Hôm nay,  

Đường 40th / I-15, Khúc Xương Khó Nuốt

30/03/200200:00:00(Xem: 150189)
Người viết: Trần Đức Hợp
Bài tham dự số: 2-500-vb70323
Tác giả Trần Đức Hợp hiện cư trú tại San Diego. Nghề nghiệp: kỹ sư công chánh, làm việc cho chính phủ Tiểu Bang California, Department of Transportation, District II, San Diego. Ông là kỹ sư coi công trường xây cất xa lộ đường 40/1-15 tại San Diego và đây là câu chuyện về “khúc xương” của ông và ê kíp.

Cuối những năm 1960, anh Phạm Gia Vinh, một du học sinh từ Việt Nam qua San Diego để học ngành Công Chánh. Anh hiện đang làm Senior Engineer cho Caltrans, khu 12 ở Little Saigon, Nam California.
Anh đã kể những năm tháng vừa đi học vừa đứng bán ice-cream để kiếm thêm tiền học, vì gia đình anh không thuộc "COCC" -con ông cháu cha.
Bà chị lớn đã kiếm ngay cho anh công ăn việc làm sau đúng một tuần lễ đặt chân lên nước Mỹ. Anh đã bị một viên chức INS hỏi khi mua kem, làm anh lo sợ lạnh tóc gáy, vì sợ bị trục xuất về nước. Nhưng ông ấy lại cho anh 5 dollars, thay cho cây kem 15 cents. Trong campus những vụ phản chiến, thoát y trần truồng chạy xảy ra nhan nhản nổi tiếng khắp thế giới. Riêng con đường 40th Street, là nơi anh sống và hằng ngày đi học đã mang cho anh thật nhiều kỷ niệm đẹp đáng nhớ. Cho đến nay đã hơn ba mươi năm qua anh vẫn nhớ vanh vách từng góc phố, từng hiệu buôn và ngay cả từng gốc cây mà anh đã đi qua khi đến trường.
Đây cũng là một sự trùng hợp vì ngày nay con đường 40th Street này đã không còn nằm trong bản đồ San Diego nữa. Những ký ức, kỷ niệm của anh thật đẹp, tuy con đường mà anh đã đi qua thật không đẹp chút nào. Biết bao thăng trầm của cuộc đời và những kêu gào, vận động của nhiều vị tai to mặt lớn như những vị Thị Trưởng San Diego, những vị dân cư địa phương kêu gọi để xây dựng lại khu vực này đang là nơi của nhiều tội ác và đổ nát xâm chiếm.
Ôi chuyện dài "nhân dân tự vệ" ở đường 40th Street này được đăng hằng ngày trong tờ nhật báo San Diego Union Trium đã làm chính phủ tiểu bang và cơ quan Công Chánh Caltrans Khu 11 San Diego lo lắng không ít.
Lý do là tiền đâu để xây, vì fund của chính phủ liên bang đâu phải lúc nào cũng sẵn có, và việc xây lại như thế nào thì "nhất cử và bốn năm cái bất tiện…"
Số tôi luôn luôn gặp phải những cái khó khăn, rắc rối của cuộc đời.
Đang làm ngon lành, "enjoy" cảnh trời, trăng, mây, nước hằng ngày giữa cầu Colorado thì đùng một cái xếp lớn báo tin là tôi sẽ qua lãnh công tác làm đường 40th street. Con đường này nay đã trở thành Freeway 15, là khúc xương tận cùng phía Nam của xa lộ I-15 dài 1,450 miles nối liền từ Mexico qua tận xứ Canada ở phía Bắc.
Đây cũng là nơi nhiều vị anh hùng đã thử lửa và sau đó nhiều vị đã âm thầm cuốn gói, bỏ xứ ra đi không một lời từ giã, tùy những nhân viên làm cho Caltrans lẫn những vị giám đốc của nhà thầu.
Những ai lúc đầu cứ tưởng bở, nói năng rất kêu và ngon ăn (vì chỉ nói, mà chưa làm) nên đã lãnh những cái búa tạ tày xồi vô đầu, choáng váng mặt mày, khi đó mới thấy đâu là sự thật phũ phàng nên đã "quit job", dzông lẹ, để lại cho người tới sau thừa hưởng những gia tài đồ sộ nhưng đầy lỗi lầm và khó khăn, phải sửa chữa lại nhiều lần trong "bóng đêm", vì
nào ai biết những cái đó chôn sâu dưới lòng đất ở nơi đâu" Tự bao giờ" Nó hình dáng ra sao" Và tiếp nối như thế nào"
So sánh về âm nhạc và nghệ thuật, việc xây đường 40th Street giống như đang điều khiển một ban nhạc Đại Hòa Tấu, nhưng bản nhạc này lại kéo dài hằng ngày và liên tục trong 5 năm trời. Chỉ một đơn vị nhỏ đánh nhịp sai, hay lạc điệu thì cả ban nhạc bị ảnh hưởng trầm trọng. Vị manager của CA. Ramussen đã tâm sự: "Công trình này có quá nhiều chi tiết nhỏ đan chéo vào nhau, mà phải phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau cho đồng bộ. Và sau kỳ này là công ty sẽ mất tên ở San Diego và khai Bankrupcy tới chapter 11.”


