Hôm nay,  

Mê Tín-dị Đoan Ở Mỹ

08/01/200200:00:00(Xem: 177276)
Bài tham dự số: 2-436-vb60104

Tác giả Phạm Văn Hồng hiện cư trú và làm việc tại Port Orchard thuộc tiểu bang Washington vùng Tây Bắc Mỹ. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông.

Hồi còn nhỏ ở quê nhà tôi nhìn thấy sự tín ngưỡng và thờ cúng của bậc lớn tuổi mà trong lòng rất hoang mang và cũng không bao giờ tôi tán đồng hoặc cho đó là điều có thật. Mãi cho đến bây giờ đời tôi đã trải qua 62 năm rồi, với những điều tai nghe mắt thấy cho nên tôi xin kể ra đây vài mẩu chuyện mê tín dị đoan từ Việt Nam qua đến đất nước Mỹ để bà con thưởng lãm.
Tôi còn nhớ rõ vào khoảng thời gian 1950 ở xóm tôi có một bà lên đồng bóng gọi là cô Bóng Tám. Cô ta có thân hình vạm vỡ như đàn ông, mặc áo dài bông màu rực rỡ, thoa son dồi phấn, để móng tay dài sơn màu đỏ.
Một hôm cô Bóng Tám đến cúng ăn tạ trang cho một bà lão ở cạnh nhà tôi, đi theo cô có hai người thanh niên trẻ gọi là đệ tử, một đờn cò, một đánh trống, còn cô Bóng Tám thì vừa lên đồng vừa gõ mõ, tạo nên một âm thanh cắc cắc thùng thùng ò e í e hòa với sự hát hò nhịp nhàng của cô Bóng Tám.
Đám trẻ con hiếu kỳ bu quanh chật trước cửa sân nhà, trong đám trẻ có tôi. Chúng tôi thích thú chăm chú theo dõi, nhưng tất cả giữ im lặng vì sợ động đến giờ linh thiêng của cô Bóng. Cô Bóng Tám có sức mạnh khác thường, sau phần múa mâm đèn rồi, cô biểu diễn tiếp màn cái lu rỗng để chứa nước, lúc bấy giờ người ta gọi là cái khạp ve bò, có trọng lượng cũng khá nặng, cô Bóng biểu diễn cho cái lu lăn từ tay trái sang tay phải rồi chuyển cho cái lu lăn trên lưng, mình thì lắc lư múa rất nhịp nhàng, biểu diễn trông rất ngoạn mục.
Sau phần cúng ăn Ta Trang, tới phần xủ quẻ đồng tiền điếu và bói bài. Dĩ nhiên là gia chủ phải cúng một xấp tiền để trên mâm cho cô Bóng Tám.
Kế đến cô xem quẻ cho người anh rể của tôi. Cô nói: Anh rể của tôi nay cũng lớn tuổi rồi mà không chịu thỉnh ông về thờ cho nên cứ mắc bịnh hoài, anh rể tôi tin và nghe theo lời cô Bóng Tám. Thế là một màn ăn Tạ Trang nữa được nổi lên, làm gà vịt để cúng và thêm một số tiền để dâng cho cô Bóng, sau đó cô Bóng đặt lên trần nhà của anh rể tôi một cái trang không có khuôn hình lộng kiếng, hình của ba ông Quan Công (mặt đỏ) Châu Xương và Quan Bình, ba ông này là tướng thời tam quốc bên Tàu. Cô còn căn dặn anh rể tôi hằng đêm phải đốt nhang khấn vái mới khỏi bịnh được. Kế tiếp cô Bóng đốt một đạo bùa màu vàng chữ đỏ cháy thành tro rồi bảo anh rể tôi bỏ tro bùa vô ly nước uống.
Sau thời gian cúng ăn Tạ Trang thờ ông mà bịnh tình của anh rể tôi không thuyên giảm, cơn bệnh càng trầm trọng hơn, hơi thở dồn dập và ho nhiều lắm, một hôm anh rể tôi tức giận bắt thang lên gỡ cái trang thờ ông đem quăng xuống sông trước cửa nhà, nói thờ ông cái con mẹ gì, càng thờ cúng bệnh càng nặng thêm. Bà con lối xóm thấy vậy lắc đầu, có mấy bà lão kêu trời nói thằng này ngang ngược dám đụng đến ông thì thế nào nó cũng bị hành chết.


Nhưng sau đó anh rể tôi vào bệnh viện điều trị được bác sĩ phát hiện ra trong phổi có nước, và sau thời gian điều trị anh được khỏe mạnh.
Vào khoảng 1985 có xảy ra một vụ mê tín dị đoan rất lớn tại quê tôi tỉnh Cần Thơ như sau: Nơi quận lỵ Ô Môn nằm cạnh bên con sông Hậu Giang chảy ra biển đông, lâu ngày đất phù sa cuộn lại thành một cái gò, gọi là cái cồn ở giữa sông, một hôm có tin đồn tại cồn này có nhiều bệnh nhân đến khấn vái, thỉnh nước uống và tắm gội được khỏi bệnh. Tin đồn càng ngày càng lan rộng, đồng bào khắp nơi đổ xô về càng lúc càng đông và đặt cho cái tên là Cồn Tiên. Sau đó có hai thiếu nữ không biết bơi đến đây hụt chân chết đuối, nghe vậy chánh quyền CSVN ở địa phương triệt để không cho đồng bào đến Cồn Tiên nữa và cho mở cuộc điều tra thì được biết nguyên nhân do bởi mấy người chèo đò tại đây vì quá ế ẩm nên phao tin đồn để kiếm mớ bạc vậy thôi.
Qua tới My,õ hằng ngày đọc báo Việt ngữ ở thành phố Seattle (WA) cũng có đăng quảng cáo, bói bài, bói toán, trừ tà ma, ếm quỷ vv…
Cách nay khoảng 6 tháng bà bạn gái của tôi có tên là THK bị bệnh cao máu, bà TH bị bệnh nhức đầu kinh niên, cô U thì gầy ốm mới theo chồng đoàn tụ qua Mỹ.
Ba bà bạn này được một người đàn ông giới thiệu ở về hướng North thành phố Seattle có một ông thầy trị bệnh rất hay, nên ba bà liền rủ nhau tìm đến gặp ông thầy này.
Theo lời bà THK đi về kể lại ông thầy này ốm yếu khoảng 70 tuổi, hiện đang ở nhà housing và hưởng welfare, ông thầy cho biết: Tổ của ông thuộc về âm nên phải trị bệnh về ban đêm mới được linh nghiệm và mỗi đêm chỉ chữa trị cho một bệnh nhân mà thôi. Còn nữa phải thề trước bàn thờ tổ và hứa không được tiết lộ cho ai biết cách chữa trị của ông thầy, kể cả người thân trong gia đình.
Nghe đâu trong đó cũng có hai bà nghe lời thầy dạ dạ và cúng mỗi người hai chục đô. Chỉ có bà THK là phản đối ngầm không vái lạy cúng kiến gì cả.
Sau khi trở về nhà bàn đi tính lại nhận thấy ông thầy này có cách chữa bệnh một cách kỳ quái và có hành vi mờ ám, tôi có thêm vô ý kiến trị bệnh về đêm mà có chỉ có ông thầy và một bệnh nhân nữ rủi ổng nổi hứng làm ẩu thì các bà tính sao"
Nghe tôi nói phải các bà nói ờ hở và rút lui có trật tự, kể từ đó cho đến nay không nghe các bà nhắc đến tên ông đạo khấc nữa.
Chuyện mê tín dị đoan trong đời sống người Việt từ trong nước ra hải ngoại chắc kể hoài không hết. Trên đây chỉ là ghi nhận của một người bình thường. Ước mong các bậc thức giả có những kinh nghiệm khó quên về mê tín dị đoan bỏ công viết lại cho bà con đọc thêm.
PHẠM VĂN HỒNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,848,742
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến