Tác giả Phạm Hồng Ân, cựu sĩ quan hải quân VNCH, cựu tù Cộng Sản, hiện cư trMẸ DẮT CON ĐI
Người viết: Nguyễn Hà
Bài tham dự số: 2-468-vb70208
Bà Nguyễn Hà tên thật Nguyễn Thị Minh Hà, 35 tuổi, cư trú tại Corona, California, hiện theo học ngành Human Service tại Cal State Fullerton, đồng thời làm việc cho Concept 7, Family Support and Treatment Center. đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ: chuyện về Mr Right, về anh Tư nghệ sĩ, anh Năm vượt dốc, hai bà má học thi quốc tịch... và bây giờ thêm chuyện một bà mẹ. Bài đăng hai kỳ.
"Bắt đầu lại đời ta, các con
Bắt đầu lại từ chỗ bôi xóa mẹ."
(Thơ Nhã Ca, 1965)
"Má ơi, có cơm chưa, con đói bụng quá trời rồi."õ
"Má ơi, giảng bài homework cho con đi."õ
"Má ơi, Kha ba-tô rủ con đi tour, má cho con đi hông" Má thấy tụi con nên đi tour nào""õ
"Má ơi, nhà của Kha ba-tô sắp có đám giỗ, con phải mua cái gì đem tới hả má""õ
"Má ơi..."õ
Sáng trưa chiều tối, lúc nào có hai chị em Mi, Ly ở nhà là hai tai Như lại đầy ắp những tiếng "má ơi"õ kèm theo đủ thứ đòi hỏi lớn nhỏ của hai con nhóc.
Thật ra, chỉ có con bé Ly là còn hơi hơi nhóc thôi, mặc dù tướng tá của nó cũng ra vẻ người lớn lắm rồi. Con nít xứ Mỹ mà, mười ba tuổi là đã cao chồng ngồng. Còn con nhỏ Mi thì đã già đầu rồi, hơn hai mươi lăm tuổi, còn nhỏ nhít gì nữa. Nhưng cả con lớn lẫn con nhóc đều réo má ơi má hỡi om sòm trời đất khi có bất cứ chuyện lớn chuyện nhỏ gì. Nhiều lúc mệt mỏi, Như cũng cằn nhằn chúng nó đôi chút. Nhưng thật ra, chị rất ghiền những tiếng kêu "má ơi"õ của hai đứa nhỏ, ghiền cái bộ điệu nhõng nhẽo dựa dẫm của chúng, và ghiền ánh mắt tin yêu lúc chúng nó nhìn chị.
Cứ gọi má đi mấy đứa, cứ gọi hoài hoài đi. Đã từ lâu lắm rồi, hai đứa là bảo vật quý giá và duy nhất của má.
*
Ngày.. . tháng... năm
Trời sinh ra tôi cũng không đến nỗi tệ về bề ngoài cũng như bề trong, sao đường tình duyên lại lận đận quá đỗi. Lúc không chờ đợi, không sẵn sàng thì "chàng"õ đến, còn bây giờ chờ mỏi mắt vẫn không thấy "chàng"õ đâu. Làm sao bây giờ" Không lẽ cứ lần lựa chờ hoài" Gần "băm"õ rồi còn gì, gần tới tuổi ê sắc rồi. Thần tình yêu ơi, sao phá tôi quá vậy"
Vào năm đầu học ở trường Dược, Như đã "chấm"õ được một chàng. Anh ấy học giỏi, tướng tá cao ráo dễ coi. Cuộc tình của hai người có vẻ hứa hẹn một kết thúc tốt đẹp thì Như đã phải cắt đứt nó ngay từ lúc bắt đầu. Biết được chuyện tình sinh viên của Như, ba có vẻ không vui.
“Ba không cấm cản chuyện bồ bịch, nhưng có bồ lúc đang đi học có nhiều chuyện bất tiện lắm con à. Chuyện học hành và chuyện yêu đương khó mà đi đôi với nhau lắm, được chuyện này thì phải thiệt chuyện kia. Ba biết tánh con mà, tình cảm ướt át lắm, con mà dính vào chuyện yêu đương thì thế nào cũng bỏ bê chuyện học hành. Với lại từ đây đến lúc ra trường còn tới bốn, năm năm nữa lận, đâu có gì bảo đảm là giữa chừng thằng kia và con sẽ không bỏ nhau. Lúc đó thế nào mày cũng khóc bù lu bù loa, vật mình vật mẩy, không học hành gì nổi nữa đâu. Ba nói vậy, con tự quyết định đi."õ
Ba mình nói đúng. Lỡ như giữa chừng mình và anh ta có gì trục trặc, rồi một trong hai người bỏ nhau thì sao" Lúc đó thì yêu cũng không xong mà học hành chắc cũng không nổi nữa, dở dang hết còn gì. Thôi, sẵn lúc này chưa có gì sâu đậm, ngâm câu "anh đi đường anh, em đường em"õ cho xong. Thần tình yêu đã bắn tên một lần rồi, chắc thế nào cũng bắn nữa mà.
Nhưng thần tình yêu rõ ràng là một chú bé thích nghịch ác. Hắn ta chỉ bắn tên vào lúc bất ngờ nhất, lúc người ta chưa kịp chuẩn bị gì cả, để cho thiên hạ trở tay không kịp. Còn lúc mình ngồi ngáp ruồi chờ đợi thì hắn lại ôm cây cung và bó tên mà biến đâu mất tiêu, mặc cho mình ngồi ngáp đến sái cả quai hàm.
Như đã ra trường, đã ở trong tư thế sẳn sàng, nhưng chờ hoài vẫn không gặp được một người yêu thứ thiệt nào cả. Toàn là thứ tốt mã rã đám, người thì chỉ thích ve vãn cho vui, kẻ thì lại lăm le mảnh bằng dược sĩ của Như. Đành phải áp dụng đến phương pháp cổ điển là nhờ mai mối thôi.
Như và mọi người trong nhà hồi hộp đợi ngày bà mai dẫn ông xã tương lai của Như đến ra mắt, hồi hộp và tò mò. Ngày hẹn đã tới. Chàng đây rồi. Trông chàng có vẻ rất hiền lành, với tướng đi hơi khòm và dáng người nhỏ thó. Lũ em của Như thậm thò thậm thụp, xì xầm, "Hình như ông đó sẽ là anh Lớn của tụi mình đó."õ "Chị Lớn chịu ổng chưa""õ "Hổng biết, nhưng nghe chị Lớn nói với má là nếu ổng hiền lành đàng hoàng thì chỉ sẽ chịu ổng."õ "Vậy là coi như chị Lớn chịu rồi, ông này ngó thấy hiền khô hà."õ "Thôi im đi, để nghe hai người nói chuyện kìa."õ
Chàng nói, "Chào em Như."õ Nàng nói, "Chào anh Tô."õ Chào hỏi xong, hai người ngồi im. Một hồi sau, hai người hỏi về sở thích của nhau. "Em thích đọc sách, nghe nhạc, ngắm cảnh thiên nhiên. Còn anh""õ "Anh..ơ.. anh cũng thích.. à... ơ... giống như em. Anh còn thích đọc báo và.. .ơ.. . à... uống cà phê đá nữa."õ
Như nghe như có tiếng cười rúc rích của mấy con nhỏ em nghịch ngợm. Lũ quỷ nhỏ, có gì mà cườI! Uống cà phê đá cũng là một sở thích của người ta chứ sao. Nói về sở thích xong là tới chuyện học hành, nghề nghiệp, nơi cư ngụ, nhân khẩu trong gia đình. Qua đến chuyện thời tiết thì Tô cũng đứng lên chào tạm biệt. Như nghĩ thầm, "Ảnh cũng biết người biết ta thiệt, tới đúng lúc mà về cũng đúng lúc."õ
Sau lần "khai báo lý lịch"õ, Tô tới nhà Như đều đều, như một ngườI công chức mẫu mực siêng năng. Có ngày thì hai người chở nhau đi uống nước, có khi thì ngồi nhà nói tiếp chuyện thời tiết còn dang dở. Như thích Tô chở chị ra ngoài chơi hơn, vì tránh được mấy cặp mắt tò mò và lổ tai ngóng chuyện thính ơi là thính của lũ em. Chị sợ nhất là Tô ngồi một hồi không biết nói gì, lại vọt ra mấy câu ơ à nữa thì mệt với lũ quỷ. Chỉ có cái vụ "uống cà phê đá"õ thôi mà tụi nó cũng đã đặt tên cho người ta rồi. MổI lần Tô tới, lũ quỷ nhỏ lại réo lên, "Chị Lớn ơi, anh ố-là-la-con-lạc-đà-cà-phê-đá tới kìa."õ
Con lạc đà thì mặc con lạc đà, cà phê đá thì cũng thây kệ cà phê đá, cuối cùng Như cũng đã nhận lời cầu hôn của Tô. Ba má không vui cũng không buồn. Lũ em không thích cũng không ghét ông anh rể tương lai. Còn Như, chị chưa từng yêu cũng chưa từng giận Tô. Vậy cũng được rồi, quan trọng nhất là ảnh sẽ là một ông chồng hiền lành, đứng đắn, biết an phận với vợ con. Đời con gái như vậy cũng yên ổn.
Ngày.. . tháng.. . năm
Đời sống vợ chồng của mình thật đúng là "đều đặn như đồng hồ*1."õ Sống chung với nhau gần một năm rồi mà đối với Tô mình cũng vẫn hát câu "bốn chưa"õ: chưa từng yêu chưa từng giận chưa từng hận chưa từng sầu. Phẳng lặng quá. Lũ em phá phách cũng đã ngưng kêu réo cái điệp khúc ố là la con lạc đà cà phê đá rồi. Chắc tụi nó đã chán cái điệp khúc đó mà lại chưa tìm ra được cái gì hay ho hơn, nên cũng im re luôn.
Ngày.. . tháng.. . năm
Mừng quá, sung sướng quá, đã có lời ca khác cộng vô điệp khúc "bốn chưa"õ rồi. Ầu ơ ví dầu, cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Ơ ầu ơ, khó đi mẹ dắt con đi.. . Ngủ ngon đi bé Mi, rồi má sẽ dắt con đi từ từ từ từ.. .
Bé Mi sanh vào cuối năm Dần. Vào thăm cháu, mấy đứa em nhiều chuyện của Như, tuy đã "có chức"õ, trở thành mấy bà dì của bé Mi, vẫn không hết tật nhiều chuyện. "Ấy cha cha, con bé này là cọp nguyên con đó nghe chị Lớn."õ
"Nhìn coi, mặt nó cũng “ngầu độ”õ lắm, không hổ danh là... cọp con."õ
"Ừa há, ngầu thiệt, lông mày nó xếch lên như lông mày mấy ông tướng, tay thì nắm chặt thành nắm đấm. Ui cha, nó còn dứ nắm đấm ra với em nữa. Nè, lớn lên đừng có ăn hiếp dì nghe con!"õ
Thiệt tình, mấy đứa dì lộn xộn. Như cười, "Tụi bay cứ chọc ghẹo má nó cho dữ đi, nó đang lẩm bẩm ỏngộ phải páo chùõ đó."õ Như ngắm lại thật kỹ gương mặt con, coi thử nó có giống "ông tướng"õ không. Ừ, mặt con bé cũng hơi "ngầu"õ một chút, nhưng bù lại con bé có khuôn mặt trái xoan và hai lúm đồng tiền sâu hoắm hai bên má. Con người ta cũng dễ thương lắm chứ bộ, há con gái của má, con cọp con của má.
Ngày.. . tháng.. . năm
Thật không ngờ, từ điệp khúc "bốn chưa"õ, bây giờ mình lại phải chuyển qua hát những điệp khúc đau khổ của người phụ nữ Việt Nam: nàng Tô Thị chờ chồng không biết đến bao giờ, nàng Thoại Khanh cõng mẹ chồng trên lưng muôn dặm tìm chồng. Bây giờ ở Sài Gòn, rất nhiều những người vợ khác cũng bị lâm cảnh như mình, nhưng cũng rất nhiều người được thằng nhỏ Thần Tình Yêu chắp cho đôi-cánh-tình-yêu. Có cánh tình yêu rồi thì vừa vượt đèo vượt suối, vừa chen lấn lặn ngụp trong mấy cái xe đò chật không còn chỗ nhúc nhích rồi tới mấy toa xe lửa hạng bét xô bồ xô bộn, chắc cũng đỡ khổ hơn nhiều. Thôi ráng lên, ảnh là chồng của mình, là ba của bé Mi.
Những năm đó, Như cũng không hiểu sao chị lại gồng mình gánh nổi hết mọi việc. Vừa nuôi con, vừa thăm nuôi chồng, vừa cáng đáng gần như hết mọi chuyện trong gia đình chồng.
Chị không những đi thăm nuôi chồng mà còn "bao sân"õ thăm luôn ông anh chồng và mấy ông chồng của mấy bà chị họ bên chồng đã kéo nhau đi nước ngoài hết trơn, bỏ mấy ông chồng chèo queo trong tù. Những lúc quá mệt mỏi, chị lại nhìn con cọp con của chị. Ừ, con cọp con yêu thương này của mình là con của ảnh, mình phải ráng lo cho ảnh, cho gia đình ảnh.
Đã vậy, sống trong cái "nhà tù lớn (**)"õ đó, kiếm tiền để lo lắng mọi chuyện đâu phải dễ. Như làm trong một xí nghiệp dược phẩm, mà tất cả những "dược phẩm"õ sản xuất ra chỉ có mấy loại thuốc "dân tộc"õ như xuyên tâm liên, thuốc nghệ, thuốc mật ong, thêm được vài thứ vitamin. Gia đình ba má chị cũng như gia đình nhỏ của chị đều cần thuốc, đều trông vào cái "chức"õ dược sĩ của chị. Như ráng xoay xở đem vài hũ vitamin C về nhà. Tụi nhỏ nói, "Chị Lớn làm dược sĩ mà hổng đem được về nhà thuốc gì hết trơn, bởi vậy mình phải ráng uống thiệt nhiều vitamin C vô để phòng bá bệnh."õ Trong xí nghiệp của chị, công nhân hay dược sĩ gì cũng lãnh lương chết đói. Như phải chạy vạy đủ cách, nhiều lúc phải chạy tuốt ra chợ trời đứng.
Tụi em nhóc cũng vẫn theo dõi sát tình hình "gia cảnh"õ của Như. Mấy viên vitamin C chua lè của chị hình như làm cho giọng nói nhiều chuyện của tụi nó cũng chua lè luôn. Mỗi lần có chút tiền rủng rỉnh, Như thường ghé nhà dẫn tụi nó đi ăn, thường là xuống chợ Bà Chiểu ăn canh bún. Gánh canh bún này vừa ngon vừa rẻ, nên đông lắm. Lúc chờ ăn cũng là lúc Như vừa phải nghe tụi nhỏ nói lung tung vừa bị hạch hỏi đến nơi đến chốn. Mắt không rời nồi canh bún bốc khói, mũi thì hít lấy hít để mùi mắm tôm, miệng tụi nó cũng vẫn làm việc liên tục.
"Chị Lớn lúc này tới đâu rồi" Vẫn làm vợ hiền dâu thảo hả""õ
"Tụi bay hỏi vậy là sao""õ
"Tức là chị vẫn đi thăm nuôi chồng đều đều, vẫn lo lắng đầy đủ mọi thứ cho gia đình chồng phải không""õ
"Thì đương nhiên rồi. Bổn phận của chị mà."õ
"Anh con-lạc-đà đem chị về mới được có một năm, chưa chở được chị tới đâu hết thì đã bị bỏ vô sa mạc không có đường ra. Chị Lớn làm bổn phận sô-lô hơn mười năm rồi đó, kinh dị thiệt. Tụi em vừa phục chị vừa thắc mắc không biết tại sao chị lại chịu đựng nổi. Tim thì chưa lủng lổ nào, chưa hề bị rướm chút xíu máu nào, vậy mà chị lại chịu để cho chân cẵng chảy máu rách bươm hết trơn vì phải lội qua hết trại tù này tới trại tù khác suốt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vô Nam. Gặp em, chắc em đã “thua đau’ lâu rồi."õ
"Tụi bay lại nói tầm bậy tầm bạ nữa rồi. “Thua đau” là sao chứ" Tại sao lại thua đau""õ
"Thì tại thiếu đủ loại hàng rào cản hết đó mà. Mà nè, chị vẫn còn coi được như vậy, hổng lẽ hổng có ông nào để ý""õ
"Cũng có mấy ông trong Hội Trí Thức, nhưng tao dẹp liền hà."õ
"Thấy chưa, chị hay thiệt mà. Nói thiệt đi, tại sao chị lại giữ được như vậy" Gặp em..."õ
"Thôi được rồi, khỏi quảng cáo ‘ûgặp em’ nữa! Tụi bay thiệt là đồ con nít, vợ chồng ở với nhau thì tự nhiên là có tình nghĩa, cần gì phải "chở"õ được tới đâu mới có. Nhất là chị còn con bé Mi nữa. Đối với chị, nó quan trọng hơn hết mấy cái vụ ‘thua đau’ của tụi bay. Hiểu chưa""õ
"Dạ, chị Lớn, em hiểu rồi. Chị muốn lúc nào con bé cọp con cũng nhìn chị bằng cặp mắt thương yêu hiền dịu, chứ không muốn chọc giận nó, làm cho nó nhướng cặp lông mày tướng lên, nắm tay thu chặt lại, nhìn chị và người nào đó bằng ánh mắt dữ dằn giận dữ phải không" Í, canh bún tới rồi! Thôi, em chuyển hệ đây, hổng nói chuyện của chị nữa đâu."õ
Mấy cái miệng lốp bốp chuyển hệ cái rụp.
Tụi nó tha cho Như, chuyển qua thanh toán tô canh bún cho tới cọng bún cuối cùng. Mấy đứa nhỏ này thiệt là hết chỗ.. . khen, vừa tham ăn vừa nhiều chuyện. Chị thấy tội nghiệp cho mấy ông em rể tương lai. Mà tụi nó nói cũng đúng, mình không bao giờ muốn con bé Mi nhìn mình bằng ánh mắt giận hờn. Con cọp con của mình cũng dữ thiệt, nếu chuyện "thua đau"õ xảy ra... Không, không bao giờ đâu cọp con ơi, mấy "bà dì"õ của con nói đúng, ánh mắt thương yêu của con quan trọng hơn tất cả.
Mười năm qua rồi, thôi ráng "sô-lô"õ thêm vài năm nữa.
Mười một năm, mười hai năm, rồi mười ba năm. Cuối cùng rồi con lạc đà của chị cũng thoát ra khỏi bãi sa mạc thênh thang.
Hình như ông trời nghe mấy đứa em của chị nói lốp bốp hoài chịu hổng thấu, nên ổng cho anh con-lạc-đà vừa ra khỏi sa mạc một vài năm là đã chở được mẹ con Như đến một ốc đảo xanh tươi. Hai vợ chồng Như, bé Mi và bé Ly, con bé út mót, được đến Mỹ theo diện HO.
Có đúng là anh con-lạc-đà đã chở Như đến được ốc đảo không, hay lại là một sa mạc khác"
Ngày.. . tháng.. .năm
Anh con-lạc-đà vậy mà đã thích nghi nhanh chóng vào cuộc sống mới. Anh không bị những tia hào quang xa xôi nhưng chói lòa của quá khứ làm lóa mắt, chùn chân, vì thật ra anh cũng không có một quá khứ vàng son đầy ánh sáng. Anh lao ngay vào những công việc chân tay không ngần ngại.
Còn mình" Mình cũng đã xắn tay áo lên rồi đó chứ. Làm babysitter, làm caregiver cho người già, bỏ báo qua nhiều giai đoạn như đi bộ-đi xe cũ mèm-đi xe hơi hơi mới, rồi làm teacher aide. Nhưng vẫn còn một cái gì đó vướng vướng, có lẽ tại mình vẫn chưa bắt lại được quá khứ.
Còn tụi nhỏ của mình thì đúng là đã gặp được mảnh đất màu mỡ rồi, tụi nó đã bén rễ đâm chồi, lớn lên, lớn lên...
Đặt phone xuống rồi mà tiếng nói chát chúa oai phong của bà bạn vẫn còn văng vẳng.
"Sao mày tệ quá vậy, phải ráng lấy lại cái bằng dược sĩ chứ. Bộ mày muốn đi làm cu li hay long tong suốt đời sao" Thấy tao hông, đã lấy lại bằng dược sĩ được rồi, bây giờ mua được tới hai căn nhà, rồi còn để dành được trong nhà băng cả triệu đô nữa. Mày phải ráng bắt chước tao mới được."õ
Bà bạn cứ thao thao bất tuyệt nêu gương sáng của bà ấy và một số người khác. Như cứ im lặng nghe. Có cái gì cứ dâng lên, dâng lên trong cổ.
Mấy đứa em thấy chị Lớn của tụi nó muốn khóc, nổi sùng, "Hơi đâu mà chị khóc! Cái bà đó nổ văng miểng đầy hết hà, em đứng đây mà còn lạc đạn, còn nghe giọng bả oang oang trong điện thoại. Bả giỏi thì kệ bả chứ, bả mà còn nổ rần trời kiểu này nữa thì chị nghỉ chơi bả ra cho rồi. Nhưng nói gì thì nói, chị cứ ráng hết sức đi."õ
Như cũng đã cố gắng hết sức rồi, đã qua được hết những kỳ thi chuyên môn nhưng chị lại bị kỳ thi TOEFL chặn ngang. Học bài thi chuyên môn thì đã có những course ôn thi, còn học English để thi TOEFL thì giống như là "đi biển một mình."õ Hình như lớn tuổi rồi, học cũng bị chậm lại, cố nhét mà nó vẫn không vô, còn vô rồi thì lại trơn lùi, lọt trở ra như chơi. Đã vậy, lúc học Như lại không được tập trung, cứ nghĩ tới hai đứa nhỏ, dù là học ở nhà hay ở thư viện cũng vậy.
Ngồi học ở thư viện với mấy người bạn, Như hay làm họ giật mình với những tiếng kêu "chết rồi"õ đầy lo âu của chị.
"Chết rồi, quên dặn con Mi, không biết nó có hâm đồ ăn lên cho con Ly ăn không nữa đây, hay lại để nguội ngắt rồi trợn mắt bắt em phải ăn."õ
"Chết rồi, bữa nay con Mi có final exam, chắc phải chạy về nấu cơm cho nó ăn để kịp giờ thi."õ
"Chết rồi, hồi nãy nấu cơm mà quên nấu canh, tụi nhỏ ăn khô khan tội nghiệp quá."õ
Mấy bà bạn của Như phát bực, gắt lên:
"Thôi đi Như ơi, mày về nhà lo cho hai đứa con gái cưng cho rồi. Chắc giờ này tụi nó cũng đang nhớ má, kêu má ơi má hỡi om sòm đó."õ
Mà mấy đứa con cưng cũng cần má, nhớ má thiệt. Như phải lo nấu nướng bồi bổ cho con Mi, con nhỏ đã nhỏ người rồi mà phải học cực quá, nó lại càng nhỏ xíu hơn. Mùa nào nó cũng lấy số lượng units tối đa cho mau ra trường, để "tới phiên con lo lại cho má."õ Mi học engineer, lại lấy hai majors cùng một lúc nên nó học bù đầu bù cổ.
Bà bạn nổ-văng-miểng biết Như vẫn còn ở nhà nấu cơm, chưa lấy được bằng dược sĩ, lại gọi phone nổ rổn rảng; "Mày phải bỏ hết ba cái vụ cơm nước lo lắng cho tụi nó đi, ráng tập trung học cho thành công như tao mới được. Mày mà cứ như vậy, tụi con mày nó sẽ không nể mày đâu, có chuyện gì tụi nó cũng không thèm hỏi tới. Mai mốt tụi nó thành công thì còn mệt nữa, tụi nó ghê gớm lắm. Ở xứ Mỹ này phải giỏi cỡ như tao thì con cái mới nể!"õ
Bà bạn này ngộ ghê, con cái thành công thì mừng chứ sao lại "mệt"õ. Không lẽ mình thất bại thì muốn cho nó cũng thất bại như mình. Mà đâu phải đứa con nào ở xứ Mỹ cũng "ghê gớm"õ đâu. Như muốn nói với bà bạn, "con tao không phải như vậy đâu,"õ nhưng rồi chị không nói gì, vẫn lặng im. Cần gì nói, mình biết không phải là được rồi. Mấy đứa con chị cũng vẫn kêu má ơi má hỡi rần rần. Gần đây, con bé Mi dắt một thằng nhỏ về nhà, giới thiệu và hỏi ý kiến chị. "Má ơi, má thấy Kha được không""õ
Chị chưa kịp trả lời thì mấy bà dì đã lên tiếng, "Được lắm, đưọc nhất là cái tướng ăn của nó đó. Làm một hơi ba tô canh bún. Ăn nhiều như vậy mới đúng là “member” của nhà mình chứ. Nè, đặt cho nó tên là Kha ba-tô nha."õ
Cũng lại là một cái tên trong họ ăn uống.
Còn con bé Ly, mặc dù đã nói tiếng Mỹ thạo hơn tiếng Việt rồi, vẫn bám lấy chị "má ơi"õ hoài. Có khi sau câu "má ơi"õ, nó xổ một tràng tiếng Mỹ. Để cho con bé "Mỹ-Việt đề huề"õ, chị đã cho nó đi học tiếng Việt từ lớp vỡ lòng. Bây giờ, tuy thỉnh thoảng nó vẫn nói "má ơi, cái ly nó té xuống đất kìa"õ, nhưng nó đã thuộc lòng được mấy câu trong "Quốc Văn Giáo Khoa Thư"õ. Nhiều đêm, mọi người có mặt đầy đủ, anh Tô ngồi coi phim bộ Tàu, Như đang tập xài computer, con Mi ôm phone nói chuyện với bạn trai, bé Ly hay hứng chí đọc mấy câu trong bài "Tối ở nhà"õ để tả cảnh buổi tối trong gia đình: "Cơm nước xong, trời vừa tối. .. Cha ngồi đọc nhật báo... Mẹ và chị, kim chỉ vá may."õ Nghe cũng hay hay, mặc dù bé Ly tả cảnh trật lất.
Ngày.. . tháng... năm
Ngày mai là ngày vui của con Mi, mà cũng là ngày vui của mình. Hình như chuyện gì mình không đạt được thì nó cũng đang hay là sẽ đạt đưọc. Thằng Kha ba-tô cao lớn dềnh dàng và tình yêu của hai đứa từ thời sinh viên cho đến lúc ra trường. Mảnh bằng kỹ sư mà nó sắp cầm trong tay. Bà bạn "nổ"õ của tôi ơi, mẹ không cầm được bằng dược sĩ thì nhìn con cầm bằng kỹ sư cũng vui và dĩ nhiên là khỏe vô cùng, không "mệt"õ chút nào.
Kha ba-tô và Mi được cầm lá cờ của phân khoa và đứng đầu hàng. Nhìn con bé Mi kìa, đứng bên cạnh anh chàng Kha ba-tô to lớn dềnh dàng, nanh vuốt cọp của nó biến đi đâu mất, không còn là cọp con nữa mà là một con mèo nhỏ dễ thương khép nép. Hai đứa cũng xứng đôi quá chứ, chàng thì to lớn hùng hổ, nàng thì nhỏ nhắn dịu dàng.
Như ngồi im ngắm hai đứa đứng trên kia và con bé đang ngồi cười toe toét dưới này, kế bên chị. Chị lâng lâng nghĩ tới tương lai.
Sau bữa ra trường này, thử nghĩ coi rồi đây tụi nó sẽ kêu "má ơi"õ để nói gì với mình nữa đây. Chắc là con nhỏ chị sẽ nói, "má ơi, con phải mặc đồ gì trong ngày đầu đi làm""õ hay là "má ơi, Kha ba-tô và con đã trải qua ‘bốn rồi’, yêu rồi, giận rồi, hận rồi, sầu cũng rồi luôn, bây giờ tụi con muốn hợp thức hóa mấy cái ‘rồi’ đó, được không má""õ
Rồi đến lượt con nhỏ em sẽ dẫn về nhà một thằng nhỏ cũng to lớn dềnh dàng không kém Kha ba-tô, và giới thiệu, "Má ơi, anh này là my boyfriend, tên là Steve"õ. Thế nào mấy bà dì có tâm hồn ăn uống cũng đặt cho thằng nhỏ một cái tên ngon ngon "Steve double-double hamburger."õ
Nguyễn Hà
12/2001
*1 thơ Nhã Ca
"đời sống lại đều đặn như đồng hồ
duỗi hết tay chân suốt ngày dục dã"õ
*2 Nhã Ca - Hồi ký một người mất ngày tháng
ú tại San Diego. Ông Ân đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết về chính công việc ông đang làm.
Khi hồi âm lá thư thằng bạn ở Mỹ Tho, tôi có cho nó biết về công việc kiếm sống của tôi ở Mỹ. Mô tả công việc như một thứ thủ công, vận hành bằng đôi tay hết 95%, tương tự nghề thủ công ở Việt Nam, cũng rất đắng cay và lắm đoạn trường. Thằng bạn giãy nẩy lên, nó không tin, vì nước Mỹ là nước đại công nghiệp, một cường quốc đứng đầu thế giới, làm gì có chuyện đó.
Thực tế, tôi đang làm chuyện đó, một công việc thủ công, xử dụng bàn tay nhiều đến độ...các đầu ngón tay đã hoàn toàn chai cứng. Nhớ lúc nộp đơn xin việc ở hãng dụng cụ y tế (medical instrument), tôi có những nỗi lo canh cánh trong lòng. Lo mình không đủ khả năng anh ngữ để hiểu thấu đáo điều Sếp truyền đạt. Lo mình chưa có kiến thức khoa học để đảm nhận công việc quá hiện đại, tối tân. Thế nhưng, ngày vào phỏng vấn, Sếp không đòi hỏi ở những điều đó. Sếp chỉ đòi hỏi ở đôi tay. Sếp test đôi tay tôi có nhanh nhẹn, có khéo léo, có chịu đau nổi...khi lắp ráp một công việc thủ công kéo dài không" Bàn tay tôi vốn quá cỡ, sần sùi khắp nơi. Ở Việt Nam, đó là bàn tay đã từng : đục, đẽo, cưa, giũa, tháo, ráp...lung tung để kiếm sống. Cho nên đối với lối test này, như cá gặp nước, tôi mặc sức vẫy vùng. Sếp ngồi ngắm cử chỉ tôi một cách chăm chú, miệng không ngớt : good, good liên hồi. Thế là, tôi được nhận vào làm hết sức dễ dàng, trong lúc hãng này chưa thật sự cần người.
Hãng dụng cụ y tế chuyên sản xuất dụng cụ y tế. Nói chung là những túi y khoa để xử dụng cho bệnh nhân. Gồm : túi chứa máu, túi nước biển, túi thử nước tiểu, túi thử phân, túi chứa dụng cụ tiêm insulin cho bệnh tiểu đường...và hàng loạt những túi linh tinh khác (thú thật, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa biết hết công dụng của nó). Khi một túi được hoàn thành, nó phải trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhứt, gọi là Flat Weld. Trong giai đoạn này, Welder (người thợ - nói THỢ cho nó oai, chứ thực ra : ai làm cũng được) phải dùng tay đưa hai tấm film tra vào khuôn máy, rồi cũng dùng tay bấm nút start để máy weld xuống, hàn kín vòng quanh film thành một cái túi. Cứ mỗi lần tra film vào máy, mỗi lần bấm nút, chỉ sản xuất được một túi duy nhất. Sang giai đoạn hai, gọi là Port Weld, Welder lại phải weld túi đó lại lần nữa, bằng cách dùng tay (lại dùng tay) tra các tubing vào phần đầu của túi, rồi dùng tay đưa vào khuôn máy, rồi lại dùng tay bấm nút...để cho ra một túi hoàn chỉnh. Nói hoàn chỉnh, tuy vậy vẫn chưa trọn vẹn. Muốn trọn vẹn, túi đó được chuyển sang khâu assembly. Nơi đấy, người ta lại dùng tay để nối kết thêm những tubing khác, và đậy những tubing này lại bằng các cap có màu sắc khác nhau (tùy theo chức năng của túi). Sở dĩ, tôi cố tình viết đi viết lại hai chữ DÙNG TAY, để cố ý muốn nói lên tính chất thủ công của việc làm.
Tôi vừa trình bày sơ qua cách weld đơn giản một túi y khoa, nhưng thực tế, khi bắt tay vào việc, có những cái rắc rối, phức tạp hơn nhiều. Xin mời ông bạn Mỹ Tho hãy chịu khó theo chân tôi, đến hãng dụng cụ y tế vào những ngày đầu tiên, khi tôi mới nhận việc.
Vì là hãng dụng cụ y tế, nên trước khi vào phòng làm việc, mọi người đều phải bước qua clean room. Đó là một phòng để nhân viên mặc gowm, đội mũ và mang cover cho giày. Trang phục xong, nhân viên phải rửa tay bằng xà bông sạch sẽ, mới được phép bước vào bên trong.
Phòng sản xuất là phòng đầu tiên, chứa nhiều chiếc máy cỡ nhỏ. Những chiếc máy có chu kỳ đơn giản, nhằm ép xuống hai tấm film bằng độ nóng cố định nào đó để hoàn thành một túi y tế.. Khi nộp đơn xin việc, tôi cứ tưởng sẽ làm chung với Mỹ. Rồi đây...ngôn ngữ bất đồng, phong tục khác biệt, có thể gây ra những phiền toái với nhau" Nhưng may thay, phòng sản xuất chỉ toàn người Việt. Đa số là HO, những người đã trải qua lao tù và một thời sống khốn khổ trong chế độ cộng sản. Thảo nào, họ chịu khó miệt mài với cái nghề thủ công tẩn mẩn này! Tôi chợt nhớ đến những khung thép ba lô, những vỏ đạn M.72, những tấm nhôm phi cơ, những vật liệu cứng rắn như vậy...mà chỉ với đôi tay, với một khoảnh vụn của lưỡi cưa sắt, với nền xi măng làm đá mài...họ đã tài ba biến các thứ phế thải đó thành những : cây lược, kẹp tóc, tấm lắc, vòng đeo tay bóng bẩy...từ trong trại tù gửi về cho vợ con ở quê nhà.
Tôi làm quen với nhóm sản xuất một cách dễ dàng. Một người đàn ông đến nói chuyện với tôi, tự nhiên như biết nhau từ thuở xa xưa. Tôi mới đến Mỹ, nên câu chuyện thường xoay về quá khứ, về quê hương :
- Hồi ở Việt Nam anh làm nghề gì" Có bị tù không"
- Tôi làm nghề tháo giầy.
- Hả" Tháo giầy là nghề gì, cha nội"
- Làm thầy giáo...nhưng đói quá, phải tháo giầy đi cầm, đi bán.
Tôi chợt nghĩ ra :
- Ồ! hiểu rồi. Thầy giáo là tháo giầy...
- Còn ông" Làm gì" Sướng hay khổ"
Thấy anh ta khôi hài, tôi cũng hóm hỉnh theo :
- Tôi làm báo.
- Trời đất! Anh làm báo nào"
- Báo nhà, báo vợ, báo con...
Chúng tôi ôm nhau, cười xòa, quên cả công việc đang bắt đầu chờ đón mọi người.
Ông bạn mới quen đang weld túi Stryker, một loại túi chứa máu có ghi rõ dung tích thường thấy trong bệnh viện. Anh dùng tay tra film vào máy thoăn thoắt, ấn tubing vào túi nhanh nhẹn đến đỗi...mắt tôi không thể theo dõi kịp. Mấy phút sau, túi Stryker được lấy ra, với các tubing nhô lên, trông giống như các động mạch của một trái tim. Tuy vậy, anh phải để ra vài phút quan sát lại, trước khi đưa qua khâu khác.
- Weld xong một túi, thực ra, chưa chắc chắn lắm đâu! Ông bạn còn phải quan sát nó một cách kỹ lưỡng. Xem nó có bubble" có leak" có melt through" có light weld không"
Tôi thắc mắc :
- Bubble, leak, melt through, light weld...là cái gì, cha nội"
- Là đường weld của túi có bong bóng không" có bị hở không" có nóng chảy phồng lên không" có weld đúng độ chính xác không" Túi chứa máu bị những cái rắc rối đó, sẽ dễ bể, dễ xì...Thế là, hàng sẽ không đúng tiêu chuẩn. Thiên hạ trả về. Rắc rối lắm, cha nội ơi!
Tôi đăm đăm nhìn ông bạn. Cái nhìn thán phục, cảm thông một cách kính trọng :
- Anh weld dễ sợ thiệt! Nhanh quá, tôi học không kịp.
- Muốn nhanh như thế, phải trả một giá rất đắt cậu ạ! Này, cậu ngó xem...
Bàn tay ông bạn xòe ra. Tôi vội vàng nắm lấy những ngón tay người bạn mới. Ôi, những ngón tay u nần, chai cứng. Da ở các chỗ ấy boong ra, lùi xùi như mụn cóc.
- Bàn tay tôi đã mất đi cảm giác khi sờ mó những cái khác. Nhưng, nó rất nhanh nhẹn khi tạo ra các vật này. Cậu biết không" Nhiều job, phải dùng những tubing cỡ lớn để gắn vào túi port weld. Nên mình cố dùng đầu ngón tay ấn nó vào. Đau muốn...té đái.
Bây giờ, tôi mới chợt hiểu ra, tại sao phải tạo ra những túi y tế bằng phương pháp thủ công như thế này, ở một xứ sở công nghiệp rất văn minh hiện đại. Túi y tế dùng để cứu sống bệnh nhân. Mỗi túi là mỗi tính mạng con người. Do đó, người tạo ra nó phải cẩn trọng đến mức độ chính xác, an toàn.
Sau 7 năm làm nghề thủ công, mỗi ngày, tôi càng gắn bó và yêu nghề một cách tha thiết. Nó vừa nuôi sống bản thân tôi, vừa có tính chất nhân đạo. Tôi rất thanh thản, vui lòng cống hiến đôi tay xấu xí, mộc mạc này cho công việc cao cả. Bệnh nhân hiểm nghèo đang cần các túi y tế. Những nỗi đau con người đang cần xoa dịu. Ngần thứ ấy, đã khiến lòng tôi chùng xuống, cặm cụi với nghề thủ công của mình.
Hơn 7 năm qua, ông bạn Mỹ Tho! Tôi vẫn miệt mài ôm lấy cái job cổ lỗ sỉ này, trên cái xứ Mỹ cường tráng này. Tôi ôm nó như ôm lấy chính cuộc đời của mình. Hẳn ông bạn đã hiểu rồi chứ!
PHẠM HỒNG ÂN