Ai cũng tưởng cứ trúng thầu là giàu to, nhưng coi vậy mà không phải vậy, kỳ này họ trúng phải cái búa tạ… Anh em chúng tôi thì từng giây, từng phút kè sát nhà thầu, vừa hợp tác, vừa giúp đỡ và buộc nhà thầu phải làm xong và làm đúng những gì đã ký kết trong hợp đồng và không được bỏ chạy để "bỏ của thay người". Họ cũng biết là đang cưỡi trên lưng cọp, nên đã vùng vẫy dữ dội, đòi hỏi, hoạnh họe đủ điều, và đã làm khổ chúng tôi không ít, mục đích làm sao kiếm thêm tiền để bù trừ những lỗ lã khi họ "bid" job giá rẻ, qua những thay đổi hợp đồng (gọi là Contract Change Order, viết tắt là CCO).
Đây là một công trình có nhiều "CCO' nhất San Diego (khoảng 250 cái), có những CCO trị giá nhiều triệu dollars, lẫn những CCO phải trả hằng ngày và liên tục trong 5 năm liên tiếp. Nhiều anh chị em kỹ sư trong Design cứ tưởng project khoảng vài triệu dollars là lớn, ra ngoài thực tế mới biết là bé cái lầm.
Thực tế cho thấy những quyết định quan trọng và tối hậu là ở ngoài công trường xây cất vì những thay đổi bất ngờ phải quyết định nhanh và chính xác, kịp thời và đúng vì một khi máy móc đã vận chuyển nếu đã chạy qua thì khó có thời cơ quay lại chốn cũ, mọi sự vật chung quanh đã thay đổi hằng triệu "cubic foot" đất đá đã lấp kín và bê tông cốt sắt đã đổ đóng cứng.
Muốn sửa lại là phải đào xới lên và đập phá hết "concrete" và làm lại từ đầu là nhà thầu "Ha-Lê-Lu-Da", mặt mày méo xẹo, vừa khóc vừa cười… gượng.
Cứ nhìn vào mặt những vị Quản đốc Công Trường và chủ nhân nhà thầu là quý vị sẽ chỉ lỗ vốn, và lỗ vốn, vừa mất thêm nhiều thì giờ, vừa nhức đầu mà còn bị phạt "penalty", nếu trễ cứ 1 ngày là bị phạt $5,000 dollars nữa.
Công trình xây dựng đường 40th Street này đang trong giai đoạn hoàn tất là kết quả của những người công nhân cần cù, nhẫn nại, không quản mưa nắng, cực khổ, bụi bặm, khó khăn, nguy hiểm để vượt qua và hoàn thành khúc xương khó nuốt này. Đây cũng là một hãnh diện cho toàn thể người dân ở vùng East San Diego này. Đã nhiều lần những Tân Giám đốc Caltrans đến thăm viếng và chia sẻ những khó khăn với anh em chúng tôi, thấy chúng tôi đơn giản và hòa đồng không giống như những ngài chính khách áo mão cân đai đi trình làng trước những hào quang, như những ngọn pháo bông rực rỡ, nhưng lại sớm tắt để màn đêm tỏa xuống đôi vai những người công nhân làm đường đã đem mồ hôi và tâm trí để biến đồi núi hoang vu thành xa lộ lớn, tối tân nhất San Diego.
Một điểm nổi bật là xa lộ này có một đoạn dường hầm dài 1,000 feet, nhưng trên đường hầm này là một công viên xanh vì city San Diego không muốn xa lộ chia cắt khu này thành hai mảnh. Đây là đường hầm đầu tiên và duy nhất của thành phố San Diego, nơi có phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ, con người sống hòa thuận, êm đềm để xứng đáng là một thành phố du lịch đẹp nhất nước Hoa Kỳ giàu mạnh ngày nay.
Lời cuối:
Đường 40th Street này, nay đã trở thành xa lộ Liên bang I-15 với nhiều thay đổi xung quanh.
Các công viên cây xanh, các plaza đang được xây dựng nổi tiếng xung quanh. Và thành phố San Diego đã có dự án mở rộng, phá bỏ những căn nhà cũ kỹ và đổ nát để biến thành những thương xá shopping, một thư viện mới cũng đã được hình thành và đây là nơi hằng năm Tết đến, người Việt Nam đã tổ chức một Hội Chợ Tết nho nhỏ tại đây, chỉ cách con đường 40th Street này vài khu phố.
Vật đổi sao dời, nơi đây chỉ còn lại những kỷ niệm đẹp với lòng người có những tâm hồn cao thượng mà thôi. Anh Phạm Gia Vinh vẫn là người bạn tốt, một người anh đáng mến và đã tạo nhiều cảm xúc cho bài viết này.
San Diego, Jan, 2001
Trần Đức Hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến