Hôm nay,  

Một Chuyện Tình Hai Năm Về Trước

05/01/200200:00:00(Xem: 214692)
Bài tham dự số: 2-433-vb30101

Tác giả Nguyễn Thị A Tiên ghi chu’ về tiểu sử: 46 tuổi, vợ một sĩ quan hải quân, qua Mỹ theo diện HO năm 1990, cư ngụ tại Los Angeles, công việc: Chuyên viên thẩm mỹ. Bà là tác giả bài “Đất Nước Lạnh Lùng” và “Ngày Tháng Thu Tàn” được kể bằng lối viết tinh tế và sâu sắc hiếm có. Sau đây thêm một truyện tình của một nữ sinh viên VN sang Mỹ du học, được kể bằng lối viết vui vẻ, sống động.

Trước Lễ Giáng Sinh một ngày, chúng tôi có cuộc họp mặt tại nhà một người bạn.
Chúng tôi có tất cả 6 gia đình, đều qua Mỹ theo diện HO 1 vào đầu năm 1990. Lúc mới đến Mỹ chúng tôi thường hay họp mặt để nói đủ thứ chuyện như chuyện bên nhà, chuyện ở Mỹ và chuyện chính trị...; nhưng sau này vì cuộc sống và có lẽ vì bị bệnh "lãnh cảm chính trị" của một số người Việt ở đây nên bẵng đi một thời gian khá lâu chúng tôi không gặp lại, ngay cả đám cưới con cái chúng tôi cũng quên cả mời nhau; thế mà khi còn ở Việt Nam ai cũng ước rằng qua đây sẽ được ở chung một cư xá như trại gia binh.
Trong lúc đang thù tạc, anh Đông lè nhè nói :
- Sao" Tám chín năm nay ai làm gì, "thành thật khai báo" đi, nhất là về quan hệ ái tình. Nếu không, sẽ không được "khoan hồng tha cho tội chết".
Các bà nhao nhao lên :
- Đúng rồi, nhưng các ông thì mới có ba cái chuyện này, chớ chúng tôi làm gì có mà khai. Các ông mà cắt đầu gối có chảy máu là còn có bồ, còn chúng tôi thì...
- Cắt tóc có chảy máu thì mới không có bồ.
Nghe anh Thức nói, mọi người cười ồ lên. Chị Tưởng có ý kiến:
- Chú Thanh trẻ tuổi nhất ở đây, thế nào cũng dính ba cái chuyện này.
Thanh hỏi:
- Có ai khai báo không " Nếu không thì để tôi khai báo.
Mọi người, nhât là các bà và đám trẻ, vừa vỗ tay vừa la lên:
- Hoan hô chú Thanh! Hoan Hô chú Thanh !
Sau khi mọi người im lặng, Thanh bắt đầu kể câu chuyện tình hai năm về trước của mình.
***

Trong danh sách HO 1 có lẽ tôi là ngươi độc thân duy nhất. Tôi có người chị ruột định cư tại Los Angeles nên xin về đây ở với chị tôi. Chị tôi có dịch vụ về sinh viên du học nên thường nhờ tôi lên sân bay đón họ và chở họ đi làm các giấy tờ như thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe, giấy tờ nhập trường... . Tôi rất thích thú khi gặp họ tại sân bay. Thấy họ là biết ngay người từ Việt Nam mới qua: thường thường ai cũng mang nhiều hành lý, ăn mặc chững chạc, gọn gàng, kiểu cách nếu là người Hà Nội . Mỗi lần đón họ tôi có dịp trổ tài lái xe trên xa lộ hay cắt nghĩa cho họ nghe những gì thuôc về nước Mỹ. Những khi ấy họ thường nhìn tôi với đôi mắt thán phục, khiến tôi cảm thấy tự hào dù biết mình lố lăng vì đã dợt le một việc mà ai cũng làm được. Một hôm tôi đưa một cô sinh viên du học tên Loan vào trường Evans để ghi danh. Vì tất cả ban giám đốc đang bận họp nên tôi mời cô ta vào phòng bán đồ ăn để uống nước. Phòng này có treo cờ của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệc có đến 2 lá cờ Việt Nam, một cờ đỏ sao vàng và một cờ vàng ba sọc đỏ. Nghe nói trước đây chỉ treo cờ đỏ sao vàng nhưng sau khi sinh viên Việt Nam khiếu nại, cờ vàng ba sọc đỏ lại được treo thêm. Nghĩ cũng buồn cười thật. Loan chỉ lá Việt Nam Cộng Hoà hỏi:
- Lá cờ này trông quen quen mà không biết cờ nước nào "
Lúc đầu tôi tưởng Loan nói mỉa, nhưng sau đó nhìn vẻ mặt ngơ ngác thật thà của cô ta, tôi biết là cô ta nói thật. Tôi nhận ra rằng lứa tuổi này ở Việt Nam phần nhiều chẳng có một ý thức gì về chính trị cả. Họ chỉ quen mắt, quen tai những cái họ được nhồi nhét khi đi học mà thôi.
Chính vì câu hỏi của Loan mà tôi có dịp gần cô ta nhiều hơn. Tôi là người thích giảng giải, còn Loan lại hay hỏi. Mỗi lần hỏi điều gì, nhất là những răc rối về giấy tờ, Loan hay ngồi sát vào bên tôi. Mùi thơm của cô gái trẻ, lại khá đẹp làm tôi ngây ngất. Dạo ấy tôi 42 tuổi, còn Loan thì mới 29. Học được ba tháng, Loan nhờ tôi ghi danh cho cô ta tại một trường tư theo cách nào đó để Loan có tên ở trường giống như đi học đúng luật Sở Di Trú, nhưng thât ra không học. Loan muốn có thì giờ đi làm để gởi tiền giúp gia đình ở Hà Nội. Đối với tôi việc này không khó vì tôi biết có nhiều trường sẳn sàng làm việc này, nhưng tôi khuyên Loan:
-Sao Loan không kết hôn để trở thành thường trú nhân. Khi ấy muốn đi làm hay đi học gì mà chẳng được.
-Ai mà dám kết hôn. Họ chỉ sợ mình lợi dụng cái hôn thú để ở lại Mỹ.
Loan ngập ngừng một lát rồi hỏi:
-Chú có biết người nào muốn kết hôn... giả lấy tiền không" Nếu chừng 15,000 thì Loan có khả năng...trả góp.
Tôi cười:
-Có, nhưng họ chỉ muốn sạc bằng visa hay master card. Nói giỡn đó, tôi sẽ giới thiệu cho.
Hôm sau gặp Loan, tôi đánh bạo hỏi:
-Thí dụ có người muốn kết hôn thiệt thì Loan có chịu không"
-Chịu chớ.
-Nhưng ông này già lắm, hơn chú chừng 1 tuổi.
-Hơn chú 1 tuổi mà già sao" Còn ngoại hình và tính tình ra sao"
-Thì cũng giống như ...chú vậy.
-Nhưng người ta có yêu mình không.
-Chắc chắn là yêu.
-Sao chú biết được.
-Vì người đó là... chú.
Thế là sau đó chúng tôi tiến hành thủ tục hôn nhân.
Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì Loan không hề giao thiệp với ai, không hề đi đâu mà không có tôi bên cạnh. Đặc biệt, Loan rất ham làm việc và tiết kiệm. Tôi làm ra được bao nhiêu tiền cũng giao hết cho Loan và không bao giờ thắc mắc đến việc này.
Nhưng một hôm bỗng nhiên tôi thấy Loan có một vẻ gì khác lạ hơn thường ngày. Loan hay nghỉ làm, một việc chưa từng có. Sau đó Loan có vẻ bồn chồn, ăn ngủ không yên, mặt mày hốc hác. Tôi hỏi nhưng Loan chỉ nói trong người khó chịu vì thời tiết. Tôi biết không phải vậy nhưng chẳng hỏi thêm vì sợ phiền vợ.
Một đêm thấy Loan trằn trọc mãi không ngủ được, tôi đưa tay qua ôm Loan, sờ lên mắt, thấy giàn giụa những nước. Tôi hỏi tại sao nhưng thấy Loan không trả lời nên không hỏi nữa. Suốt đêm đó tôi cũng trằn trọc không ngủ được.


Sáng hôm sau nhằm ngày nghỉ chính thức của Loan. Loan bảo tôi lái xe đưa đi chơi. Dù bận nhiều việc nhưng tôi cũng chiều ý vợ. Loan năn nỉ tôi lái xe vào trong công viên Elysian, đi ngòng ngoèo lên tận trên đỉnh đồi cao nhất. Đến lúc không thể nào lên cao hơn được nữa, Loan bảo tôi dừng lại. Nơi đây trời lạnh hơn phía dưới đồi rất nhiều. Cây cỏ hoa lá trên này hình như cũng khác lạ hơn. Chỉ có 10 phút từ chân đồi đến đây mà ta thấy như bước qua một thế giới khác. Loan nhìn chung quanh rồi nói:
-Việt Nam ở phía nào anh "
Tôi đưa tay chỉ về phía không chói nắng mặt trời.
Loan kéo tôi đến một bờ vực sâu thăm, ngắt một bông hoa dại vứt xuống dưới đó và hỏi tôi:
-Thí dụ em trượt chân té xuống dưới kia thì anh có buồn không "
-Dĩ nhiên là anh buồn. Nhưng sao em lại thí dụ gì lạ vậy " Thôi về !
Khi lên thì dễ vì không cần biết mình đi đâu nhưng khi xuống thì chúng tôi bị lạc đến một nơi chưa từng bao giờ đặt chân đến. Loan rất thích thú việc này. Loan nói:
-Nơi đây có thể ở gần nhà mình, có khi ở sau hè nhà mình mà mình không biết. Em có cảm tưởng như mình đang chơi trò phiêu lưu mạo hiểm hồi nhỏ. Em chỉ muốn ở luôn đây.
Tôi đưa Loan vào trong lùm cây ngồi nghỉ một lát rồi lái xe tìm đường về nhà.
Tối hôm đó khi nằm bên nhau Loan hỏi tôi:
- Thí dụ như bây giờ khi đi làm về anh thấy có một mảnh giấy ghi mấy lời vĩnh biệt của em giống như trong phim hay trong truyện ta thường đọc, anh có đi tìm em không "
Tôi ôm chặc lấy Loan:
- Anh sẽ ôm em cứng như thế này, không cho em đi đâu cả.
- Anh thì thiếu gì người, giữ em làm gì. Anh mà về Việt Nam, khối cô bu lấy anh. Họ trẻ đẹp lắm, chớ không như em đâu.
Vì đêm đó thức khuya, nên sáng hôm sau tôi ngủ dậy trể. Khi tôi thức dậy thì không thấy Loan đâu cả. Tôi nhìn quanh phòng. Trên bàn computer có một mảnh giấy nhỏ. Tôi vồ lấy đọc:
Anh yêu,
Đây không phải là thư vĩnh biệt đâu. Em đi có chút việc rồi đi làm luôn. Thấy anh ngủ ngon quá, em không nỡ đánh thức.
Loan
Tôi an tâm đi súc miệng, rửa mặt, ăn điểm tâm nhưng rồi bỗng nhiên cảm thấy như có sự gì bất ổn đang xảy ra. Có bao giờ Loan làm như thế đâu. Quá trưa tôi gọi điện thoại lên tiệm, nhưng chủ tiệm nói hôm nay Loan nghỉ làm. Tối hôm ấyLoan về nhà hơi muộn. Tôi mừng quá nên không hỏi lý do. Vả lại, tôi nghĩ hỏi cũng không ích gì khi mà Loan...Tôi không dám nghĩ đến nữa.
Sáng hôm sau tôi thức dậy thấy Loan đang sửa soạn để đi đâu đó. Tôi vờ nhắm mắt lại để quan sát. Loan vội vàng đi ra cửa và mất hút sau cổng. Tôi thay nhanh áo quần rồi chạy theo Loan. Nhưng Loan không ra chỗ để xe mà lại đi bộ qua trường Evans ở ngay phía trước nhà. Tôi chờ cho Loan đi khuất vào trong cổng trường rồi vượt qua đường đi vào trường. Tôi tìm hai ba nơi vẫn không thấy Loan.
Cuối cùng tôi bước vào phòng ăn. Loan đang ngồi phía trong cùng với một thanh niên cỡ tuổi Loan. Lúc bấy giờ cả hai người cũng vừa trông thấy tôi. Mặt Loan xanh như tàu lá, còn anh thanh niên thì khẽ chào tôi rồi nhìn lơ đi nơi khác.
Tôi kéo ghế ngồi xuống cạnh Loan và hỏi:
-Em làm gì đây "
Loan bỗng nhiên bình tỉnh trở lại, giới thiệu:
- Đây là anh Thanh, chồng em. Còn đây là Bình,... chồng em.
Người thanh niên vẫn nhìn lơ đi chỗ khác. Loan nói:
-Đã đến nước này, em cũng không dấu anh làm gì. Tụi em là chồng vợ chính thức tại Việt Nam. Bình và em đã chung sống với nhau được một năm. Chúng em đã cố gắng kiếm tiền làm giấy tờ qua Mỹ du học, nhưng vì không đủ tiền nên chỉ có mình em qua trước. Em đã cố gắng làm ra được ít tiền gởi về cho Bình. Bình mới đến Mỹ hai hôm nay.
Nghe đến đây tôi đứng dậy đi về nhà. Chỉ mấy phút sau Loan cũng về. Loan nói:
-Bình cũng biết tình trạng giữa em và anh. Bình nói như vậy em mới ở lại Mỹ được. Thú thật, Bình và em từng bàn bạc với nhau là em phải... bỏ anh ngay sau khi Bình đến Mỹ. Hiện Bình đang đợi em tại nhà môt người quen.
-Thì em cứ đi đi.
-Nhưng em không muốn đi.
-Không muốn đi thì ở lại. Cần gì phải suy nghĩ cho mệt. Em thấy lòng mình thế nào thì cứ làm y như vậy. Em đưa giùm anh viên thuốc ngủ, hai viên thì tốt hơn. Anh uống hai viên này sẽ ngủ say. Em muốn muốn làm gì thì làm, anh thức dậy không nổi đâu.
Tôi bỏ hai viên thuốc vào miệng, nhai ngấu nghiến cho mau thấm rồi nằm xuống làm một giấc cho đến sáng.
***
Mọi người yên lặng nghe Thanh kể tiếp nhưng đã 10 phút trôi qua mà Thanh vẫn không lên tiếng. Đám phụ nữ nhao nhao lên:
-Rồi sao nữa " Bộ chuyện tới đó thì hết sao "
-Hết.
-Không được.
-Nói giỡn chơi cho vui chớ tôi ngừng lại để hỏi ý kiến. Bây giờ tôi nên làm thế nào, trả lại Loan cho Bình hay giữ lại"
Đám trẻ la lên:
-Tới luôn, tới luôn. Dại gì mà trả.
Chị Tưởng chép miệng:
-Nhưng cũng tội cho cậu kia. Hẹn hò nhau qua tới đây mà lại...
-Nhưng thiếm Loan đã rất thành thật kể hết...âm mưu của anh Bình và thiếm, lại không chịu đi theo anh Bình, nghĩa là thiếm yêu chú Thanh. Yêu ai thì lấy người đó chứ!
Thanh nói lảng sang chuyện khác:
-Cho nhờ điện thoại một chút, rồi sẽ kể tiếp sau.
Chừng nửa giờ sau, trong lúc mọi người vẫn còn đang ấm ức về câu chuyện Thanh kể nửa chừng thì có tiếng chuông gọi cửa. Lát sau một phụ nữ trẻ đẹp, có nét mặt trông rất hiền dịu, dắt đứa bé trai chừng 2 tuổi đi vào phòng. Người ấy lần lượt chào tất cả mọi người, chỉ trừ có Thanh. Thanh nói:
-Em lúc nào cũng tham công tiếc việc. Sao đón con trể vậy" Anh đã bảo nghỉ làm một bửa vậy mà... Xin lỗi ! Quên giới thiệu. Đây là Loan, vợ tôi. Đây là con trai chúng tôi, sinh sau cái ngày uống hai viên thuốc ngủ 7 tháng.
Mọi người vỗ tay và la lên:
- Hoan hô! Hoan hô! Tới luôn! Tới luôn!
Chị Tưởng hỏi:
- Còn cậu gì đó...à, Bình thì thế nào "
Loan đưa mắt lườm Thanh một cái, nhưng Thanh vẫn bô bô nói:
- Chúng tôi giúp Bình về vấn đề tài chánh để ăn học. Bình cũng đã lập gia đình và định cư tại Mỹ. Không hiểu cái đất nước gì mà ai cũng muốn bỏ đi, đến nỗi hy sinh cả tính mạng, tình cảm gia đình của mình.
Nguyễn Thị A Tiên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,861,003
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.