Hôm nay,  

Job Nào Cực Nhất Ở Mỹ Trong Mùa Mưa Gió Lạnh?

08/12/200100:00:00(Xem: 174321)
Bài tham dự số: 02-413-vb21203

Tác giả Hoành Nguyễn hiện cư trú tại Sacramento, thủ phủ California, có bài viết trên nhiều báo Việt ngữ địa phương. Ông cũng đã tham dự Viết Về Nước Mỹ với một số bài sưu khảo các tài liệu hữu ích cho người Việt tại Mỹ. Bài viết mới của ông đề cập tới nghề bỏ báo Mỹ, tuy kể từ một địa phương, nhưng đúng với nhiều nơi. Mong bài viết của ông Nguyễn làm người đọc trân trọng hơn với những anh chị em đang mang tờ báo tới đặt trước cửa nhà.

Những người có thân nhân ở Mỹ, thường nhận được tiền và quà trợ giúp, nên có sự suy đoán rằng: Nước Mỹ là Thiên đường, ăn sung mặc sướng, tiện nghi vật chất đầy đủ dư thừa. Đi làm thì được nghỉ cuối tuần (weekend) liên tiếp hai ngày thứ bảy và chủ nhật, mỗi năm được nghỉ vacation một tháng để đi du lịch vui chơi giải trí đó đây các nước…
Vì lẽ đó, người ở Việt Nam nhận được trợ giúp dễ dãi nên tiêu xài phung phí, không lo giữ gìn tiền bạc làm vốn kinh doanh hoặc tiết kiệm phòng thân. Họ càng không hiểu sao có người đang được sống ở Mỹ lại than cực và buồn, vì nhà cửa thường đóng kín cả ngày và đêm, ít có tình nghĩa chòm xóm láng giềng. Họ về quê hương cũ được ít lâu, hết tiền dành dụm mang theo, tìm việc làm khó lại lương ít, cảm thương mình và muốn giúp đỡ người thân, đành phải chắt lưỡi nén lòng, trở qua Mỹ "cày" tiếp kiếm tiền. Bởi lẽ, dù làm nghề bình dân lao động lương thấp ở Mỹ, vẫn có thể tiết kiệm dành dụm mỗi tháng một "cây" vàng. Còn làm công ở Việt Nam, mỗi tháng muốn để ra hai chỉ vàng thật là vất vả khó khăn.
Vậy nghề nào cực nhất trong mùa mưa gió lạnh"
Xin thưa: Đó là Job bỏ báo Bee đêm.
Mỗi ngày, cứ vào khoảng 1, 2 giờ khuya, người bỏ báo Bee đã phải thức dậy đi đến Ware house lãnh báo rồi đem bỏ từng nhà, trong hàng mấy trăm căn rải rác ở các Route.
Phải mặc quần áo che mưa phủ đầu, mưa rát mặt và gió lạnh buốt da. Nếu mắt yếu phải đeo kính thì lái xe và nhìn số nhà thật khó, vì kính cứ bị nước mưa làm ướt và mờ.
Người bỏ báo đêm ngày nay phải làm thêm công việc bỏ báo, ràng thung chung 2 tờ, Sacramento Bee và quảng cáo, rồi bỏ từng nhà vô bọc nylon cho khỏi ướt. Mất thêm công và thời gian mà tiền vẫn không tăng, lại còn phải mua bọc nylon và dây thung cột giúp cho chủ báo giàu thêm.
Vào mùa mưa gió lạnh run, lại thêm đường ướt và trơn càng dễ bị ngã té. Job bỏ báo đêm không có weekend, cũng không có cả vacation. Suốt năm ngày nào cũng làm, những ngày mà thiên hạ vui chơi cuối tuần hoặc nghỉ ngày lễ Tết, người bỏ báo đêm lại còn bận rộn nhọc hơn, vì báo có thêm nhiều quảng cáo, nặng hơn ngày thường.
Job cực như vậy mà tiền lương chỉ khoảng trên dưới $1000.
Làm nghề bỏ báo xe lại mau hư, vì chạy trong khoảng 20 thước lại phải ngừng, cứ như vậy suốt 2-3 giờ liền không tắt máy nên máy xe rất nóng. Vì vậy, người mới vào nghề chẳng bao lâu thì xe hư, nếu không tiền sửa thì đành mất job.
Đó là chưa kể có những khách hàng so đo tính từng xu, không cho tiền "típ" có khi quá tháng mà đòi 5 lần 7 lượt mới chịu trả, có kẻ biển lận quịt luôn không cần đọc báo nữa, hoặc move đi mà không cần trả tiền báo còn thiếu. Người làm công đi bỏ báo, đã phải tốn thêm tiền mua dây thung cột báo và bọc nylon, lại còn chịu thiệt khi gặp phải khách hàng xấu, đã nghèo cực còn phải chịu mất một phần tiền những nơi quịt tiền mua báo thiếu. Dù có ức lòng vì bị chèn ép bóc lột, nhưng nào biết nhờ ai can thiệp bảo vệ quyền lợi chân chính của người lao động nghèo"


Đi bỏ báo đêm có người còn bị cướp xe, có kẻ bị chó rượt, bị accident hay bị cảm lạnh.
Làm nghề bỏ báo còn phải có sẵn người phòng bị, thay thế khi bệnh hoặc có việc muốn nghỉ phép. Có người xin nghỉ phép vacation, khi trở lại thì mất route tốt, phải nhận route mới xấu hơn, lại phải mò tìm từng nhà rất mất thời gian, nếu không chịu đựng được thì đành bye bye bỏ nghề.
Những người bỏ báo đêm, một khi đã rời bỏ nghề này thì ít khi thấy trở lại. Hình như họ ngại đeo đẳng mãi cái nghề cực nhọc suốt đời mà cũng chỉ tạm đủ sống qua ngày, không có quyền lợi thêm như medical, tăng lương hoặc có trợ cấp tu bổ sửa chữa xe….
Thế thì tại sao lại có nhiều người làm nghề bỏ báo đêm"
• Thứ nhất là vì trình độ học vấn thấp, lại không có tay nghề chuyên môn. Có người bị thất nghiệp thình lình hoặc cần thêm một số tiền trả nợ góp trong một thời gian ngắn.
- Thứ hai nhà có dư thừa người không công rỗi việc, chẳng hạn con cái hoặc anh em đông. Nhiều người thì có thể lãnh thêm route, nhưng nếu chia tiền lương công bằng thì cũng chẳng có thêm được là bao nhiêu. Cả gia đình làm chung cũng chỉ hơn 3 ngàn Mỹ kim.
- Thứ ba thanh niên đang học College, mượn job tạm này để sắm xe đi, chờ học ra trường mưu cầu tương lai khá hơn.
- Thứ tư chỉ làm tạm trong mùa hè, coi như chịu khó tập thể dục lâu hơn để có thêm tiền.
Route báo được gọi là tốt khi nhà của khách hàng liền nhau, dễ thu tiền và có an ninh.
Người mới vào nghề mà muốn có route tốt thì phải hỏi sang những người đang bỏ nhiều route, hoặc muốn đổi nghề. Thường chỉ độ vài trăm, hoăc nếu quen biết manager hay worker đang làm việc trong route đó thì sẽ được giúp đỡ như ý.
Nhìn chung bỏ báo Bee đêm trong mùa mưa gió lạnh là một nghề cực nhất ở Sacramento. Đã cực mà lại ít tiền, nhiều ràng buộc. Không được thảnh thơi cuối tuần hoặc những ngày lễ, tết.
Những ai bí lối, tạm thời chấp nhận nghề này thì cũng nên có tinh thần cầu tiến, để tương lai vươn lên những việc làm lương khá, đỡ vất vả hơn hoặc được thảnh thơi cuối tuần và những ngày lễ tết vacation.
Kiếm sống ở Mỹ nên căn cứ trên sự công bằng hợp lý về phân chia lợi nhuận. Những ai không dám đòi hỏi thì thiệt thòi quyền lợi, còn nếu không chịu khó phấn đấu thì không thể vươn lên.
Còn những gia đình liên hệ ở Việt Nam, nếu có thân nhân bên Mỹ đang làm job bỏ báo đêm, thì cũng nên thông hiểu sự cực khổ của họ, mà đừng thôi thúc đòi hỏi giúp đỡ thường xuyên trong mùa mưa gió lạnh. Hãy để cho những người nghèo khó đang phải làm nghề bỏ báo đêm này, tự họ sẽ biết suy nghĩ cân nhắc, xử dụng đồng tiền dành dụm cho có lý, có tình.
Trước đây, có một vị chủ nhiệm công ty nhật báo Mỹ xin từ chức, dù đang có lời to. Có lẽ ông ta nhận thấy người bỏ báo vất vả thiệt thòi, mà cá nhân mình không trọn quyền quyết định tăng lương giúp đỡ, nên đã tìm một nghề khác cho lương tâm thoải mái hơn chăng"
Sacramento, mùa mưa 2001
HOÀNH NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến