Hôm nay,  

Nghề Mới: Ăn Cắp Báo... Bán

04/02/200200:00:00(Xem: 228946)
Bài tham dự số: 2-447-vb50124

Tác giả tới Mỹ theo diện HO, với sự bảo lãnh đặc biệt của hai nhà báo Mỹ Los Angeles Times, hiện cư trú tại Westminster, CA. Ông đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết đặc biệt: Đường vào Thiên Đàng, Chuyện cái vườn cỏ trước nhà và Little Saigon trên đất Mỹ đã đăng trong 2 Tuyển tập Viết về nước Mỹ.

Sáng nào cũng vậy, cứ vào khoảng 7 giờ 15 là lão mặc chiếc áo khoác màu đen, đeo cặp kính râm và ra khỏi nhà. Từ nhà lão đi bộ đến các thùng báo Người Việt và Việt Báo đặt gần tiệm Hòa Bình Food To Go hoặc thùng báo gần nhà hàng Tài Bửu chỉ không đầy năm phút. Lão móc trong túi ra một đồng 25 cent, bỏ vào cái lỗ nhỏ, chờ cho đồng cent rơi hẳn xuống thùng, lão mới nhẹ nhàng mở nắp thùng báo lên một chút, rồi một tay giữ nắp thùng, một tay rút báo. Lão rút bằng hết, không chừa lại một tờ nào. Sau đó lão rút trong túi quần ra một túi ny lông màu trắng, loại dầy, bỏ tất cả số báo đã lấy vào và ung dung xách túi báo đầy ắp ra về.
Một hôm tôi và người bạn cùng ra mua báo ở thùng báo đặt giữa tiệm Hòa Bình Food To Go và tiệm giầy Giỏi, đúng lúc lão đang rút những tờ báo cuối cùng trong thùng báo. Thấy lão không chừa lại tờ nào, chúng tôi lên tiếng: "Oâng gìa ăn trộm báo thì cũng phải chừa lại một ít cho người khác mua chớ, lấy gì mà lấy sạch hết vậy"" Lão trừng mắt nhìn hai người chúng tôi rồi buông một câu cộc lốc: " Đưa tiền đây". Thấy chúng tôi không ai trao tiền, lão sách túi báo thản nhiên ra đi.
Lần khác, chúng tôi ra thùng báo đặt gần tiệm nước lọc Vĩnh Hảo và nhà hàng Tài Bửu lại gặp lão cũng vừa trút hết báo trong thùng và đang ung dung xách về. Thấy chúng tôi thất vọng vì hết báo, một anh người Mễ đang quét dọn rác ở đó vừa cười vừa nói với chúng tôi bằng tiếng Việt rất rành rõi: "Nó lấy mẹ nó hết rồi"! Chúng tôi vừa lắc đầu xấu hổ, vừa tức cười vì câu nói mà anh người Mễ dành cho lão, thật đúng với giọng điệu bình dân của bà con mình. Không biết ai đã dạy cho anh Mễ này nói được câu nói đúng nơi và đúng lúc như thế"
Nhưng không phải lão chỉ ra lấy báo một lần mà có ngày lão đi tới ba lần, lần thứ hai và thứ ba lão đổi địa điểm, đi thẳng ra khu chợ 99, bỏ 25 cent vào thùng lấy thêm một ít nhật báo. Sẵn đó lão vào các văn phòng Bác sĩ, Nha sĩ, Luật sư gom các tờ tuần báo, nguyệt san cho hết vào túi ny lon rồi lại ung dung xách về.
Không phải chỉ có mình lão làm cái nghề thiếu lương thiện đó, một hôm chúng tôi gặp một người đàn ông trung niên, mặc chiếc áo veston đen, cỡi chiếc xe đạp. Oâng ta cũng lại ngay thùng báo nằm gần ngã tư Mc.Faden và Brookhurst, bỏ 25 cent vào thùng báo, và cũng những động tác y hệt lão già vừa kể, ông ta rút hết các tờ báo trong thùng, cho vào hai cái giỏ sắt treo hai bên bánh sau xe. Hôm đó ít nhất có bốn người đang chờ mua báo, ai cũng phải ngao ngán, lắc đầu. Sau đó ông thản nhiên đứng tại đó mời mọi người mua báo và thu tiền, mặc cho ai muốn nói gì thì nói.Đến bây giờ ông vẫn ngày ngày đạp xe đi bán báo ở khắp các nẻo đường quanh Little Sàigòn với số vốn đầu tiên chỉ có 25 xu.
Ngoài hai trường hợp vừa kể, còn có một chàng thanh niên, trông khá bảnh trai, lúc nào cũng ăn mặc tươm tất, chân đi giầy thể thao, áo bỏ trong quần và đặc biệt, dù mưa hay nắng, dù mùa hè hay mùa đông, bao giờ anh cũng khoác chiếc áo vét đen và sau lưng đeo một ba lô nặng trĩu. Cứ như thế, anh đi suốt ngày, từ đường Bolsa, qua Magnolia rồi Westminster tới đường Brookhurst. Đã mấy năm qua anh vẫn đi như thế, và chẳng màng đến những chuyện xảy ra chung quanh, kể cả tiền bạc, vì không thấy anh xin tiền ai bao giờ, và cũng không ai biết anh ăn ngủ ở đâu. Ai cũng bảo anh ta chắc thất tình đâm ra "mát", nhưng mấy tháng nay, không hiểu ai đã mách cho anh cái nghề bán báo. Anh đã thôi không lang thang nhiều đoạn đường dài quanh cái thủ đô tỵ nạn của người đồng hương nữa, để mỗi buổi sáng anh cầm trên tay một sấp báo mời mọi người qua lại quanh khu Phước Lộc Thọ mua giùm.


Một buổi sáng Chúa Nhật nọ, ngồi nhâm nhi ly cà phê trong Phước Lộc Thọ, gặp anh chàng thanh niên vừa kể ôm sấp báo đi qua, thế là mấy ông ngồi bàn bên cạnh có ngay đề tài để thảo luận sôi nổi. Một ông nói: "Mấy tay làm báo ở đây họ giầu quá rồi, cũng nên để cho mấy người nghèo như anh chàng mát vừa rồi kiếm chút cháo chớ, mấy ông thấy không, nhờ bán báo, anh chàng đâu còn phải đi lang thang xin ăn nữa". Oâng khác tỏ vẻ không tán đồng, nói ngay: "Tôi thì không đồng ý cái chuyện bỏ 25 xu rồi lấy hết báo của người ta đi bán, người Công giáo coi cái đó là lỗi đức công bằng, là có tội. Mấy ông coi, người ta làm ra được tờ báo đâu phải chuyện đơn giản, mình nhìn thấy vậy chứ nó phải trải qua bao nhiêu giai đoạn, người viết bài phải nặn tim óc ra, phải cân nhắc từng câu,từng chữ, rồi người có trách nhiệm phải đọc qua để thêm, bớt hay bỏ đi những câu, những chữ có thể làm đụng chạm đến người khác hay tổ chức này, hội đoàn nọ, rồi đến người layout, phải biết sắp xếp sao cho tờ báo sáng sủa, dễ đọc, dễ nhìn nữa đó, không phải chuyện dễ đâu, rồi tiền giấy, tiền in, tiền trả chỗ thuê làm tòa soạn, tiền nhân viên, tiền bảo hiểm, tiền đóng thuế cho nhà nước. Vậy mà ăn cắp công của người ta đi bán lấy tiền bỏ túi sao đành" Một ông khác cãi lại: "Mấy ông nhà báo họ dư biết chuyện ăn cắp báo của họ đi bán, hôm nọ tôi thấy một ông nhà báo ngăn không cho người ta đua nhau lấy báo chùa ở mấy thùng báo trước chợ Phát Tài, rồi tôi cũng thấy cái anh tài xế xe giao báo đã thu lại toàn bộ số báo do một ông già đeo kiếng đen lấy cắp ở thùng báo kế tiệm nước lọc Vĩnh Hảo, nhà báo họ biết hết, vậy tôi đố mấy ông tại sao họ không lên tiếng hay bắt quả tang một số người để truy tố ra tòa"
Thấy không ai trả lời câu hỏi của mình, ông nọ giải thích luôn: "Mánh của mấy ông nhà báo đó, họ cứ vờ như không biết, để cho thiên hạ tha hồ lấy báo về bán hay tặng bạn bè. Một thời gian sau, những người đọc báo đâm ra mê báo như tôi đây, sáng nào không có báo đọc là không chịu được, lúc ấy nhà báo họ mới ra tay chận đứng, vì họ biết bấy giờ số độc giả đã gia tăng gấp bội rồi và dĩ nhiên phải đi tìm mua mà đọc thôi." Thấy lối giải thích của ông này xem ra cũng có lý, mấy ông kia thôi không tranh cãi nữa, nhưng một ông khác trong bàn nhẹ nhàng góp ý: "Tôi mới nghe radio, thấy cái cậu Phan Trần Hiếu làm cho tờ báo Mỹ Orange County Register gì đó, cậu ấy nói mỗi năm họ đều tổng kết các địa phương bị ăn trộm báo nhiều nhất, và khu Little Saigon của mình năm nào cũng đứng đầu sổ, tôi thấy sao mắc cở quá. Tôi mong các người làm truyền thông của mình phải lên tiếng, chấm dứt cái cảnh ăn trộm báo như thế, nhất là ăn trộm báo đi bán, khó coi qúa, nói thiệt, nếu cần truy tố mấy tay này, tôi sẵn sàng ra tòa làm nhân chứng, đừng để người nước ngoài họ khi dể dân tộc mình"
Tôi im lặng theo dõi cuộc trao đổi khá lý thú của mấy ông già, thấy có một người chỉ im lặng lắng nghe mà không có ý kiến. Bây giờ ông ta mới chịu mở miệng. Nhấp một ngụm cà phê, ông ta nói: " Nói thật với mấy ông, mấy ông cứ rủ tôi bỏ tiểu bang Alabama về đây sống cho vui, nhưng nghe mấy ông kể, tôi nản qúa. Ở chỗ tôi đang sống, tuy lạnh lẽo và buồn thật, nhưng người Mỹ, người Mễ họ rất nể người Việt Nam mình, vì không bao giờ có cái cảnh người Việt làm những chuyện xấu xa, nhục quốc thể như ở chỗ mấy ông đây, cũng chẳng có cái cảnh tranh giành chức tước và chia rẽ như ở cái chốn này. Chừng nào hết cái nạn trộm cắp, hết cái nạn chia năm xẻ bảy Cộng Đồng như hiện tại, ngày đó tôi sẽ về sống bên cạnh mấy ông để mỗi buổi sáng chúng mình ra đây ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng, và nhớ về cố hương."
Tôi không dám nghe thêm nữa, chỉ biết thở dài, vừa xấu hổ cho cái Cộng Đồng tôi đang sống, vừa ngao ngán, chán nản vì ….. biết đến bao giờ……..!
Thanh Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến