Hôm nay,  

Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau

21/12/200100:00:00(Xem: 345922)
Bài tham dự số: 02-421-vb71215

Thụy Nhã là tác giả hai truyện ngắn Viết Về Nước Mỹ đã được phổ biến: “Im Đi Bà Ơi” và “Mắt Nâu”. Tác giả cho biết cô 21 tuổi, định cư tại Utah, đang học Psychology năm cuối, làm việc bán thời gian tại Security Check Point, nơi kiểm soát hành lý, hành khách trong Salt Lake International Airport. Bài viết lần này của Thụy Nhã là những ghi nhận đặc biệt từ chính công việc hàng ngày cô và các đồng nghiệp đang làm, để bảo vệ an toàn cho các chuyến bay.

1:20p.m, choàng vội cái áo uniform, mang đại chiếc vớ rách, con bé lao ra khỏi nhà. Bước ra cửa, giật mình thấy mùa đông đã tới, cái lạnh làm nó co ro. Cái blazer mỏng dính không đủ ấm, vậy mà nó lại quên mang áo khoác, rõ khổ! Vừa phóng như bay trên Bangerter Highway, nó vừa đếm từng phút...
1:29p.m, bãi đậu xe dành riêng cho nhân viên ở phi trường hiện ra. Giờ này ca sáng chưa tan tầm, nên để tìm được một chỗ đậu là cả một vấn đề nan giải. Nó lái xe vòng vòng giữa năm trạm xe, chín, mười, mười một...mười ba, trạm nào cũng chật cứng. Không kịp giờ nữa rồi.
Hôm nay nó phải tới sớm để giúp cô Thanh học chạy cái máy x-ray. Hôm qua cô Thanh đã dặn dò: "Hà ơi, cháu nhớ tới sớm giúp cô, sao từ trước tới giờ, chưa có cái nghề nào làm cô thiếu tự tin như nghề này". Tối qua nó nhớ đã nói chắc như bắp, đã cam đoan thế nào cũng tới chỗ làm đúng giờ của ca trưa để giúp cô Thanh, thế mà...
Cuối cùng nó cũng trèo lên được chiếc shuttle dành riêng cho employee, trên xe rực rỡ đủ màu đủ sắc. Màu xanh nước biển dành riêng cho công nhân viên Delta, màu xanh lá cây dành cho mấy đứa nhóc tỳProspect, màu trắng xám dành cho nhân viên security, màu navy và màu trắng dành riêng cho công nhân viên Southwest, màu trắng sọc xanh dương dành cho nhân viên công ty Management Calhoon... Người tài xế già vui tính hát vang: "God Bless America, Hi...Ho..." Chú Josh, mặc cái áo nâu lấm tấm dầu máy bay hào hứng hát theo. Nó vội vàng nhìn qua cửa sổ, rùng mình: "Mùa đông đã về rồi đây!" Tuyết đang phủ vội vã trên những con đường vừa được mở rộng, tuyết ngập tràn trên những công trường dở dang, sắp hoàn tất để chuẩn bị cho Olympic 2002. Tuyết háo hức đón chào mùa đông! Người dân Utah háo hức đón chào mùa đông! Mùa đông năm nay Thế Vận Hội sẽ được tổ chức ở đây, ngay tại cái sân bay tỉnh lẻ, heo hút này... bất chấp những đe dọa, bất chấp bọn khủng bố hoành hành, bỏ mặc chiến tranh đang đến hồi gây cấn. Người Utah yêu thể thao, yêu chuộng sự an bình. Và nó, con bé nhỏ xíu, gió thổi cũng bay, đang đóng góp một phần để mang tới sự bình an đó.
Năm nay là năm thứ ba nó làm tại Security Check Point.
Hai ngày sau lễ Tạ Ơn, phi trường đông nghẹt người. Hàng đoàn người với những túi đựng dụng cụ trượt tuyết khổng lồ đang xếp hàng dài trước tấm bảng check in. Một số đông khác tụm năm, tụm ba trước khu vực dành riêng những người đưa đón thân nhân, không còn nữa những nụ hôn từ giã khi phi cơ gần cất cánh.
1:35p.m, nó tới được Terminal. Hành khách lũ lượt thay phiên nhau xếp hàng, mọi người thủ sẵn vé máy bay và picture ID trên tay. Chênh chếch phía trên những chiếc cổng nhấp nháy xanh đỏ, một lô "hàng cấm" được liệt kê. Mặc dù mấy cái monitors chiếu rất rõ các vật dụng bị cấm, nhưng người Mỹ "vô tư", vẫn mang vô sân bay như thường.
Sau khi chìa cái thẻ employee cho một nhân viên Delta kiểm soát, nó tiến đến Gate số 1, ông Chris cười đôn hậu: "Ha, are you cold"". Lạnh không" Lạnh chứ! Nhưng lạnh thế nào nó cũng cởi cái áo blazer ra để vào x-ray. Trong áo có chùm chìa khóa, nó không muốn làm cái Gate ring inh ỏi. Pass được cái Gate, Jeremy chặn nó lại ngay tại x-ray: "Ha, What do you have in your jacket"" Trong jacket có gì đâu, chỉ vỏn vẹn chùm chìa khóa, nhưng nếu thắc mắc, cứ check tự nhiên. Làm nhân viên ở đây, nó thừa hiểu nguyên tắc căn bản: "Nhân viên cũng bị check, ai khả nghi đều đáng bị check, muốn check cái gì, cứ check". Jemery tìm ra được đồ gắn chìa khóa hình thánh giá bằng sắt của con bé, cái thằng láu táu cứ tưởng con bé mang dao gọt xoài, gọt táo vô sân bay. Thường ngày Jemery là một người lười biếng, lâu lâu nó còn ngủ gà, ngủ ngật trên máy chạy x-ray, nhưng kể từ cái ngày kinh hoàng đó, không những Jemery mà tất cả những nhân viên khác của Security Check Point đều bỏ hẳn tánh lơ là, thiếu cảnh giác.
Con bé nhớ ông già Chris đã từng nói: "Trên nước Mỹ này, bất kỳ làm việc tại công ty nào, công nhân đều có thể biểu tình, đình công để đòi thêm quyền lợi, nhưng chúng ta thì không. Chúng ta không có quyền bỏ đi, vì nếu chúng ta làm vậy, ai sẽ bảo vệ cho sân bay" Chúng ta phải làm việc hết sức mình, đôi khi không phải vì tiền, nhưng vì sự an toàn của mọi người. Đối với tôi, mạng sống hàng ngàn lần quan trọng hơn tiền." Chris nói đúng.
Cô Thanh lắc đầu nhìn con nhỏ: "Sao tới trễ vậy, Hà" Cô còn chờ cháu train cô chạy cái máy x-ray đó. Cô vẫn sợ nó quá hà." Con bé cười bù trừ, xin lỗi. Nói chuyện được hai phút, hai cô cháu được nhận ngay nhiệm vụ trong ngày: "Chạy chiếc máy monster-xray".
Cô Thanh đứng. Cái máy chạy nhanh như chớp, con bé căng mắt:
-Cô Thanh, xì tóp nó chút, cháu thấy cái spot màu xanh blue này nhìn lạ lắm.
Cô Thanh kinh hãi:
-Hình như cái pocket knife ha.û Hà, sao cháu nhìn ra hay vậy"
-Hay gì đâu cô ơi, dù gì cháu cũng làm đây ba năm rồi. Làm lâu có nhiều kinh nghiệm mà cô.
Con bé cười hì hì, lôi cái bag ra khỏi x-ray machine. Hai cô cháu đứng hiên ngang trước bà passenger. Con bé lên tiếng:
-Is this your bag mam" May I take a look inside please"
Bà Mỹ già khó chịu:
-Do I have any choice" Go ahead!
Dĩ nhiên bà ta còn sự lựa chọn nào, ngoài việc để con bé lục soát cái giỏ. Bà ấy cũng có thể say "no", nhưng say "no" có nghĩa là ở lại trên mặt đất, khỏi bay. Con bé rờ rẫm, lục lọi. Cái pocket knife nằm ngay trong chùm chìa khoá nên nó không mất thời gian lắm đã lôi ra được ngay. Nó vung vẩy chiến lợi phẩm, nói từ tốn:
-Thưa bà, pocket knife này không được phép mang lên máy bay. Bà có thể vui lòng mang ra xe hoặc check in trước khi vào khu vực an toàn này, nếu không, xin lỗi bà, chúng tôi đành tịch thu của bà vậy.
Bà già trừng mắt, dữ giằn thấy rõ:
-What do you mean" It is only a pocket knife.
Nghe giọng nói vô tâm của bà già, con bé muốn...hét lên cho đỡ tức. Nhưng không, nó đang làm việc, đang mặc áo Security, nó không có quyền la hét. Phải ráng nuốt hết cục tức vô người, nuốt xuống, dịu xuống để tiếp tục hòa nhã theo kiểu: "Khách hàng là thượng đế":
-Thưa bà, chỉ vì cái pocket knife mà hơn năm ngàn người đã thiệt mạng. Bà có muốn một September 11th khác xảy ra không"
Bà già chày cối tiếp tục cãi:
-Mấy cái airport kia nó OK hết, chỉ có mày. Có phải mày muốn làm khó dễ tao không"
Nó không biết mấy cái airport kia đã OK cái pocket knife này hồi nào. Trước đây những pocket knife với độ dài ngắn hơn 4 inches được phép pass security, nhưng bây giờ, nó phải dứt khoát thôi, hết giờ rồi:
-Sorry Mam, we have to take it otherwise I afaid you might not be able to flight today.
Mẹ Mỹ già hậm hực rút con dao ra đưa cho nó, trước khi đi còn nói lại một câu giữ thể diện:
-This is a present for you.
Con bé không vừa, nó la lớn:
-This is not a present.
Mọi người nghe con bé la, cười xòa. Một người passenger khác chứng kiến từ đầu tới cuối vụ gấu ó vừa rồi cười khoái chí:
-Mày giỏi, hay quá. Cảm ơn mày đã thẳng cánh cò bay như vậy. Có người làm việc năng nổ, hết lòng như mày tao mới thấy an tâm.
Không cần cảm ơn tôi đâu bà ơi, chỉ cần mấy bà đừng giở thói mệnh phụ phu nhân ra là tui mừng húm rồi. Cô Thanh nãy giờ yên lặng đứng cạnh con bé, lên tiếng:
-Trên báo, trên Tivi, ngay cả trước sân bay cũng có để bảng list những thứ đồ cấm, vậy sao mấy người này còn mang vô, Hà"
-Cô Thanh ơi, người Mỹ mau quên. Thương đó, xúc động đó, căm phẫn đó, gào thét đó, nhưng khoảng một tuần sau là họ quên hết trơn. Không chỉ có pocket knife đâu nha cô Thanh, có bữa cháu còn thấy nguyên một hộp dao cắt beef steak trên x-ray nữa.
Cô Thanh hoảng hốt:
-Thôi thôi Hà ơi, chắc cô không làm ở đây được đâu, ghê quá.
-Bình tĩnh cô Thanh. Cô phải ở lại với cháu, mấy năm nay, cháu là người Việt duy nhất bám trụ lại ở sân bay này, buồn lắm cô ơi!
Sân bay là nơi hội tụ mọi sắc dân, từ Mễ, Mỹ, tới Pakistan, Indian, Native American, Cambodian, Chinese, Korean, cho tới Samoan, Philippino... nhưng hiếm hoặc không hề thấy bóng dáng người Việt. Người Việt ít thích làm tại Security Check point. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, lý do thứ nhất vì làm ở đây có quá nhiều Stress, bất cứ công việc có liên quan tới sự an toàn của người khác, đến tánh mạng của người khác, đều là một công việc khó nuốt. Lý do thứ hai, nhân viên Security đi làm với một mức lương cố định, chỉ dừng lại ở mức lương tối thiểu. Trước September 11th, lương giờ của nó vỏn vẹn bảy đồng, còn rẻ hơn lương của một anh đứng bán Burger King, và không có bất kỳ một benefit nào cả. Làm ở đây ba năm, nó nhiều lần "đau lòng" nhìn cảnh "đến rồi đi" của vô số người. Nhưng sau biến cố September 11th, sau khi Congress tán thành nghị luật phải tăng lương và chính phủ hóa hệ thống Security, hàng loạt người đã thay phiên nhau tới nộp đơn (riêng công ty Security Huntleigh tại Salt Lake city đã nhận được hơn bảy trăm lá đơn), và cô Thanh là người Việt duy nhất đã được nhận.


Ba mươi phút tại x-ray trôi qua nhanh chóng. Sắp tới giờ phải lìa x-ray để rotate qua vị trí khác, nó tắt máy, quay sang hỏi cô Thanh:
-Cô tự tin hơn được chút nào chưa, cô Thanh"
-Chưa, Hà ơi, sao cái nào cũng xanh xanh, cam cam giống nhau, mà cái thì là Pocket Knife, cái thì là Lips Stick, cái lại là đồ cắt móng tay, kỳ quá Hà ơi.
Chạy x-ray là việc làm khó nhất tại security check point, người ngồi máy đòi hỏi phải có thị giác tốt và sự cảnh giác cao độ nên con bé hiểu được tâm trạng của cô Thanh bây giờ. Nhân viên nào mới vô cũng vậy, cũng đều đổ mồ hôi hột với cái máy, nên nó không ngạc nhiên lắm, nó từ từ nói:
-Mình có thể phân biệt sự khác nhau của kim loại bằng kích thước của vật đó, hình dạng của vật đó, hay ngay cả bằng sự contrast của màu sắc. Nếu cô nhìn kỹ, sẽ thấy màu của một con dao đậm hơn gấp nhiều lần so với một thỏi son môi.
Cô Thanh nhìn con bé riễu:
-Hà ơi, nhìn cháu cứ chụp, giật "hàng cấm" như cái máy, cô thấy mình mất tự tin quá.
Con bé chọc lại:
-Chừng một tuần nữa, cô sẽ "chụp giật" không kém gì cháu. Mình cứ từ từ mà "tiến" há cô!
Nói chưa hết câu, nó nghe tiếng Mat gọi giật giọng:
-Ha, Tracer.
Câu lệnh cụt ngủn, vỏn vẹn hai chữ, người ngoài nghe chẳng hiểu mô tê gì, nhưng con bé hiểu thằng Mat muốn gì. Tracer là một cổ máy nhỏ, trị giá hơn bốn chục ngàn đô, dành riêng cho việc kiểm tra chất nổ. Chỉ cần lấy cái sniffer (dụng cụ đánh hơi) đi một vòng cái giỏ, trong vòng 30 giây sẽ biết ngay cái giỏ có đủ tiêu chuẩn an toàn không. Chỉ có ba mươi giây, thời gian quá ngắn để đảm bảo sự an toàn trên không, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng cộng tác, như trước mặt nó bây giờ là một tiếp viên hàng không, nhân viên hãng Delta:
-I am a flight attendant, I do not want anyone to touch or check my bag.
Con bé sững sờ. Nó cứ tưởng hơn ai hết, phi công phải hiểu rõ luật lệ và phải hết lòng hợp tác, nhưng ai ngờ. Nó nhìn thẳng ánh mắt tóe lửa của chàng trai cao ráo trước mặt. Lại từ từ, lại thưa ông, thưa bà:
-Thưa ngài, dù cho ngài làm chủ cái sân bay này đi nữa, tôi vẫn có quyền làm random test trên cái giỏ của ngài, xin mời ngài theo tôi.
Phản đối vô hiệu, chàng tiếp viên hàng không hầm hầm đi theo con bé và cô Thanh. Trong mấy phút đồng hồ, anh chàng kể lể nào là đã từng bay đi nhiều nơi, nhiều chỗ, nhưng chưa thấy chỗ nào "dị hợm" như chỗ này. Chàng liệt kê một tiểu sử với nhiều thành tích "bay nhảy", và cuối cùng chịu thua trước vẻ mặt "chai đá", lì lợm của con bé, đành hít hơi, buông một câu:
-Sorry, I just made a fool out of myself. You did a good job. Thank you for keeping the sky safe.
Con bé cũng cười cười:
-Cảm ơn ngài, xin chúc ngài thượng lộ bình an.
Người tiếp viên hàng không đi rồi, con bé quay sang cô Thanh, hai cô cháu cười đắc thắng. Có thế chứ, đôi khi mình đâu cần nói nhiều để dành lại lẽ phải.
Nó tiếp tục chọn ra những cái bag khác, lần này, nó gặp được một người tốt. Đó là một chàng trẻ tuổi người Mỹ, anh ta bắt chuyện, tự giới thiệu là Greg, hiện đang cư ngụ tại New York. Con bé vừa nghe tên New York, trái tim nó lại bần thần. New York đối với nó sang trọng như trong mơ. New York, thành phố nó vẫn mong một lần gặp mặt. Greg sống ở New York, anh hiểu công việc con bé đang làm bây giờ là quan trọng thế nào, anh cảm ơn, con bé cũng cảm ơn, nhưng tiếng cảm ơn của nó xúc động khác thường: "Cảm ơn Greg... chúc anh và thành phố của anh nhiều may mắn.!"
3:15p.m, Mat hét:
-Hà, Thanh. Break.
Hai cô cháu hồ hởi đi xuống concourse, ngồi duỗi chân, duỗi tay tận hưởng 15 phút thần tiên. Ngồi ở đây, có thể thấy được những ngọi núi tuyết nhấp nhô, trùng điệp với những tòa building cao ngất. Cô Thanh đùa:
-Cảnh đẹp quá, ngồi đây làm thơ được đo,ù Hà ơi!
-Hông chừng mình sẽ được nổi tiếng há cô!
Nó và cô Thanh chưa kịp viết tròn bài thơ trong... mơ đã phải vươn vai về vị trí cũ. Sau break, con bé giao nhiệm vụ handwand một cô người Mễ để cô Thanh thực tập. Cô Mễ "No English", cô Thanh vận dụng hết vốn liếng tay chân, cuối cùng ngôn ngữ... câm cũng thắng. Nhìn cô Thanh vụng về cầm cái metal detector trong tay, con bé chợt nhớ tới những ngày đầu tại Check Point...
Dạo đó nó là người Việt duy nhất trong cái "Diversity Melting Pot" với đầy đủ các sắc dân này. Sống lâu lên lão làng, mạnh ăn hiếp yếu, khách hàng là thượng đế... Những luật rừng đó lắm khi làm con nhỏ muốn... khóc. Nó nhớ tới Royce, người đàn ông da đen từng dạy nó: "Khi đi làm, Hà phải biết mọi người không thể nào nhìn Hà như một người thân. Hà là người xa lạ với họ. Ngay cả đối với Hà, họ cũng là người xa lạ thôi, đúng không. Bởi vậy đừng buồn nếu như họ có lỡ ăn hiếp Hà, đừng mang những chuyện buồn trong lòng. Một người hành khách sau khi họ đi ra khỏi Check Point, họ sẽ quên đi những gì họ nói. Một người co-worker của Hà, khi về tới nhà, anh ta sẽ quên ngay những chuyện đã xảy ra tại sân bay. Tôi mong Hà cũng sống được như họ. Chỉ cần Hà coi nhẹ được, Hà sẽ thấy thoải mái hơn". Cảm ơn Royce, cảm ơn anh đã dạy tôi một bài học sống. Tôi sẽ không quên anh, tôi sẽ không bao giờ quên được bài học đáng quý mà anh đã dạy tôi. Royce bây giờ đã bỏ Check Point. Hà nghe nói anh bỏ Check Point, đi lái UTA. Ngày anh đi, Hà không kịp gặp anh lần nữa để cảm ơn anh về những lời lẽ chân tình buổi đầu.
Cô Thanh đang lúng túng rà đi, rà lại cái túi quần Jean, không biết có gì trong đó mà máy dò kim loại réo giữ quá. Cô ngập ngừng ra dấu muốn cô Mễ móc túi. Cô Mễ e lệ lôi ra chùm chìa khóa, cười bẽn lẽn, thì ra trong chùm chìa khóa của cô có cái Pepper Spray, lúc bị cô Thanh tịch thu đồ xịt mắt, cô Mễ buồn bã, hết thèm cười.
Cái Pepper Spray, thành tích đầu tiên được cô Thanh chuyển lại làm "chiến lợi phẩm". Cô Mễ ra dấu tiếc rẻ, nhưng biết làm sao được. "Chiến lợi phẩm" sẽ được Mat chuyển xuống Police Department, và từ đó được chuyển đi đâu thì... ai mà biết được.
Khoảng 4p.m, nhịp độ check in chậm lại.
Con bé được rảnh mắt nhìn chung quanh. Nó thấy cái đèn đỏ màu thạch lựu của Starbucks kề bên, thấy luôn ánh sáng lấp lánh của trái địa cầu thủy tinh của cái Gift Shop bên cạnh. Mắt nó lướt về một cặp tình nhân đang ôm hôn nhau tha thiết trước khu check in, bỗng nhiên nó nhớ da diết một người.
Dạo ấy Check Point chưa có được những chiếc cổng xanh đỏ như thế kia, chưa có được những máy móc tiện nghi như thế này, dạo ấy anh và nó còn có nhau. Nó nhìn ra Gate số 1, bàng hoàng mường tượng ra... anh, và chợt thấy lòng mình... chùng lại.
Nó nhìn đi chỗ khác, cố quên đi những kỷ niệm đã qua và nhìn thấy một cụ ông đang đẩy chiếc wheels chair cho cụ bà, hai ông bà tình tứ thiệt. Cạnh chiếc máy x-ray, một cô bé đang nhảy tung tăng với đôi hài màu đỏ, cô bé cười tíu tít, líu lo như chú vành khuyên. Một cô gái chắc còn trẻ lắm, ẳm trên tay chú bé sơ sinh, chắc chỉ vừa đầy tháng chào đời. Lần đầu tiên tới sân bay, chú mở mắt ngơ ngác: "tôi đang ở đâu vậy nè"". Nhìn vào ánh mắt chú bé, con bé chợt thấy cuộc sống này thật đẹp làm sao, thật đáng yêu làm sao!
Hằng ngày đứng đây, con bé nhìn thấy muôn vạn người đi vào đi ra. Có người vui vẻ, niềm nở, có người bồn chồn, hấp tấp, có người giận dữ, phẫn nộ. Họ đến rồi đi. Không biết họ đi đâu, không biết họ về đâu. Kìa cô bé chân đi hài đỏ, em đang đi đâu" Kìa chú bé mắt nhìn ngơ ngác, em đang về đâu" Dù họ có đi đâu, về đâu, Hà cũng biết họ có một nơi để về, có một người chờ đợi. Sẽ có những vòng tay ôm chầm em bé đi hài đỏ. Sẽ có những nụ cười hạnh phúc rạng ngời đón chào chú bé mắt nai ngơ ngác. Họ đi, và họ có một nơi để đến. Nhưng không hiểu sao, bỗng nhiên mắt con bé tối sầm. Trong một phút, nó không còn thấy gì hết. Em bé đi hài đỏ biến mất, chú bé mắt nhìn ngơ ngác biến mất, người mẹ trẻ biến mất, bà lão biến mất, ông lão biến mất.
Không còn môi cười chúm chím của cô bé đi hài đỏ, không còn vòng tay ấm áp của bà mẹ trẻ, không còn ánh mắt âu yếm của mối tình già, không còn một âm thanh nào, không còn một sự sống nào tồn tại ở Check Point. Tim Hà nhói lên, trong đầu cô văng vẳng tiếng người đàn ông: " Em yêu, anh gọi để nghe giọng nói ngọt ngào của em lần cuối. Anh không về nhà ngày hôm nay, có thể, anh không về nhà được nữa. Nhưng em yêu, chỉ cần em và con nhìn quanh căn nhà yêu dấu của chúng ta, em sẽ thấy được anh, con sẽ thấy được anh. Anh đã về tới nhà rồi em ạ, bố về tới nhà rồi con ơi". Mắt Hà cay xè, hình ảnh chiếc máy bay nổ tung, những mảnh vỡ vụn, khói mù bay khắp bầu trời hiện lên rõ mồn một. Tự dưng Hà ứa nước mắt... Không. Em bé đi hài đỏ không thể chết, chú bé vừa chào đời không thể chết, bà mẹ trẻ không thể chết, ông lão, bà lão không thể chết. Họ phải sống, phải đi, và phải đến được nơi họ cần đến. Họ phải được gặp lại người thân, phải nhìn thấy những vòng tay vẫy gọi! Họ ra đi, và họ phải có ngày về...
Hà ơi, cô Thanh ơi, mọi người ơi... hãy làm tất cả để mang mùa xuân về lại Check Point. Hãy làm tất cả để đôi môi cô bé rực sáng nụ cười. Hãy làm tất cả để chú bé được ấm áp trong vòng tay mẹ, tay cha. Và hãy làm tất cả, để Check Point sẽ không còn nữa những ngày... ta mất nhau.
Thụy Nhã
12/08/2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến