Hôm nay,  

Con Ma Trong Nghĩa Trang Westminster

18/03/200200:00:00(Xem: 286713)
Người viết: Bồ Tùng Ma
Bài tham dự số: 2-489-vb20311
Ta’c giả tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Khi còn ở Việt Nam thường làm các bài thơ châm biếm chế độ một cách kín đáo đăng trên các báo, về sau bị cấm viết.
Đến đâu thì đến, đi đâu thì đi, nơi dừng chân cuối cùng vẫn là nghĩa địa.
Tôi nghĩ vậy và thấy nên chuẩn bị cho mình một chỗ an nghỉ thoải mái, dù thầy bói nói còn lâu tôi mới chết. Tôi muốn lo liệu việc này trước để rảnh trí làm những việc khác thú vị hơn.
Có người khuyên tôi nên về Việt Nam mà chết để gần cha mẹ, ông bà. Tôi nghe cũng có lý, nhưng lại sợ gặp lão trưởng trại cải tạo đã chết cách đây nửa năm. Tôi thấy nên chết trên đất Mỹ và nằm gần người đồng hương thì hay hơn.
Không phải tôi
phân biệt chủng tộc, chỉ vì tôi nói tiếng Anh dở quá đó thôi. Vậy nên
lần nào xuống quận Cam, nơi có đông người Việt, tôi cũng đến các nghĩa trang, mục đích tìm cho mình một chỗ "tái định cư" thích hợp. Mỗi lần như vậy tôi đều có cảm tưởûng như mình đi thuê nhà.
Một hôm tôi đến nghiã trang Westminster ở góc đường Beach và Bolsa.
Tôi đi tới đi lui trong này gần cả giờ mà vẫn chưa tìm được "nhà". Cái chỗ gần đường này thì vui thật đó, nhưng ồn ào quá!
Tôi vừa đi vừa lẩm bẩm. Chỗ kia cũng được, nhưng nhiều người bản xứ quá.
Chỗ gần gốc cây lớn thì có nhiều trẻ con, có cả mấy cậu choi choi, ở đây chắc bị quậy dữ lắm!
Cuối cùng, gần nhá nhem tối tôi mới tìm được một nơi lý tưởng, hàng xóm toàn là mấy ông bà Việt Nam sồn sồn, có cả mấy bà độc thân nữa mới thích chứ! Nhưng bỗng nhiên tôi cụt hứng, thầy bói nói mình 90 tuổi mới chết, khi đó e mấy bà này chê mình già quá.
Nhưng không lẽ chết bây giờ.
Nghĩ đến đây tôi vừa buồn cười vừa sợ, định quay gót ra về, nhưng bỗng thấy có bóng người lang thang ở một góc nghĩa trang phía xa.
Đó là một người đàn ông cao lớn có dáng đi như vừa mới ngủ dậy chưa tỉnh hẳn giấc. Hắn đi từ ngôi mộ này qua ngôi mộ khác, nhìn tới nhìn lui rồi lắc đầu.
Có lúc hắn nằm xuôi tay xuôi chân trên một ngôi mộ, ngửa mặt nhìn lên trời rồi lại lắc đầu có vẻ thất vọng. Hắn có vẻ như từ một ngôi mộ nào đó chui lên trần gian để làm gì đóù, nhưng khi trở về thì quên địa chỉ.
Tôi chỉ mong hắn chui xuống đất cho rồi. Nhưng kìa, hắn lấy trong túi áo ra một caiù gì dó như cái ống nhòm nhỏ, đưa lên mắt, xoay người chừng nừa vòng tròn, quan sát khắp nghĩa trang. Đến khi
hướng về phía tôi thì hắn dừng lại. Hắn dừng lại khá lâu làm tôi chột dạ. Tôi quay mặt đi nhưng vẫn liếc mắt xem hắn làm gì.
Bỗng hắn bỏ cái ống nhòm vào túi và tiến nhanh về phía tôi với một vẻ rất ma quái: một tay đong đưa, một tay bất động. Sợ quá, tôi đi gần như chạy ra phía cổng, vừa đi vừa ngoái đầu nhìn lui.
Người ấy càng lúc càng gần tôi, chứng tỏ hắn chạy hay bay chớ không phải đi như người bình thường. Hình như hắn cố ý muốn gặp tôi, nếu không nói là muốn chặn tôi lại. Khi hắn đến gần, tôi quay nhanh lại phía hắn và thủ thế. Đó là một người đàn ông cở 50 tuổi. Hắn nhìn tôi không chớp mắt, rồi cố đưa một tay về phía tôi như muốn bấu vai tôi.
Tôi hoảng quá thụt lùi lại.
Bỗng hắn kêu lên:
-Chú!
Tôi ngạc nhiên nhìn hắn kỹ hơn. Trông hắn quen quen. Đến khi nhớ ra hắn, tóc gáy tôi như muốn dựng ngược.
Tôi rùng mình than thầm: "Mình cứ tưởng qua đây thoát được hắn, không ngờ hắn đã đến đem mình đi theo ".
Hắn chính là Nguyễn May, cháu gọi tôi bằng chú họ, nói rõ hơn cha hắn và tôi là anh em chú bác ruột. Tôi biết hắn đã chết từ lâu vì chính tôi đã có lần sửa sang mộ phần của hắn và ăn đám giỗ hắn năm lần.
Số là sau khi được ra khỏi trại cải tạo, tôi bị quản chế ở nguyên quán cách xa thành phố hơn hai mươi ki-lô-mét. Nơi đây truớc 30-4 -1975 gọi là vùng mất an ninh. Cư dân ở đây hầu hết đều có họ hàng với tôi, nhưng ít ai muốn quan hệ với tôi.
Chẳng hạn như khi có đám cưới họ thường không mời tôi vì ngại giới thiệu một người đang bị quản chế như tôi với những người khác, phần đông là các cán bộ xã và huyện.
Nhưng khi có đám ma thì
họ không bao giờ quên tôi vì cần người khiêng quan tài.
Một hôm tôi được "mời" dự một đám ma, nghĩa là sau khi ăn uống một bửa no nê có thịt cá và có cả rượu, tôi cùng một số người khác khiêng quan tài vào nghĩa trang chôn cất. Hôm ấy sau khi hoàn tất công việc này, tôi tò mò đến xem những ngôi mả liệt sĩ kế bên và ngạc nhiên thấy trên một mộ bia có hình một người trông rất quen với mấy hàng chữ như sau: “Nguyễn May Sinh: 11 -11-1952 Hy sinh: 12- 7-1972.”
Tôi nhìn kỹ tấm hình, thấy nó được cắt ra từ hình chụp chung vì bên cạnh Nguyễn May còn có nửa khuôn mặt mờ mờ của một người khác. Tôi quan sát kỹ tấm hình và nhận ra ngay nửa khuôn mặt đó là của tôi. Tôi không thể nào lầm lẫn cái tai vểnh và khuôn mặt dài này là của người khác được. Đây chính là tấm hình tôi chụp chung với thằng May trước khi hắn đi theo phía bên kia.
Tôi rùng mình nhìn ngôi mộ và tưởng như mình cùng nằm trong đó với May.
Tôi lại nhìn hình May, thấy hắn như nói với tôi: "Cháu sẽ nhanh chóng đem chú đi theo mà!". Tôi thấy nổi da gà. Sẳn còn ít vôi và sơn, tôi lấy lòng May bằng cách sửa sang lại ngôi mộ của hắn. Tôi quét vôi lại những chỗ bị trầy trụa và sơn lại mấy hàng chữ dưới tấm hình. Tay tôi run run sơn lại hai chữ Nguyễn May mà có cảm tưởng như viết tên tôi.

Lúc ấy tôi mới từ trại cải tạo về, thần kinh rất yếu, nên sợ
bất cứ cái gì và bất cứ ai. Trước khi rời nghĩa trang, tôi không quên vái May một vái, cầu mong hắn đừng đem tôi đi theo sớm, nghĩa là xin hắn phù hộ tôi tai qua nạn khỏi trên bước đường vượt biển mà tôi dự trù sẽ thực hiện nay mai.
Vái xong tôi bỗng hối hận.
Hắn đã là người của "cách mạng", sao mình lại xin hắn phù hộ mình đi vượt biển, liệu hắn có... báo công an không. Nhưng sau đó tôi an tâm phần nào khi tìm ra được gia đình May và đến bàn thờ hắn rút lại đoạn sau của lời thỉnh cầu ngoài nghĩa trang, nghĩa là khấn rằng tôi không có ý định vượt biên nữa.
Tôi nhìn tấm hình của May trên bàn thờ cạnh cái bằng liệt sĩ có mấy chữ "Tổ Quốc Ghi Công". Vẫn là tấm hình có nửa khuôn mặt mờ mờ của tôi. Thấy tôi nhìn chăm chú quá, cha May tức anh con Bác tôi, cười nói:
-Thì trước sau gì chú cũng gặp hắn. Hình như chú hơn hắn chừng mười tuổi.
Nghe anh nói tôi lại sợ, nhưng thấy anh không có vẻ gì căm thù một thằng "ngụy" như tôi, nên tôi cười hỏi anh:
-Phải.
À, anh được lãnh tiền tử tuất của May chứ"
-Không được bao nhiêu, nhưng bù lại có những ưu tiên khác.
Nhân dịp này anh mời tôi tuần sau đến ăn đám giỗ May. Trong thời gian ở đây tôi đã ăn đám giỗ May tất cả năm lần. Mỗi lần như vậy tôi đều gặp đông đủ mọi người trong họ hàng, có cả mấy đứa em trai tôi, vợ tôi và mẹ tôi từ thành phố lên.
Đây là một dịp họp mặt tương đối tự do thoải mái, không sợ bị chụp mủ này nọ vì nơi họp mặt là nhà liệt sĩ. Những lần họp mặt này các em tôi và tôi hay ôn lại những kỷ niệm về May.
May có tên là May Cồ vì người hắn cao lớn. Hắn hơi gàn gàn, rất vui tánh, rất hiền và thích làm những việc "không giống ai" như
mặc áo quần nhàu nát, nhét sách vở vào túi quần khi đi học, nửa đêm ôm mùng mền ra ngoài lề đường nằm ngủ bị cảnh sát bắt... Hồi hắn chừng 16 tuổi, chúng tôi hay thách hắn làm những việc mất dạy như vỗ mông con gái và hắn làm ngay lập tức. Có lần chúng tôi xúm nhau cởi quần hắn ra, sơn cu hắn, hắn chỉ giận một lúc rồi cười.
Thế mà hắn lại thoát ly và trở thành liệt sĩ. Có lẽ hắn thoát ly vì thích làm những việc "không giống ai".
Vậy mà bây giờ, sau bao năm đã thành công dân Mỹ, ngay trong cái nghĩa trang Westminster trên đất Mỹ này, May lại hiện ra trước mặt tôi.
Hay là tôi đã chết nên gặp hắn" Biết đâu mấy bà sồn sồn độc thân vừa rồi thấy tôi vừa mắt nên "bắt" tôi.
Nhưng nếu hắn đã chết từ lâu thì sao lại già như vậy" Ma đâu có già.
Như để trả lời tôi, hắn nói:
-Cháu là thằng May đây, Nguyễn May. Bộ chú quên cháu rồi sao" Chú qua Mỹ hồi nào vậy"
Tôi cố gắng bình tỉnh hỏi:
-Nhưng mầy... chết rồi mà.
-Đúng! Cháu đã chết rồi. Như vậy là chú có thăm nghĩa trang liệt sĩ xã và thấy mả cháu. Nhưng ta nên tìm chỗ nào ngồi nói chuyện đi.
-Bộ mầy muốn rủ tao xuống mồ nói chuyện sao"
Hắn cười nói:
-Chú lúc nào cũng giỡn. Vui thiệt. Cháu định mời chú đi ăn. Chú thích dùng gì"
-Gì cũng được.
-Phở, OK"
La.. Thằng May mà biết nói OK. Vậy là không phải ma. Tôi gật đầu và cùng hắn ra chỗ đậu xe.
Tôi lái theo xe hắn đến một tiệm phở, vừa lái xe vừa suy nghĩ. Có phải hắn là May không"
Nghe nói ma không có bóng, nên lúc vào tiệm phở tôi cố ý nhìn xem hắn có bóng in trên nền nhà hay không, nhưng cái tiệm phở này gắn loại đèn gì mà ngay cả bóng của tôi cũng không có. Tôi hoảng quá, nhìn chân Nguyễn May xem có dính mặt đất không và thấy hắn vẫn đi như mọi người. Tôi đưa tay mời hắn ngồi, cố ý chạm vào người hắn, thấy hắn vẫn bình thường.
Như hiểu ý tôi, hắn vừa cười vừa vén tay áo trái lên: không có thịt da gì cả, trong đó chỉ là một khúc gổ nối với mấy cái móc để cầm nắm.
Hắn nói:
-Cả hai tay của cháu đều bị thương tại một trận đánh ở xã mình năm 1972. Tay phải đã lành hẳn, còn tay trái thì như chú thấy đó. Không có bác sĩ
Mỹ thì cháu đã chết rồi.
Hắn ngừng một lát rồi nói:
-Nếu nằm quân y viện quân đội nhân dân, có thể cháu không được gặp chú hôm nay, may mắn lắm cũng cụt cả hai tay.
- Mày nói mày không chết thì ai nằm trong mộ vậy"
-Mộ liệt sĩ đôi khi chỉ là "dấu hiệu" để kỷ niệm, không có gì trong mộ cả.
Tôi vẫn nghi ngờ nhìn hắn. Hắn cười nói:
-Vừa rồi cháu vào nghĩa trang để nghiên cứu xây dựng.
-Người ta nghiên cứu xâydựng nhà hộ sinh, truờng học. . .; còn mầy lại nghiên cứu xây dựng nghĩa trang. Bộ mày muốn người ta chết hết sao"
-Không phải cháu muốn làm thêm nghĩa trang đâu. Cháu muốn cải tiến lại nghĩa trang để trông nó ít buồn thảm hơn. Theo cháu, một nghĩa trang không cần phải lặng ngắt như tờ, mà phải... vui nhộn, để người thăm viếng cũng như người được thăm cảm thấy vui vẻ, không cách biệt nhau. Vừa rồi cháu thử nằm trên mộ nhìn lên, thấy buồn bã quá.
-Thôi, thôi, xin mầy dừng chuyện nghĩa trang lại. Mầy hãy trả lời cụ thể, mầy là người hay ma"
Hắn đưa cho tôi một tấm danh thiếp và cười nói:
-Cháu có tên, địa chỉ đàng hoàng ở trần gian mà.
Tôi chăm chú đọc tấm danh thiếp: Michael Nguyễn, . . .Contractor. . . Tôi cười nói:
-Mày đặt cái tên Mỹ thật là hay, đọc nghe gần giống như May Cồ.
Nhưng sao mày lại trở thành liệt sĩ"
- Cháu bị Mỹ bắt làm tù binh, sau đó trở thành hồi chánh viên, nhưng đơn vị cháu cứ báo cáo lên trên là cháu " can đảm không sợ chết và đã hy sinh", rồi thông báo về địa phương. Vì vậy cháu... "can đảm không sợ chết" vượt biên bằng đường bộ qua Mỹ.
Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến