Hôm nay,  

Chiều Buông Ánh Tím

20/11/200100:00:00(Xem: 202333)
Người viết: Trần Hạnh Duy Thanh
Bài tham dự số: 02-399-vb81042

Trần Hạnh Duy Thanh, 14 tuổi, cùng gia đình cư trú tại San Jose, hiện em là học sinh trường Quimby Aok. Duy Thanh chính là người Viết Về Nước Mỹ trẻ tuổi nhất. Em đã hai lần gửi bài, thường “sa’ng ta’c” những chuyện kể với các nhân vật lớn hơn tuổi của em, chứng tỏ sức tưởng tượng phong phú. Sau đây là truyện ngắn mới nhất của em.

"Hê Tường Vy! Sao không lại chịu giúp chị một tay mà đứng ngây người nhìn cái gì vậy" Thôi đi cô ơi, thôi đừng có mơ mộng mộng mơ nữa, hãy thực tế một chút đi nào! Lại giúp chị một tay đi!"
Uyên Hoa la lớn làm Tường Vy giật mình quay lại "Dạ" một tiếng nhỏ rồi vội lại giúp chị một tay. Tuy Uyên Hoa và Tường Vy không phải là ruột thịt nhưng hai người thương mến và đùm bọc nhau lắm. Họ luôn giúp đỡ nhau trong công việc nhà, trong việc học cũng như trò chuyện với nhau những tâm sự sâu kín của họ.
Tường Vy mồ côi ba và mẹ từ nhỏ, Vy sống trong cô nhi viện cho đến khi 13 tuổi. Hôm ấy có một người đàn ông khoảng 60 mấy tuổi đến thăm trại cô nhi. Vy nghe mọi người nói ông ấy thuộc loại giàu có lắm và ông ấy rất thích bố thí, cũng như rất yêu thương những trẻ mồ côi như Vy. Trong khi mọi đứa trẻ khác xum quanh ông để trò chuyện và ca hát cho ông nghe thì Vy một mình ngồi trong vườn hoa nhỏ để vẽ. Vy yêu hoa lắm, vườn hoa này do Vy giúp các cô chăm bón, ngày nào Vy cũng ra tưới nước và ngắm hoa. Hôm nay bỗng dưng Vy thích vẽ. Thế là với cây bút chì màu cụt ngũn mà Vy rất quý trọng cùng với vài tờ giấy trắng, Vy say sưa vẽ mãi, vẽ mãi. Mọi âm thanh xung quanh nhỏ dần, nhỏ dần, chỉ còn những hình ảnh quây quần trước mắt. Ngón tay bé nhỏ của Vy nhè nhẹ lướt đi trên tờ giấy trắng tinh, những hình ảnh dần dần hiện ra. Nét vẽ thơ ngây nhưng sao mà bối cảnh của bức tranh buồn quá. À! Đó là bối cảnh mà Vy đang ngồi đó mà. Nhưng mà cô bé trong tranh mặc một chiếc áo màu tím nhạt, đường viền xanh nhạt, đang ngồi trong buổi chiều hoàng hôn đang xuống. Nền trời màu tím đỏ làm nổi bật cặp mắt buồn rười rượi, cô bé như đang trầm tư suy nghĩ điều đó rất xa vời, rất mông lung. Xung quanh, những luống hoa không phải màu đỏ, màu cam hay màu vàng, mà vẫn đượm màu tím buồn man mác. Tựa đề của bức tranh được ghi trên đầu trang là "Chiều buông màu tím".
- Đẹp quá! Nhưng mà hơi buồn đó cháu bé ạ! Một giọng nam trầm ấm vang lên sau lưng Vy.
- Thưa ông! Vy vội đứng lên lễ phép cúi đầu chào.
- Giỏi lắm! Cháu thích vẽ lắm sao" Mà sao lại vẽ toàn màu tím thế kia" Ông Huy (Tên của người đàn ông) vừa xoay đầu Vy vừa dịu dàng hỏi.
- Dạ! Cháu cũng không biết tại sao cháu vẽ toàn màu tím không nữa, tự dưng cháu thích vẽ như vậy thôi, Vy lễ phép trả lời và cười. Nụ cười thật hồn nhiên.
Ông Huy cũng cười và Vy bỗng cảm thấy ông như một ông tiên trong những chuyện cổ tích mà hồi nhỏ các cô vẫn thường đọc cho Vy nghe.
Qua ngày hôm sau, các cô ở văn phòng cho gọi Vy lên. Vy thích thú nghĩ: "Chắc các cô đã mua loại hoa hồng tím cho mình như các cô đã hứa khi mình đạt được điểm cao nhất lớp. Và bây giờ gọi mình lên để đem về trồng trong vườn chứ gì! Haha vui quá" Vy nhảy chân sáo lên trần nhà, mở nhẹ cửa vào phòng. Vy chẳng thấy cây hoa hồng tím nào ở trong phòng cả, chỉ toàn thấy là người lớn, người nào người nấy với vẻ mặt nghiêm trang nhưng cũng phấn khởi. Vy thấy có cả ông Huy ở đó nữa, ông đang nhìn Vy mĩm cười.
Vy ngồi xuống theo lời của cô giáo. Vy thấy sờ sợ với căn phòng có khoảng mười mấy người này. Vy linh cảm có gì đó rất lớn sẽ xảy ra trong căn phòng này. Bầu không khí nặng nề được phá tan bằng tiếng tằng hắn của ông Huy. Ông ngồi đối mặt với Vy và thẳng thắn nói:
- Vy, con có muốn làm con nuôi của bác không"
Câu hỏi đó làm Vy bất ngờ vô cùng, từ trước đến giờ Vy chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ có một người xin mình làm con nuôi và đặc biệt là một người đàn ông phúc hậu và tốt bụng như vậy. Vy cũng chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ rời khỏi đây, rời bạn bè, thầy cô và cả vườn hoa nhỏ của mình sớm như thế này. Tất cả đều quá bất ngờ, quá sức tưởng tượng đối với Vy. Hiểu được tâm trạng của Vy, cô hiệu trưởng nhẹ nhàng nói:
- Ông Huy đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có gia đình và chưa có được một đứa con nào để chung vui khi tuổi già đến. Hôm qua, lúc thấy con ngồi vẽ với tâm trạng xuất thần, và khi thấy bức vẽ của con, ông Huy đã bàn với cô là muốn xin con về làm con nuôi. Cô đây và các thầy cô khác đã hoàn toàn đồng ý. Bây giờ mọi người chỉ chờ đợi ý kiến của con. Vy, con nghĩ thế nào"
- Con…con…con không biết nữa! Chuyện này bất ngờ quá, con chưa từng nghĩ tới cho nên….cho nên…con không biết nữa! Vy cảm thấy khó nói quá.
- Không sao" Ông Huy vội nói- con cứ suy nghĩ cho kỹ trước khi trả lời nhé! Ba ngày sao bác sẽ trở lại. Và bác rất hy vọng con sẽ nhận lời bác.
- Dạ! Vy không biết nói gì hơn.
- Thôi! Tôi còn chút việc cần phải làm. Tôi sẽ trở lại sao. Cám ơn các cô rất nhiều! Nói xong ông quay lại nói với Vy:
- Bác về nha cháu!
- Dạ! Bác về.
Mọi đứa trẻ và mọi người trong cô nhi viện đều biết chuyện này. Ai cũng bảo Vy thật là may mắn, Vy thật là có phước. Nhưng cũng không ít những ánh mắt ganh tỵ, nói xấu sau lưng: "Nó có gì đặc biệt đâu mà muốn xin về làm con nuôi chứ. Nó cũng chỉ như tụi này thôi, một đứa trẻ mồ côi, có gì hơn. Có gì tốt hơn đâu"" Nhưng đó chỉ là số ít vì hầu hết các thầy cô và đứa trẻ trong cô nhi viện này đều yêu mến Vy. Vả lại Vy cũng không thèm bận tâm về những câu nói không đâu đó. Vy đang mãi suy nghĩ rằng mình có nên nhận lời hay không" câu hỏi đó cứ dằn dặt Vy mãi. Cho đến ngày thứ ba, Vy vẫn chưa có câu trả lời. Vy nghĩ: "Mình muốn ở lại vì nơi đây có biết bao nhiêu kỷ niệm với mình. Buồn, vui, hờn, tủi đều có cả. Bạn bè và thầy cô luôn sát cánh bên nhau bao nhiêu năm nay, tình cảm như mẹ con, như anh em ruột thịt. Nay ra đi, chỉ mình mình hưởng giàu sang phú quý, được người ta chiều chuộng, còn các bạn ở lại phải sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Có tình thương nào thay thế tình mẫu tử, phụ tử đâu chứ" Nhưng nếu mình ra đi mình sẽ có một tương lai sáng lạng và khi đó mình có thể giúp đỡ các thầy cô, các bạn nhiều hơn. Vả lại, tuần nào người của ông Huy cũng đến đây để thăm viếng, khi đó mình có thể xin phép để được đi cùng để thăm mọi người". Nhưng dù sao đi nữa, Vy vẫn không thể quyết định được. Nó quá khó đối với Vy. Vy ra thăm vườn hoa của mình để mong tìm sự thoải mái cho tinh thần thì thấy cô Tâm Như đã ngồi đó tự bao giờ. Hình như cô có ý đợi Vy thì phải.


- Lại ngồi đây Vy, cô Như gọi.
Vy nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh. Cô Tâm Như là người mà Vy quý trọng và yêu mến nhất và cũng là người gần gũi Vy nhiều nhất. Khi có điều gì buồn, Vy đều tâm sự với cô, và cô luôn cho lời khuyên vừa đứng đắn vừa làm Vy hài lòng. Vy xem cô như là người mẹ thứ hai của mình. Nghĩ đến việc ấy lòng Vy lại thấy nhói đau.
- Con đã quyết định chưa Vy" Cô Như Tâm hỏi.
- Dạ chưa! Con suy nghĩ mãi mà vẫn không biết nên làm sao cho đúng.
- Cô biết, cô hiểu việc này rất khó xử đối với con. Nhưng cô nghĩ…cô Tâm Như chợt thở dài, cô nghĩ con nên nhận lời của ông Huy.
- Con….
- Ông ấy là một người tốt, là một người đàn ông phúc hậu. Ông ấy quen thuộc với cái cô nhi viện này đã lâu lắm rồi. nhưng ông ấy thường chỉ tiếp xúc qua điện thoại và cho người làm đến đây thôi. Hôm đó là lần thứ 3 trong vòng 15 năm qua.
- 15 năm qua" Ông Huy quen với cô nhi viện chúng ta 15 rồi sao" Vy không thể tin được.
- Ừ! Vì vậy cho nên các cô biết rồi con sẽ sống hạnh phúc và sẽ có một cuộc sống đầy đủ với ông ấy. Vy ạ!
- Dạ!
- Nghe lời cô đi con. Con sẽ chẳng có tương lai gì nếu ở mãi trong đây đâu. Con là một đứa trẻ tài năng, con sẽ có một tương lai rực rỡ nếu con được ra ngoài. Và đó chính là điều mọi người mong muốn ở con.
- Mọi người! Cô Tâm Như nhấn mạnh từng chữ. Mọi người con có hiểu không" cả ba mẹ con ở trên trời cao nữa đó. Vy!
- Nhưng mà con…
- Vy! Chúng ta phải biết nắm lấy cơ hội, nhiều đứa trẻ trong đây mong muốn được như con lắm mà có được đâu. Con phải nghĩ đến điều đó chứ. Nếu con nhận lời, cả con và ông Huy sẽ được hạnh phúc. Con sẽ có một người cha nhân từ, và ông Huy sẽ có một đứa con gái ngoan. Như vậy chẳng phải là tốt đẹp cả hai sao"
- Dạ, con hiểu rồi. Con…. con sẽ nhận lời.
- Ngoan lắm! Ngoan lắm Vy.
- Cô à!
- Gì con"
- Con sẽ nhớ cô lắm đó!
- Cô cũng vậy! Nhưng con có thể đến đây mỗi tuần một lần với nhân viên của ông Huy mà.
- Dạ!
Hai cô cháu ôm nhau nhìn những vì sao lấp lánh như những hạt kim cương đính trên bức màn nhung của bầu trời đêm.
- Đẹp quá! Vy nói.
- Ừ! Các vì sao đang mĩm cười để chúc phúc cho con đó Vy, cô Tâm Như thì thầm.
Không ai tưởng tượng được ông Huy đã vui như thế nào khi Vy nhận lời. Ông đã bế bổng Vy lên như một con búp bê và cho luật sư làm giấy tờ ngay tại văn phòng.
Ba ngày sau, Vy đã có mặt tại nhà ông Huy. Ngôi nhà không rộng như những ngôi biệt thự trong những bức ảnh mà Vy và các bạn đã có dịp xem qua trước đó, nhưng nó được trang trí rất đẹp và ấm cúng. Có cả một vườn rộng trồng đầy hoa và hoa, đặc biệt có một góc riêng dành cho một loài hoa mà Vy yêu thích nhất: hoa hồng tím. Phòng ngủ của Vy được trang trí rất đẹp, toàn là màu tím và trắng. Tường được sơn màu tím nhạt, các vật dụng trong phòng được dùng toàn màu trắng. Vy rất yêu thích căn phòng, vườn hoa và tất cả những gì ông Huy đã làm cho Vy.
Vy gọi ông Huy bằng "Ba". Tiếng Ba ngọt ngào ấy làm cho ông Huy như trẻ ra nhưng đời người rồi có lúc phải kết thúc. Ông biết mình sắp phải từ giã từ cõi trần thế, và bây giờ Vy đã khôn lớn rồi, có thể hiểu chuyện nên ông muốn cho Vy biết một bí mật tận sâu kín trong lòng ông từ mấy chục năm qua. Hôm ấy, ông gọi Vy lại và nói:
- Vy à! Thật ra ba cũng chẳng tốt lành gì. Ba không hoàn hảo như con và mọi người vẫn thường nghĩ về ba.
- Ba à! Sao ba lại nói những chuyện như vậy"
- Ba đã từng có một người vợ và đứa con gái nhỏ tên Uyên Hoa khi ba còn ở quê. Khi đó vì còn trẻ nên ba không chịu yên phận thủ thường mà ba bỏ gia đình nghèo khó lên thành phố kiếm tiền. Rồi chiến tranh xảy ra, mọi người ở quê phải tìm nơi để trú ẩn từ đó gia đình ba bặt tin nhau. Bao năm qua, ba vẫn mãi kiếm tìm khắp nơi. Cuối cùng rồi ba cũng tìm được. Ba muốn đón họ về để chuộc lại những lỗi lầm cũ, ba biết bây giờ vẫn còn nghèo khó, chẳng khá giả gì. Nhưng ba không đủ cam đảm để nhận lại họ. Nay ba đã sắp đi rồi, ba muốn nhờ con một việc được không"
- Dạ!
- Con hãy rước dùm hai mẹ con bà ấy về đây ở chung với con và nói rằng ba thành thật xin lỗi, và mong họ tha thứ những lỗi lầm ba đã gây ra. Tiền bạc đã che mờ mắt ba, và vinh hoa đã làm cho ba trở thành con người bất nhân bất nghĩa. Nay là lúc ba phải trả giá cho việc đó. Vy! Như vậy có được không con"
- Dạ! Tất nhiên là được. Con hứa con sẽ đón dì và chị về đây sống chung với nhau.
- Ngoan lắm! Ba đã rất hạnh phúc trong những năm tháng sống với con. Con là một đứa con gái ngoan, rồi tương lai của con sau này sẽ rực rỡ. Nhớ rằng cho dù có gì đi nữa, con vẫn phải học, học cho thành tài nghe không Vy"
- Dạ!
Ông Huy đã qua đời khi Vy được 18 tuổi. Lúc đó, Vy vẫn đang học trung học. Vy đã thực hiện lời hứa với ba của mình là rước người dì và chị về. Họ không ưa gì Vy, họ khinh Vy chỉ là một đứa trẻ mồ côi. Vy không quan tâm chuyện đó vì Vy nghĩ họ đã chịu quá nhiều mất mác, quá nhiều khổ sở trong cuộc đời rồi. Nay họ có làm vậy vì thù cuộc đời hay vì một lý do nào khác cũng vậy thôi. Điều chính là Vy phải ra trường đại học, tìm một công việc tốt, và giúp đỡ cho cô nhi viện để nối bước người cha kính yêu của cô.
Tuy nhiên khi Vy chuẩn bị bước vào năm đại học thứ hai thì tình cảm giữa cô và hai mẹ con người dì đã hoàn toàn thay đổi. Bởi vì qua hai năm chung sống, họ thấy ở Vy một con người đôn hậu, thật thà, dễ mến và luôn xả thân vì người khác. Họ đã bị Vy chinh phục và bây giờ họ cố gắng xây dựng lại một mái ấm gia đình cho cả ba người.
Cuộc đời đã ban cho Vy một người cha kính yêu. Nay cô trở lại và ban phát tình thương ấy cho tất cả những đứa trẻ khác. Vy luôn mong muốn những đứa trẻ mồ côi ấy là một Tường Vy thứ hai.
TRẦN HẠNH DUY THANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,617,258
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến