỏ lãnh tiền welfare nên mới có thì giờ rảnh rổi đi ăn hàng trong lúc người khác phải ở các hãng xưởng làm việc.
Đang suy nghỉ và để ý cảnh sinh hoạt đông đúc ở khu buôn bán của người Việt, anh bồi bưng tô phở ra mời, miệng lanh và vanh vách như đang quảng cáo bán thuốc dạo xiệc Sơn Đông Mãi Võ:
-Phở tái gân còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Tìm ở đâu ra một tiệm phở của chúng tôi nấu ra một tô phở cọng bún dai, miếng thịt bò tươi mềm, thêm ướp vị hương thơm tho chưa ăn đã thấy ngon. Xin mời anh.
Bàn bên cạnh, một anh chê:
-Xạo quá! Chưa ăn mà thấy ngon!
Một anh hài, tố khổ:
-Aên rồi sẽ thấy dở. Nói dóc kiểu nầy mấy cha làm nhà hàng chết xuống âm phủ, Diêm Vương biểu nấu tô phở cho ổng ăn, nấu toàn bột ngọt bột gừng không ngon lành như lời quảng cáo chắc chắn sẽ bị cắt lưỡi hết ráo.
Nên ngước nhìn anh bồi khen thầm anh nầy má đỏ hồng màu thịt tươi của miếng thịt bò tái, ăn nói hoạt bát, tướng ngon cơm sao lại đi làm bồi" Anh bồi không soi thấu đươc tâm tư người đàn ông lạ đang nhìn anh quan sát, anh ta xã giao với khách:
-Chắc ông mới ở Việt Nam qua"
Thấy anh bồi vui tánh Nên cũng họa theo:
-Không, tớ qua 10 năm rồi. Bu-ri, sú-bắp gì cũng cũ lắm rồi.
-Không sao, cũ thì bô-lia lại ngon như thường. Tôi xin lỗi ông. Tôi đoán lầm.
Nên khoác tay xuống thấp giọng lè phè:
-Không, anh nói đúng đó chớ. Tôi qua Mỹ được 5 tháng. Tôi có vẻ nhà quê lắm phải không anh" Anh nhìn tôi thể nào mà lại đoán đúng bon vậy"
Anh bồi bàn chỉ cười không trả lời, quày lưng đi về phía nhà bếp vừa có tiếng chuông báo hiệu có sản phẩm mới cho khách cần bồi tiếp tay. Nên nhìn vào kiếng thấy mặt mình trong đó, anh thở ra:
-Nước da mình đen thùi lùi. Má hóp lòi xương xẩu. Lưng bàn tay còn đóng phèn sông Đồng Nai. Hèn gì thằng cha kia đoán đúng mình ở Việt Nam mới qua.
Đợi anh bồi hồi nảy bưng xong tô phở cho khách tới lượt đi vào bếp đi ngang qua, Nên khều tay hỏi nhỏ:
-Bồ ơi! Ở đây họ có cần bồi không"
-Anh xin việc làm cho ai"
-Dạ, cho tôi. Tôi cần chỗ làm.
Anh bồi vui vẻ và mau mắn:
-May cho anh. Tôi nghe nói ông chủ cần người rửa chén.
*
Làm bồi được một tháng lãnh đầu tiên tấm check lương 900 đô. Đây là tiền mồ hôi nước mắt, tươm mồ hôi mẹ mồ hôi con mới có được đồng tiền đô chớ không phải như ở Việt Nam đồn làm việc ở Mỹ vừa nhàn vừa kiếm tiền nhiều. 900 đô ở Việt Nam đổi ra khoảng một triệu rưởi, trả tiền mộât tô phở chỉ 5000 đồng, tính ra là nhiều, được gọi là triệu phú, nhưng ở Mỹ mọi thứ chi phí đều đắt giá, tiền thuê một phòng lớn cho cha con ở trả hết 450 đô, chưa kể trả thêm tiền điện xài nhiều trả nhiều, tiền xăng nhớt, bảo hiểm nuốt tròm trèm 100 bạc, tiền quần áo sách vở, cơm nước kể như bức tử 900 đô không đủ vào đâu.
Có đi làm mướn mới nếm mùi ngon dở của việc làm. Tới chỗ làm phải giày vớ tươm tất, quần áo bỏ vô thùng gọn gàng, đầu tóc bun xoa phải chảy keo bảnh bao,ï ngày nào bề ngoài thiếu nề nếp ông chủ liền kêu lại nhắc nhở giáo lý thường niên:
-Ở đây Mỹ chớ không phải Việt Nam, anh phải thắng quần áo lịch sự đi làm.
Lần thứ nhất Nên bưng tô phở ra mời khách dáng điệu hơi ngượng ngập vì lúc nhỏ được má lo và khi có gia đình thì có vợ hầu cơm nước, mời mọc, nay "thắng" ngoài diện bộ xiêm y đỏ rực như hát bộ, đã vậy còn "bỏ điệu" duyên dáng trước mặt hai cô gái trẻ đẹp, Nên rất bối rối và ngượng ngập khi nhắc tới nguyên văn lời dạy của ông bà chủ, đạo diễn các nhân viên khi ra chào khách:
-M..ời m..ời hai cô ăn phở. Phở tái nạm què dòn còn nóng hổi, vừa thổi vừa bưng. Xin mời hai cô.
Nên nói như trả bài xong quay lưng bước vô trong để nhận công tác thường xuyên
khác, đi ngang bị ông chủ ngoắt tay lại gần:
-Anh lí nhí gì như con gái mới về nhà chồng thế" Ai lại không biết ăn, đem phở ra là ăn rồi, phải dùng chữ dùng nghe mới ngọt cái lổ tai. Mời mọc gì mà lạï thế, vừa thổi vừa bưng. Trời đất ơi! Tái nạm què dòn là món ăn gì nghe quái gở thế cớ. Què quặt gì trong quán phở của tôi, hả ông"
Ông chủ quán ăn nầy có máu đĩa vôi nói dai, rầy dai. Đứng chịu trận một hồi tưởng chừng ông chủ giáo dục xong, Nên gật đầu chứng tỏ đã nghe và vâng lời, sửa đổi lề lối làm việc và cách ăn nói theo khuôn phép của một anh bồi chuyên nghiệp, nhưng vừa quay lưng đi thì bị ông chủ níu lại bằng câu hỏi:
-Anh có vợ chưa"
Nên không biết ông chủ đợt hai bơi móc lỗi lầm gì nữa đây, trả lời trong thấp thỏm:
-Dạ, tôi có vợ hai con.
Ông chủ cười không há miệng, giọng bắc kỳ xách mé:
-Vâng! Có vợ rồi cơ à. Thế thì chì rồi. Oai phong rồi. Vậy mà hồi ấy tôi thấy anh ra chào khách hai cô gái ngồi đó, anh bẻn lẻn nói năng mất đầu mất đuôi, thế là thế "lào""
Đang lúc cần job Nên nhịn chủ, không trả lời, vì có giải thích ông ta cũng không chấp nhận bởi lẽ hắn là "ông chủ" chớ không phải tên "bồi bàn".
*
Không tiến thân được qua nghề bồi bàn, Nên bị chủ cho về vườn ngồi chờ thời. Thất nghiệp 3 tháng chưa tìm được việc làm, Nên tiết kiệm sáng ở nhà pha cà phê instant và ăn mì gói cho đở tốn tiền. Người khác bị đuổi sở xin được tiền thất nghiệp, còn Nên thì không được ân huệ đó vì chủ nhân Viêt Nam giữ phần lợi cho họ bằng cách trả tiền cho Nên: gross wage, không trừ thuế, không báo cáo từng tam cá nguyệt tiền lương nhân viên lên sở Employment Development Department.
Nằm không càng chán chường, sáng Nên thường thức sớm ra sân trước nhà tập vài động tác dưỡng sinh. Bửa nay gặp một người đàn ông đi xe đạp quăng một tờ báo quảng cáo trong sân nhà người Mỹ ở kế bên, Nên nhanh chân chạy theo kịp dọ hỏi xin chỗ làm:
-Anh bạn ớ! Tòa soạn báo của anh có chỗ nào thiếu người để tôi xin đi bỏû báo như anh không" Anh làm ơn anh chỉ dùm tôi. Tôi bị thất nghiệp mấy tháng nay chưa xin được chỗ làm.
Người đàn ông tuổi độ ngoài 50 sức lực còn khỏe và mau mắn, một tay quăng tờ báo vào nhà khách một tay thò vào bị ny-long nắm một tờ báo khác chuẩn bị xoay tua. Ông ta nghe hỏi thì gật đầu, trả lời, nhưng không nhìn lại người đàm thoại, có vẻ sợ mất thì giờ.
-Tướng anh ngon cơm như vậy thì kiếm việc gì sang trọng mà làm. Chớ cái nghề bỏ báo hèn mạt như vậy anh xin làm làm gì"


Bị từ chối Nên vẻ buồn trên nét mặt trôi qua lời nói:
-Anh nói tôi sang tôi thêm mắc cở. Sang mà sáng ăn mì gói chiều ăn ...gói mì!
-Nói là nói vậy chớ tôi cũng muốn giúp anh. Đám mình qua đây đều nghèo đều khó khăn. Hát ô phải không" Tôi hát ô 7. Đổi đời rồi anh ơi! Qua Mỹ thiếu tá, trung tá đi rửa cầu tiêu. Phải biết mình biết ta. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa trường Sĩ quan Thủ Đức dạy, nhớ lời dạy nầy để mà sống khỏe. Thôi thì... người đi trước giúp người đi sau, tôi hứa sẽ giúp anh.
Vừa nói anh bạn vừa đẫy chiếc xe đạp tiến về phía trước. Nên lúp xúp theo sau bén gót.
Mót chút ít thì giờ anh bạn nhìn Nên, thương cảm tình đồng hương:
-Tưởng nghề gì khó chớ cái nghề bỏ báo người ta chán người ta chê anh muốn xin thì chờ tôi bỏ hết rao báo nầy tôi lấy xe chở anh ra quán cà phê hát ô chơi một ly cà phê đá, môt điếu 3 số 5 cho đời lên hương rồi sẳún đó tụi mình tấp qua tòa báo, tôi giới thiệu con ma-na-giờ xin cho anh việc làm luôn. Mà anh có xe không"
Nên mừng quýnh xoa hai tay vào nhau, cám ơn rối rít:
-Dạ có! Dạ có! Cám ơn huynh trưởng! Cám ơn huynh trưởng giúp tôi. Tôi đi liền. Tôi đi liền.
-Anh xin đi làm nhiệt tình như vậy là tốt lắm. Nhưng coi kìa! Cha phải thay quần áo rồi mới đi chớ mặc quần đùi xin việc ai mà cho cha làm.
Nên nhìn lại mình rồi nhìn người bạn tốt bụng cười chữa thẹn:
-Huynh trưởng thông cảm. Có việc làm tôi mừng quá mà quêân rằng tôi đang mặc quần xà-lỏn đi ngoài đường. May mà có huynh trưởng nhắc chớ không tôi gặp bố-lít chắc chắn là ăn tít-kết.
*
Chở một xe đầy báo Mercury tất cả 600 tờ. Chiếc xe Toyota 4 máy, đời 82 già cúp thùng thiết, 4 bánh xe cũ hết chỉ gân bị báo đè nhẹp lún hơn nửa bánh. Xe ho xuyển, người lái thì ho lao.
Tới vùng hoạt đông, đậäu xe dưỡng quân, hốt báo bỏ vô bị ny-lông giục quãi trên vai ông già chiến sĩ 50 tuổi ốm lòi xương với da, nhất là vào mùa hè nóng bức, ông già đi bộ mệt thở không ra hơi, nhưng vì "yêu tiền" Nên hai tay làm việc như cái máy, tay quăng tay bốc, xấp báo nầy "đi" cho xấp kia "ra đời".
Lảnh tấm check đầu tiên trong nghề bỏ báo ngày, Nên nhìn nét chữ ghi số tiền 1100 đô trên tấm check, trông đơn giản, mà tên người nhận Nguyễn Văn Nên cảm thấy phức tạp vô cùng. Tiền lương kiếm được qua nghề bỏ báo ở xứ Mỹâ bao gồm sự thức khuya dậy sớm, nhận báo, xếp báo, bỏ báo; chạy xe, sửa xe. Bị khách hàng “còm len”. Bị chủ warning. Bị cảnh sát cho ticket. Trời mưa, trời nắng, đau đầu, nhức vai, ho xuyển; đói, khát tất cả nhọc nhằn đó kết tụ trong tấm check 1100 đô.
Cuối năm cầm forrm 1099 MISC đi khai thuế hy vọng refund có chút ít tiền dư gửi về Việt Nam cho vợ chồng thằng Hai, thằng Tư, con Năm, con Út có tiền mua gạo, củi nuôi bầy con. Lúc đi hy vọng bao nhiêu khi ởû văn phòng khai thuế bước ra Nên thất vọng bấy nhiêu, người khai thuế dặn ký tên và viết check trả sở thuế liên bang 1450 đô và tiểu bang 76 đô, đừng để trễ bị phạt . Ông già bỏ báo tính nhẩm tài chánh chỉ còn 420 đô tìm đâu ra chi khoản đóng thuế IRS trước 15 tháng 4" Nên cầm tờ giấy khai thuế trong lòng nặng trỉu tâm sự:
"Rớt tú tài anh đi trung sĩ,"
"Em ở nhà lấy Mỹ sinh con,"
"May kia giặc hết anh còn"
"Về nhà anh có Mỹ con anh bồng."
*
Người Việt mình qua trước làm nghề nail đều khá giả. Nên nối gót học làm manicure, biết đâu hậu sanh khả uý.
Bước chân vào nghề được tổ đãi, một cô khách Mỹ "request" muốn Nên làm một bộ complet về manicure và pedecure. Cắt, bo, dũa, sơn xong Nên ứng dụng bài học ở trường là massage tay chân cho khách step cuối cùng để khách được cảm giác thoải mái ra về "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi". Nên khéo léo dùng mu bàn tay xoa vòng chữ O trên hai bắp chân no tròn như hai trái bắp non. Cô Mỹ không biết có phê thật hay không mà nó ngã người ra ghế dựa rên ư ứ. Trong tiệm các cô đồng nghiệp nghe con Mỹ feeling good họ đều che miệng cười khúc khích. Mặc ai cười thì cười. Nên biểu diễn hai bàn tay phù thủy làm cô
Mỹ không chịu nỗi cường độ cảm khoái càng lúc càng tăng, đổi tiếng rên qua nức nở rồi ngả ngửa cười khoái trá. Cô Mỹ ra về dúi vào túi Nên 30 đô tiền tip.
Nên mừng thiếu điều muốn ôm cô gái vào lòng để tỏ lòng tri ân, nhưng "ông" kịp dừng lại đổi qua đối tượng để biết ơn:
-Con cám ơn Thương Đế ban cho con ân huệ.
Chiều đóng cửa tiệm, bà chủ tiệm Nail đưa Nên ra cửa, nói nhỏ:
-Từ nay anh là kép chánh của tiệm tôi rồi đó.
Nên rất thắc mắc bà chủ dùng chử "kép" với "chàng" với nghĩa đen hay nghĩa bóng.
Sanh nghề tử nghiệp. Lần đầu tiên trong đời Nên làm pedecure cho một bà già Mỹ. Nên muốn nôn mửa vì không chịu nổi mùi hôi chân xông ra từ các kẽ chân đen và mốc thít bó kín môt nơi âm u trong hai chiếc vớ ủ lâu mồ hôi ra vữa với đất gào thành nhớt huềnh huệch. Hai bàn chân to tướng như chân voi. Kềm bấm da không cắt đứt, Nên phải cần hai bàn tay vận sức bấm mạnh một nốt nhạc "cóc" vang lên chua chát. Bỗng nhiên bà khách Mỹ nhảy tung bỏ ghế la hoãng "My God". Một chân bà ta co lên nhảy cò cò từ trước ra sau, từ sau ra trước. Mỹ già hay lú lẫn và điên khùng, nhưng bà già nầy bị đau vì mũi kềm bấm xứt
da, bà ta đi tới đâu máu lún phún tới đó. Bà chủ tiệm, các cô làm nail chạy tới, người ôm, người xin lỗi bà già Mỹ "sorry, sorry" lia lịa.
Bà chủ hốt hoảng hơn ai hết:
-Anh kia! Sao không lại xin lỗi bà Mỹ. Bả mà sue thì anh chỉ có chết. "Chời ơi, chời! Làm ăn thế nầy tiệm tôi có nước đóng cửa thì lấy tiền đâu nuôi chồng nuôi con, nè "chời"!
Nên đứng yên một chỗ trầm lặng nhìn cảnh tượng hổn độn diễn ra, hậu quả bi đát sẽ đến với chàng trong lẽ tất nhiên của đời sống nước Mỹ. Người Mỹ có máu huyết kiện cáo. Nghề "quan tòa" ở xứ nầy rất đa đoan. Chạy xe bị phạt cũng ra tòa xử. Xịt nước tưới bông bên nhà mình để tia nước phún qua nhà Mỹ, nó không ưa cũng đưa mình ra tòa. Đi xe cán con chó chạy rông ngoài đường, cũng bị hầu tòa.
Người Mỹ chống kỳ thị nhưng ở đâu có người Á đông nhiều chúng liền bán nhà dọn đi nơi khác. Dân Mỹ sống nguyên tắc, độc lập có tánh cách đề cao cá nhân, bên ngoài có vẻ lịch sự nhưng thật ra họ rất lạnh nhạt và khô khan. Tất cả vì quyền lợi tối cao.
Sống ở Mỹ lâu, có kinh nghiệm businees vậy mà bà chủ tiệm nail không nắm vững nguyên tắc đời sống nươc Mỹ, tánh tình người Mỹ, nên mới tất tả van nài, cầu xin. Xin lỗi hay không xin lỗi, Nên cũng phải ra tòa vì chắc chắn đây là cơ hội cho bà Mỹ kiện tiệm Nail, đục tiền insuarance.
Nên lở tay trong nghề nghiệp nhưng là con thiêu thân rớt vào quỹ đạo của hệ thống business xứ Mỹ, chi phối bởi một công thức về nhân công:
$0=Nhân công
Nhân công=Thuế vụ+-Bảo hiểm+Luật sư.
Cuối cùng cuộc đời đi làm công ở xứ Mỹ có số phận "tay không hoàn tay không". Xứ mình có câu "Của điền thổ trả về cho điền thổ", đề cập tới tiền, ý nghĩa same same.
Nhung Thái Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến