Hôm nay,  

Tưởng Tiếc Twin Tower

28/11/200100:00:00(Xem: 427434)
Người viết: PHẠM HỒNG ÂN
Bài tham dự số: 02-405-vb61123

Tác giả Phạm Hồng Ân cư trú tại San Diego đã có nhiều bài viết về nước Mỹ quen thuộc với bạn đọc. Sau đây là một đoản văn của ông về vụ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 9-11.

"...Những ngọn lệ nến đêm nay
Rơi bỏng trái tim viễn xứ
Những vòng hoa ngan ngát nơi đây
Triệu triệu mùi hương dẫn về tuyệt lộ
Tôi bàng hoàng nhìn Newyork điêu linh
Như chính ngực mình đầm đìa thương tích..."
Phạm Hồng Ân

Chúng tôi đứng bên nhau, sau ngày 11 tháng 9 - ngày nước Mỹ gặp thảm nạn. Ngày này, trong hoàng hôn chập choạng của buổi chiều buồn bã, giữa hàng trăm ngọn nến bập bùng nơi tòa nhà cộng đồng người Việt ở San Diego - chúng tôi đứng bên nhau - cầu nguyện cho hơn 6.300 vong linh vừa tử nạn, bởi cuộc khủng bố kinh khiếp và dã man nhất lịch sử.
Cả một tháng qua, tôi cứ mãi bàng hoàng, thương tiếc - khi hay tin Twin Tower sụp đổ tan tành. Thế là, tòa nhà chọc trời 110 tầng, trụ sở chính của trung tâm tài chính thế giới...đã vĩnh viễn mất dấu. Twin Tower, kể từ hôm nay, chỉ còn trong hình ảnh, trong ký ức mọi người. Nhìn ảnh chụp Twin Tower sừng sững, uy nghi, vượt vút lên cao. Phía tiền cảnh, là tượng nữ thần Tự Do cách đó không xa. Tôi bỗng thấy đau xót, ngậm ngùi...và thầm trách mình sao chưa kịp đến đấy, để thưởng ngoạn một kỳ quan hiếm có.
Thật ra, Newyork đối với tôi không xa lạ lắm. Vì lần đầu, năm 1970, tôi đã đến thành phố bề thế đó, trong chuyến tour do trường United States Naval Officer Candidate ở Rhode Island tổ chức. Năm ấy, Newyork chỉ có Empire State Building, là tòa nhà chọc trời gồm 102 tầng - khi khánh thành năm 1931 - nó là tòa nhà cao nhất thế giới : 1.250 feet. Năm 1970, công trình Twin Tower đang trên đà xây dựng, tôi chưa hình dung được tính chất đồ sộ và hùng vĩ của nó, sau này. Twin Tower thực sự thành hình vào năm 1973. Nó vượt hơn Empire State Building, cao 1.368 feet, chiếm địa vị độc tôn toàn cầu, hàng ngày có trên trăm ngàn du khách thăm viếng và chiêm ngưỡng.
Twin Tower là tháp song sinh, là hai tòa nhà chọc trời cùng kiến trúc tương tự, luôn ở vị thế song song nhau vượt thẳng lên không gian. Và phía dưới, quần tụ năm tòa cao ốc thấp hơn, nhằm nâng cao tính nghệ thuật kiến trúc hiện đại.


Nói đến Twin Tower, phải nhắc đến người đã khai sinh nó. Kiến trúc sư Minoru Yamasaki. Ông là người Mỹ gốc Nhật, sinh tại Seattle, tiểu bang Wasington. Suốt thời trai tráng, kiến trúc sư đã từng hành nghề ở Newyork và Detroit. Ông sinh năm 1912 và tạ thế năm 1986. Yamasaki thành công do biết phối hợp giữa tính nghệ thuật hiện đại và truyền thống điêu khắc cổ điển một cách tinh xảo. Mỗi công trình đều có tính chất sáng tạo, mới lạ, dễ lôi cuốn người khác, và gây hiệu quả lâu dài. Ông đã xây dựng nhiều building theo khuynh hướng đó, nổi bật là Terminal Building năm 1956 tại phi trường St. Louis, tiểu bang Missouri. Năm 1962, tác phẩm United States Pavillon tại Hội Chợ Thế Giới ở Seattle đã đưa nhà kiến trúc tài ba này lên đài danh vọng.
Twin Tower ngạo nghễ vươn cao, phối hợp với tượng Nữ Thần Tự Do gần đó, là biểu tượng cho sự tự do vượt thoát, là dấu chứng của nước Mỹ phú cường. Bây giờ, Twin Tower sụp đổ tan tành. Một công trình kiến trúc tuyệt vời chỉ còn lại đống gạch vụn khổng lồ, và vài sườn tường trơ vơ cố vươn lên không gian - giống như bàn tay của người xấu số, gắng sức đưa cao, vẫy gọi nhân gian lần cuối.
Và tôi đã thật sự xúc động, khi biết hơn 6.3000 nạn nhân - trong thoáng chốc - bị chôn vùi oan nghiệt dưới đống gạch vụn khổng lồ của Twin Tower sụp đổ. Nước Mỹ đang gặp đại nạn. Nhìn cảnh người Mỹ mang thương tích, cố gắng lê chân trên đường phố đầy khói bụi - tôi tưởng chừng như ngực mình đang đầm đìa thương tích, đang nghẹn lại, đau với cái đau của toàn nước. Từ lâu, nước Mỹ là ân nhân, là vùng đất an lành đã chở che, đùm bọc tôi như một quê hương thứ hai. Người Mỹ đã mở rộng vòng tay nhân ái, tiếp đón tôi đến đây định cư, khi tôi bị mất nước, lao lung trước hiểm họa Cộng Sản.
Tục ngữ Việt Nam có nhiều câu rất hay, như:
" Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
“Uống nước nhớ người đào giếng".
Hoặc:
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."
Người Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Chúng tôi không thể vô ơn, bạc nghĩa đối với ân nhân mình. Càng không thể " ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản " như một số người vô tâm đã từng làm ngày trước. Nước Mỹ đang bị xâm phạm. Tự Do đang bị đe dọa. Quê hương thứ hai của chúng tôi đang gặp thảm nạn. Chúng tôi - những người Việt Nam tị nạn trên đất Mỹ, sẵn sàng chia xẻ và đóng góp mọi thứ cần thiết... như góp cho chính quê hương ruột thịt của mình.
PHẠM HỒNG ÂN
(San Diego)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,964,531
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.
Sau vài tháng đắn đo suy nghĩ và bàn bạc với con cái,
Đã có hàng triệu người Việt định cư tại xứ Mỹ này
Năm 1975, để bảo tồn Hội Dòng, những tu sĩ Dòng Đồng Công
Thay mặt các anh chị em nhóm Việt Bút, tôi đến tòa soạn Việt Báo nhận 35 quyển sách mới
Vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 07/2019, các bác sĩ và y tá cùng nhân viên trong bộ phận Xứt Môi và Răng Hàm Mặt
Sân chùa Kim Cang đông tấp nập trong ngày lễ Vu Lan.
Về lại Cali năm nay, tôi nghĩ mình chắc sẽ có nhiều nỗi vui mừng, xúc động.