Hôm nay,  

Cô Gái Mỹ Gốc Mường

26/03/200200:00:00(Xem: 194851)
Người viết: Phan Đức Minh
Bài tham dự số: 2-495-vb80317

Tác giả Phan Đức Minh, 71 tuổi, cựu Thẩm Phán quốc gia, Thiếu Tá ngành Quân Pháp VNCH. Sau 1975, đi tù trên 12 năm.- Định cư tại Mỹ năm 1992. Hội Viên Hội các nhà Thơ quốc tế năm 1997 sau 3 năm liền đoạt những giải Thi Ca xuất sắc (Outstanding Poetry Prizes) cuả các Hội nhà Thơ cuả Mỹ và Quốc Tế.

Mới đây, các báo Mỹ cũng như báo Việt và hệ thống Internet đều loan tin: Một cô gái Mỹ gốc Mường thuộc vùng cao nguyên núi rừng giưã Lào và Việt Nam đã trở thành Thượng Nghị Sĩ cuả Tiểu Bang Minnesota, Hoa Kỳ. Đó là Cô Mee Moua.

Cô Moua sinh ra tại vùng biên giới Lào-Việt, theo gia đình và làn sóng tị nạn cộng sản , tới được trại tị nạn tại Thái Lan rồi sau đó được đi định cư tại Tiểu Bang Wisconsin, Hoa Kỳ vào năm 1978.

Sau khi tốt nghiệp bậc Trung Học, Cô chọn trường Đại Học Brown University để học tiếp lên trên. Cha Mẹ cô thuộc thế hệ cũ trước kia, lại ở vùng cao nguyên khô cằn sỏi đá, với núi, với rừng thì làm sao mà có điều kiện học hành cho nên Ông Bà rất mừng là con gái mình có cơ hội theo đuổi học vấn tới nơi tới chốn như ý nguyện. Có điều Ông Bà lo ngại là con mình, con gái tại sao lại đi chọn cái trường ở mãi tận miền Đông nước Mỹ xa xôi như thế . Ông Bà hỏi thì cô cầm một tờ tạp chí có đăng hình cô Amy Carter, con gái cuả vị Tổng Thống thứ 39 cuả nước Mỹ, James Earl Carter và Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Smith, đưa cho Cha Mẹ coi và nói "Ba má coi này, con gái Tổng Thống Carter cũng học ở trường này đây."
Hiểu được hoài bão cuả con, Cha Mẹ cô bằng lòng cho cô đi học ở đó dù là xa xôi.

Sau những năm miệt mài học hỏi với ý chí tiến thân, cô gái gốc Mường ở vùng cao nguyên rừng núi Lào-Việt, đã lấy được văn bằng Luật Sư. Cô Moua bắt đầu làm việc với các Nghị Sĩ và Dân Biểu cuả Tiểu Bang Minnesota. Lúc cơ hội đến, Cô vận động dân chúng thành phố St. Paul dồn phiếu cho Cô, khi cô tuyên bố ra tranh cử chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.

Trong kỳ tranh cử sơ bộ Đảng Dân Chủ, cộng đồng người Mỹ gốc Mường ở đây đã vận động quyên góp tiền bạc cho Cô có phương tiện vận động tranh cử và hàng trăm người Mỹ gốc Mường đã tự nguyện đứng ra vận động cũng như giúp đỡ cho cử tri gốc Mường đi bầu phiếu thật đông đảo. Hàng ngàn người Mỹ gốc Mường đã biểu tình ủng hộ Cô Moua.

Cô Moua đã thắng ở vòng tranh cử sơ bộ cuả Đảng Dân Chủ và sau đó thắng cử trong cuộc đua giành chức vụ Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Minnesota.

*

Đọc tin này,
tự nhiên tôi liên tưởng đến những tháng ngày đã đi vào dĩ vãng:

Những năm kháng chiến chống Pháp, đi khắp các miền rừng núi Bắc Việt cũng như Miền Trung, rồi thời gian hơn 12 năm đi tù cải tạo ở nhiều nơi trên các vùng rừng núi âm u, hiểm hóc, tôi đã thấy tận mắt đời sống cuả những người Mường cùng các sắc dân thiểu số mà chính quyền cộng sản Hà Nội thường kêu là "dân tộc ít người". Những người đang sống ở Mỹ và chưa bao giờ được thấy cuộc sống cuả những người miền núi, thuộc các sắc dân nói trên, chắc chắn không bao giờ có thề hình dung được cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng cuả họ.

Đại văn -thi hào kiêm kịch- tác- gia Victor Hugo cuả Pháp thế kỷ 19
(1802-1885) tác giả tác phẩm lừng danh Les Misérables (những kẻ khốn cùng). Xem ra,
so với sự khốn cùng cuả những sắc dân miền núi Lào-Việt dưới kìm kẹp cuả chế độ cộng sản độc tài, tham ô nhũng lạm thì cái khốn cùng kiểu Tây cuả Jean Valjean cũng không đáng… kí lô nào.

Cuộc sống của dân thiểu số miền núi Lào Việt có thể tạm ghi nhận như sau:

- Về Nhà ơ, đó là những túp lều bằng tranh, bằng lá, phần trên cầu thang gỗ là cái sàn bằng tre, bằng nưá. Phần bên dưới thường là chỗ nuôi súc vật, vây kín lại, chắc chắn, kẻo không ban đêm, thú dữ kéo tới khiêng đi một con heo, con gà, con chó thì cuộc đời đã đói, đã khổ, lại càng đói khổ chết luôn. Muà nóng thì mùi hôi thối ở bên dưới nuôi súc vật xông lên, kinh khủng hết cách nói. Muà lạnh thì cái lạnh vùng núi buốt đến tận xương, mà chăn mền hầu như chẳng có. Đắp cái chiếu hay cái bao tải thì kín đầu hở chân, quần áo quá đơn sơ, thiếu thốn, họ chỉ trông vào chút hơi ấm từ bếp lưả cháy bập bùng suốt đêm, ngay trên góc sàn , dưới lót bằng một lớp tro để ngọn lưả khỏi đốt luôn cái sàn.

Đó! Nếu Cô gái Mường, Thượng Nghị Sĩ cuả một Tiểu Bang nước Mỹ mà không thoát đi khỏi nơi Quê Hương, Đất Nước cuả chính mình, dưới sự cai trị độc tài chuyên chế cuả cái gọi là "Vô sản chuyên chính - Proletarian Dictatorship " thì Cô chắc chắn sẽ chôn vùi cuộc đời ở ngôi nhà như thế cho đến lúc hai tay buông xuôi, nhắm mắt từ giã cuộc đời.

Về công việc: Nếu không thoát khỏi ngôi nhà sàn ọp ẹp, hôi hám cuả vùng rừng núi âm u, chắc lúc này cô Moua đang hạ cây đốn gỗ trộm, lén lút tránh những con mắt cú vọ cuả bọn kiểm lâm cộng sản, ban đêm đốt rừng, đốt rẫy ở những chốn hoang vu xa xôi nhất . Để làm gì " - Để có đất mà trồng luá rẫy muà đầu. Còn những muà sau thì đốt luôn cây luá đã hêùt bông, lấy thóc gạo mà ăn, để trồng sắn rồi sau nưã có thể trồng khoai, trồng bắp. Cô phải làm rẫy cách đó vì nếu Cô và gia đình chỉ trồng luá, trồng sắn, trồng khoai ở những chỗ gần nhà thì kể như Cô phải đóng thuế nông nghiệp, thuế sản xuất cho chính quyền cộng sản địa phương theo sự " định mức - quantity estimation" cắt cổ, mổ họng cuả bọn cầm quyền ác ôn, côn đồ. Nếu Cô có kêu van, xin giảm bớt thì chúng nó sẽ bắt Cô lên cơ quan "làm việc" bất kể ngày đêm, đến khi mệt nhoài, thở không ra, bỏ công ăn việc làm, chúng nó mới thôi. Có khi chúng nó còn hù dọa đủ cách để Cô phải chấp nhận cho chúng nó "kiếm chút cháo" ngay trên thân xác cuả Cô năm lần bẩy lượtâ, may ra chúng nó mới bớt cho Cô vài ba kí luá đem về mà ăn, nuôi cái, nuôi con.

- Cũng có khi Cô gái Mường đó, thay vì làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang cuả một quốc gia hùng cường nhất hoàn vũ ngày nay, đang cong người, đeo đưá con trên lưng, phơi nắng cuốc đất hay cầm cái gậy vót nhọn đầu, thọc lỗ dưới đất tiả luá, trồng sắn, trồng khoai trên rẫy, càng lên càng dốc, khổ cả mẹ lẫn con vì Mẹ lao động đổ mồ hôi, sôi nước mắt, kiếm miếng ăn thì con đeo trên lưng kể như cũng lao động luôn.

Cũng có khi cô gái Mường đó đang phải làm công tác "Lao động xã hội chủ nghiã"
là thứ lao động kiểu " Aên khoai nhà, vác tù và hàng tổng" tức là lâu lâu chính quyền địa phương kêu đi làm lao động xây dựng đất nước, khuân vác, gánh gồng, dãi nắng dầm mưa, nhưng không được trả tiền công.

*

Cô gái Mường Moua sinh ra ở chốn núi rừng biên giới Lào - Việt đã may mắn được đưa đến đất Mỹ, một đất nước có nhiều cơ hội giúp con người tiến thân.

Nhưng có cơ hội mà chỉ biết nằm chờ Thành Đạt tới thì không bao giờ có được. Đông Tây xưa nay đã công nhận điều đó: "Tự trợ giả Thiên trợ - God helps those who help themselves - Tự giúp mình, Trời sẽ giúp." Hay là tương tự như thế "Nếu muốn lên được chỗ cao nhất, hãy khởi sự từ chỗ thấp nhất - If you wish to reach the highest, begin at the lowest - Cyrus ".

Chính Cô gái Mường Moua đã cho chúng ta một bài học: rèn luyện, tạo cho mình có một ý chí tiến lên.

Nếu có môi trường, hoàn cảnh tốt đẹp, nhưng bản thân con người thiếu tinh thần, ý chí tiến thủ thì chắc chắn không thể nào có được Cô gái Mỹ gốc Mường bây giờ đã thành Thượng Nghị Sĩ cuả Tiểu Bang Minnesota.

San Diego, California

Phan
Đức Minh

Ý kiến bạn đọc
25/12/202218:47:09
Khách
https://www.hydroxychloroquinex.com/ hydroxychloroquine
12/12/202201:51:16
Khách
<a href="https://candipharm.com/
">https://candipharm.com/</a>
28/12/202100:31:10
Khách
cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a>
14/12/202109:44:59
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis alternative
06/12/202100:15:00
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis with dapoxetine overnight to</a> cheap cialis
19/11/202107:05:20
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a> cheap cialis
15/11/202118:04:50
Khách
cialis 20 mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a>
08/11/202119:44:59
Khách
cialis 20 mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">fastest delivery of cialis</a>
05/11/202112:52:34
Khách
cialis 20 mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis support 365</a>
02/11/202105:15:28
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tablets</a> cialis alternative
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến