Hôm nay,  

Người Chị Họ

06/03/200200:00:00(Xem: 231708)
Bài tham dự số: 2-480-vb50301

Tác giả đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị và cho biết
sẽ còn tiếp tục viết thêm nữa. Ông tên thật Lại thế Lãng, cư
trú và làm việc tại Vermont, vùng Đông Bắc nước Mỹ.


Chiều hôm đó, trước khi rời nhà để đi làm ca đêm, tôi mở
computer, vào internet và check mail.
Tôi thấy có mấy cái e-mail trong inbox, trong đó có một e-mail từ
Việt Báo với đầu đề: tìm người thân. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng
cũng bình tĩnh mở e-mail để đọc xem nội dung nói gì. Bức e-mail viết
như sau: "Có một chị tên là LTL gọi điện thoại đến Việt Báo để
hỏi tìm số phone và địa chỉ của ông, vì tình cờ chị ấy đọc trên
báo thấy tên ông và biết rằng ông là bà con họ hàng với chị
ấy. Số phone của chị ấy là (714) 612- xxxx. Vậy nếu đúng, ông có
thể liên lạc với chị LTL qua số phone trên".
Tôi in bức e-mail rồi cầm đi tìm vợ tôi lúc đó đang loay hoay nấu
nướng ở trong bếp. Tôi đưa bức email cho vợ tôi đọc trong lúc tôi
cố moi óc nhớ lại xem LTL là ai.
- Anh có biết chị ấy không" Vợ tôi hỏi.
- Không nhớ ra là ai nhưng chị ấy đã nói là có bà con thì chắc
phải đúng.
- Vậy thì anh cứ gọi nói chuyện với chị ấy thì biết ngay. Vợ tôi
hối thúc.
Tôi đi gọi điện thoại. Chuông điện thoại ở đầu dây bên kia reo.
Tôi hồi hộp chờ đợi. Ống nghe được nhấc lên.
- A-lô.
- Tôi là L . Xin vui lòng cho tôi nói chuyện với chị LTL.
- Tôi đây. Chú L phải không"
- Dạ... chị là ai vậy"
- Thì tôi là LTL. Chú biết tôi mà.
- Dạ... hình như ... không.
- Sao lại không" Chú phải biết tôi chứ.
- Em chỉ biết ba chị lớn còn những người con về sau của hai bác em
không biết.
- Thì tôi là người thứ ba trong ba người lớn nhất đây.
- Như vậy chị là chị V.
- Đúng rồi. V là cái tên cúng cơm của tôi. Xưa lắm rồi.
- Trời ơi! Chị đổi tên hồi nào em đâu có biết. Bây giờ thì em nhớ
ra chị rồi.
Hồi còn nhỏ nhà chị và nhà tôi ở cạnh nhau. Chúng tôi thân nhau
lắm. Có quả ổi, quả cam hay cái bánh, cái kẹo chị đều chia sẻ
với tôi. Còn tôi thì sẵn sàng giúp những việc gì chị cần tôi
giúp đỡ. Khi bác tôi gia nhập quân đội Pháp, gia đình chị rời
làng. Tôi nghe gia đình chị ở Hà Nội. Năm 1954 khi gia đình tôi lên
Hà Nội để di cư vào Nam thì gia đình chị đã đi vào Nam trước rồi.
Về sau bác tôi có nhà ở Ngã Bảy Sài gòn. Tôi có đến thăm hai
bác một vài lần nhưng không gặp chị. Chị có chồng hồi nào, chồng
chị làm gì, gia đình chị ra sao tôi cũng chẳng biết. Nhưng vợ tôi
lại có dịp gặp chị đôi ba lần và thường khen chị đẹp lắm. Đã mấy
chục năm không có liên lạc nay tình cờ chị đọc được bài viết của
tôi trên Việt Báo và qua Việt Báo tôi có được số phone của chị.
Nhờ đó mà tôi liên lạc được với chị và được nghe lại giọng nói
của chị. Tôi thật vui mừng.
- Chú có khỏe không"
- Dạ khỏe, cám ơn chị. Còn chị"
- Tôi cũng khỏe. Bây giờ chú làm gì"
- Em làm cho hãng IBM.
- Hãng đó benifit tốt lắm đó.
- Dạ. Nhưng tình trạng cũng bấp bênh, chẳng biết bị lay off lúc
nào.
- Thì mưa lúc nào mát mặt lúc đó.
- Anh chị ra sao"
- Chúng tôi ly dị rồi.
- Sao vậy"
- Thì chú cũng biết ... ở Mỹ mà.
Ở Mỹ chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có những chuyện không bình
thường ở những nơi khác nhưng lại rất bình thường ở Mỹ. Tôi đã
từng nghe rất nhiều chuyện chồng bỏ vợ, vợ bỏ chồng, con cái bỏ
nhà ra đi... Người ta luôn luôn lấy cớ ở Mỹ để bào chữa cho việc
làm của mình. Bởi vậy cho nên khi nghe chị nói "Ở Mỹ mà" thì tôi
chẳng còn thắc mắc, chẳng cần hỏi thêm. Tôi chuyển câu chuyện
sang hướng khác.
- Chị được tất cả mấy cháu"
- Bốn đứa.
Nhìn số vùng trong nhóm số phone của chị, tôi đoán được chị ở đâu.


- Chị ở Cali phải không" Các cháu có ở với chị không"
- Không. Mỗi đứa ở mỗi nơi. Tôi ở một mình.
- Sao chị không ở với một cháu nào cho vui"
- Đứa con gái út ở New York muốn tôi đến ở với nó nhưng tôi
không muốn.
- New York cách chỗ em khoảng 6 hay 7 tiếng lái xe.
- Chú ở đâu"
- Em ở Vơ- mon (Vermont).
- Vơ-mon là ở đâu"
- Tiểu bang này ở về phía Đông Bắc nước Mỹ.
- Thế nó ở bên cạnh tiểu bang nào"
- Phía Nam nó gần Massachuchette. Phía Bắc ở cạnh Main, Newhamshire và
Canada. Từ chỗ em chạy sang Montreal chỉ mất có hai tiếng đồng hồ.
- À Vẹc-mân (Vermont) . Tôi biết rồi. Ở đó lạnh lắm phải không"
- Dạ lạnh nhưng em quen rồi.
- Chú ở xa mà sao ... viết hay quá vậy"
- Dạ... cám ơn chị.
- Việt Báo cho chú số phone của tôi phải không"
- Dạ đúng vậy. Em vừa đọc xong e-mail của Việt Báo, có được số
phone của chị làø gọi cho chị.
Nghe chị nói ở một mình, sống đơn chiếc trong lúc cháu gái út lại
muốn sống bên mẹ, tôi đề nghị:
- Sao chị không lên ở với cháu út cho có mẹ con"
- Tôi đã ở xứ lạnh bao nhiêu năm rồi.
- Trước chị ở đâu"
- Tôi làm ăn ở Virginia.
Ngừng một chút, chị kể cho tôi nghe về thời kỳ "vàng son" của chị
ở Virginia. Chị nói chồng chị làm bác sĩ và ngoài phòng mạch, chị
còn có đến bốn cơ sở kinh doanh khác. Chị nói vì quá ỷ y và thiếu
cảnh giác nên chồng chị đã thuộc về người khác .
- Vậy là chị giàu lắm"
- Không, tôi chẳng còn gì. Bây giờ tôi là chuyên chính vô sản.
Chị lại kể cho tôi nghe tại sao bây giờ chị trở thành tay trắng.
- Em xin lỗi đã khơi lại chuyện buồn của chị.
- Không. Tôi không buồn. Tôi nghĩ trước kia Chúa cho mình, bây giờ
Chúa lấy lại là quyền của Chúa.
Điều làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên là khi nói về chuyện ... mất
chồng cũng như chuyện đã từng làm chủ mấy cơ sở kinh doanh để rồi
nay chỉ còn tay trắng mà chị vẫn nói tỉnh bơ không có chút gì là
cay đắng, không hờn oán hay trách móc ai cả.
- Em thích cách nói của chị.
- Có lẽ Chúa muốn tôi thay đổi cách sống. Chú biết không" Bao
nhiêu năm qua tôi mất niềm tin vào Chúa. Bây giờ tôi siêng năng
lắm, Chúa nhật nào tôi cũng đi nhà thờ.
- Em mừng cho chị. Em đồng ý với chị là ở đời nhiều khi những
chuyện làm mình không vừa ý lại dẫn đến kết cuộc tốt đẹp.
Đã mấy chục năm hai chị em mới được nói chuyện với nhau. Chúng
tôi lan man hết chuyện này sang chuyện khác. Từ chuyện ở Mỹ đến
chuyện bên Việt Nam. Từ chuyện gia đình đến chuyện họ hàng. Chị cho
tôi biết những tin tức mới nhất về bà con họ hàng mà chị biết.
Ngược lại tôi cũng bổ túc cho chị những chuyện mà chị không biết.
Chúng tôi nói khá nhiều chuyện.
- Hôm nay nói chuyện nhiều rồi. Chú cho tôi số phone để tiện liên
lạc sau.
- Dạ. Chị có giấy bút chưa"
- Tôi sẵn sàng.
- Số phone của em là (802) 860- xxxx . À chị có địa chỉ email không"
- Đã nói với chú bây giờ tôi là chuyên chính vô sản mà. Tôi
không có gì hết.
- Thế chị làm gì"
- Tôi chẳng làm gì cả. Hàng tháng các cháu góp tiền nuôi mẹ...
Mắt tôi cay sè, cổ họng như bị tắc nghẽn. Tôi thấy thật tội cho
chị. Tôi hình dung một người phụ nữ có nhan sắc, từng có một gia
đình hạnh phúc, lắm bạc nhiều tiền và chắc chắn là muốn gì có
nấy. Vậy mà nay phải chịu cảnh cô đơn, sống thui thủi một mình
trong một căn phòng trống trải. Tạm biệt chị rồi tôi vẫn còn
miên man suy nghĩ về cuộc đời thăng trầm của chị. Tôi vừa thấy
buồn cho chị lại vừa thấy mừng cho chị. Buồn cho chị vì chị gặp phải
cảnh trái ngang còn mừng cho chị vì thấy chị vẫn lạc quan và biết
chấp nhận thực tế. Cho dù một thực tế phũ phàng.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến