Hôm nay,  

Công Nhân Đổ Rác Lương $47,000/năm

06/11/200100:00:00(Xem: 218735)
Bài tham dự số: 02-390-vb21033

Tác giả Lê Hiền đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ giá trị. Ông Hiền hiện cư trú tại Garden Grove, và là kỹ sư điện cho một hãng ở Irvine. Bài sau đây của ông Hiền là những ghi nhận và suy nghĩ quanh cuộc đình công của nhân viên sở rác Orage County đầu tháng 10 vừa qua.

Liệu lương 47,000 đồng một năm cho công nhân lái xe đổ rác là đủ"
Đó là câu hỏi mà hãng thầu đổ rác đã gởi về nhà tôi vào ngày 1 tháng 10. Trong nội dung tờ báo cáo đến khách hàng, hãng thầu đã đồng ý đưa ra một khế ước trao cho đại diện công nhân đình công bắt đầu từ ngày mồng một, trong vòng 5 năm sẽ được tăng lương mỗi năm hơn 6% từ lương bắt đầu 45,175 đồng đến 52,000 đồng kể cả overtime. Lương hiện tại là 41,925. Nhưng đại diện công nhân đã bác bỏ khế ước của chủ nhân và đòi tăng hơn 15% mỗi năm, đến năm 2006 lương phải đáp ứng đến tới 61,000 đồng.
Tờ báo cáo làm tôi giật mình vì nó liên quan đến đời sống trực tiếp hàng ngày của gia đình tôi và lối xóm. Mỗi ngày mỗi gia đình chúng ta thải ra bao nhiêu lượng rác, nếu kết tính lại một năm thì là một con số không nhỏ. Hàng ngày chúng ta sống gần rác, cầm bịch rác đem ra sân sau đổ vào thúng rác lớn để đợi cho xe rác đến hốt đem đi đổ mỗi tuần. Đời sống hàng ngày đã tạo nhiều thói quen: đọc xong tờ báo, vứt nó vào thùng rác màu xanh, cắt cỏ chúng ta đổ nó vào thùng màu nâu, đồ ăn dư thừa chúng ta đổ vào thùng màu đen, đời sống văn minh tập cho chúng ta có thói quen ngăn nắp và sạch sẽ. Không thể tưởng tượng nổi cả một quận Cam tràn ngập rác rến nếu một tháng công nhân xe đổ rác kéo dài đình công. Những bãi rác sẽ thành nơi sinh sôi nảy nở của các giống ruồi truyền bệnh, những con gián vốn đã khó tận diệt sẽ lan tràn thêm, rồi nào là chuột, và những con bọ giết người.
Mới qua ngày đình công thứ tư mà rác rến đã ứ đọng rất nhiều nhất là khu Santa Ana nơi dân cư quá đông đúc, những người dân cư trú gần các thùng rác phải chịu trận những mùi hôi thối nồng nặc. Dư luận của dân chúng nghĩ thế nào về cuộc đình công này" Hầu như dư luận đều không mấy tốt đẹp, nhất là cuộc đình công lại xảy ra sau biến cố 911. Khi mỗi người đều mang cái tang chung của đất nước Hoa Kỳ, nạn thất nghiệp ngày càng lên cao, có thễ lên tới 1 triệu người sẽ bị sa thải vào năm tới, nhiều người cần có công ăn việc làm ngay tức thì, thì sự đình công đòi lên lương mỗi năm hơn 15% là một điều không hợp lòng dân chúng.
Đây là cuộc đình công thứ 6 kéo dài 7 ngày ảnh hưởng đến 418,600 gia đình và 31,700 cơ sở thương mại. Cuộc đình công lần thứ I xảy ra năm 1965 với 10 ngày, lần thứ 2 năm 1975 với 10 ngày đình công, lần thứ 3 năm 1978 với 5 tuần lễ đình công, lần thứ 4 năm 1982 với 2 ngày đình công, lần thứ năm 1985 với 1 ngày đình công.
Vùng quận Cam có tất cả 5 hãng thầu đổ rác. Đó là CR& R Recycling ở Stanton, Rainbow Disposal Huntington Beach, Taormina Industries Inc ở Anaheim, Waste Management Inc. ở Orange, và Sunset Enviromental- Waste Management ở Irvine. Công nhân của 4 hãng đã đi vào đình công, còn lại hãng Sunset Enviromental vùng Irvine hứa sẽ thỏa mãn yêu cầu của công nhân dựa theo kết quả cuộc đình công của công nhân các hãng kia, nếu họ không nhảy vào tham gia cuộc đình công.
Những khu vực bị ảnh hưởng đình công là Anaheim, Brea, Fountain Valley, Fullerton, Garden Grove, Huntington Beach, La Habra, Orange, Placentia, Santa Ana, Stanton, Villa Park, Westminster, Yorba Linda. Những công nhân thuộc các thành phố Mission Viejo, Lake Forest, Rancho Santa Margarita, Laguna Beach và Irvine thì gọi vào kêu bệnh để nghỉ vì khế ước không cho phép họ đình công.
Trong khi công việc lái xe đổ rác không đòi hỏi phải có bằng cấp và thực tập nhiều, thì việc các nhà thầu đáp ứng tăng lương 33% là có cơ sở. Không phải nói vì phải đáp ứng như cầu cho gia đình nên công nhân đòi hỏi tiền lương một cách phi lý, giống như người thợ assembler than vãn với ông chủ vì phải chu cấp cho gia đình đòi hỏi phải tăng lương cho bằng người kỹ sư vì thấy người kỹ sư ngồi trong văn phòng suốt ngày chẳng thấy làm gì cả còn người thợ thì phải cặm cụi ráp nối ngoài khu sản xuất. Hay người kỹ sư so sánh với ông giám đốc vì thấy ông ta chỉ tay năm ngón không đụng đến móng tay móng chân gì cả. Trong xã hội mỗi người là một móc xích, ái có vị trí đó hợp với khả năng và kiến thức của mình, mỗi người cống hiến phần giá trị của mình tạo nên một xã hội ổn định.
Qua ngày thứ tư đình công, rác rưởi đã chồng chất lên khắp nơi, mùi hôi thối xông lên không chịu được nhất là những khu apartment vùng Santa Ana và Anaheim.
Một ông cụ 80 tuổi ở Anaheim nói: "Đây là một điều rất không tốt cho những công nhân sở rác đình công trong lúc xứ sở đang bị tai họa khủng bố và còn phải phòng ngừa bị khủng bố tiếp".


Một ký giả phát biểu: "Chúng ta đang ở thời kỳ suy thoái kinh tế và khủng bố vẫn còn đe dọa, việc chấp nhận tăng lương 33.5% là điều nên làm, không nên đòi hỏi tăng 75% lương vì nhiều người còn không có việc làm ngoài kia. Nếu để rác ngập tràn mọi nơi, người người không thể chịu đựng được nữa thì dân chúng sẽ quay ra trách móc những công nhân đình công".
Một giám đốc phát biểu cảm tưởng "Những công nhân xe đổ rác làm việc chăm chỉ, họ vác trên lưng mỗi ngày 10 tấn rác. Nhưng với 33.5% mức lương tăng trong vòng 5 năm tới trung bình 6% một năm, so với mức vật giá leo thang chỉ 3% , như vậy đòi hỏi của các công nhân đình công cũng đã được các chủ nhân thỏa mãn đáng rồi".
Thật ra năng suất làm việc 10 tấn rác một ngày như vậy cũng là nhờ các kỹ sư cơ khí thiết kế xe chở rác rất tối tân với những cánh tay người máy có thể nâng các thùng rác nặng nề lên xuống nhẹ nhàng, người lái xe chỉ bấm nút điều khiển mà thôi. Hơn 10 năm về trước xe chở rác cần có 3 người, một người tài xế và hai người phụ đổ những thùng rác vào thùng xe. Chắc các công nhân đình công cũng phải hiểu rằng lương tăng trung bình của các hãng là từ 4 đến 6%, còn người nào được 10% trở lên phải là rất đặc biệt và tài giỏi lắm.
Sau 7 ngày đình công có lẽ vì những chỉ trích trên, và dư luận dân chúng không mấy tốt đẹp, nên các công nhân đã họp lại với 443 phiếu thuận và 172 phiếu chống, họ đã bằng lòng với khế ước ban đầu của chủ nhân của 4 hãng thầu rác, và đã bắt đầu chịu đi làm việc ngay thứ sáu 5 tháng 10.
Với sự cộng tác của nghiệp đoàn "Teamsters Local 396" họ đã thuyết phục được đa số công nhân trở lại làm việc. Với kinh nghiệm đấu tranh của giới lãnh đạo "Teamsters Local 396" sau khi thay mặt công nhân điều đình với chủ hơn một tháng trời họ đã đạt được thỏa ước tăng lương 33.5%, họ biết nên dừng lại ở đây, nhưng có một số công nhân không hiểu biết nhất là những công nhân gốc Mễ không chịu họ tiếp tục đòi đấu tranh để đòi lương cao hơn nên mới có vụ đình công kéo dài 7 ngày. Giới lãnh đạo nghiệp đoàn phải tiếp tục ủng hộ cuộc đình công này, nhưng sau nhiều buổi họp với chủ nhân sở rác và nhất là thấy dư luận không thuận lợi, giới lãnh đạo nghiệp đoàn đành phải họp mặt lại bỏ phiếu, kết quả đa số công nhân chịu trở lại làm việc vì họ đã hiểu biết sao khi giới lãnh đạo giải thích cặn kẽ.
Hãng Waste Management hy vọng công việc hốt rác sẽ trở lại bình thường vào ngày thứ sáu, sau ngày đình công hãng này lập tức đi mướn những công nhân mới để thay thế vì công việc này không cần bằng cấpn và rèn luyện nhiều nên dễ dàng thay thế, và kêu gọi một số supervisor từ các nơi khác về giúp.
Khế ước mới được đính lại như sau. Tăng lương 33.5% trong vòng 5 năm, lương giờ khởi đầu từ 13.90 đồng năm đầu tiên tới 16 đồng vào năm 2006. Giờ làm việc 55 giờ mỗi tuần bao gồm 15 giờ phụ trội. Lương hàng năm tính trên giờ làm việc trung bình 55 tiếng một tuần là 45,175 đồng năm đầu tiên cho đến 52,000 đồng vào năm 2006. Bảo hiểm HMO công nhân khỏi phải trả bất cứ lệ phí nào hết, 5 ngày bệnh, vacation được tăng mỗi năm một ngày.
Qua vụ này, vì công nhân chưa thõa mãn điều kiện tăng lương của chủ đến 33.5% nên chính quyền và luật sư các thành phố sẽ sẵn sàng can thiệp để hòa giải hai bên không để cho công nhân đi quá trớn làm hại đến trị an và trì trệ sinh hoạt thành phố.
Trong luật chơi dân chủ, nếu công nhân cảm thấy đồng lương bị ém họ có thể đình công để đòi chủ tăng cho đúng với công lao của họ bỏ ra và làm cho cuộc sống gia đình thêm sung túc, nhưng nếu đi quá giới hạn như đòi hỏi một mức tăng vô lý 75% họ sẽ bị kềm chế và dân chúng cũng bất mãn đối với họ. Hai bên đều không có thiệt thòi, chủ chịu nhượng bộ một chút và công nhân biết chừng mực để dừng lại.
Trong 6 vụ đình công trong vòng 35 năm vừa qua cả công nhân và chủ nhân sở rác không có ai bị thiệt thòi, không có kẻ thắng người bại, cuối cùng rồi đều đi đến kết quả khả dĩ chấp nhận cho cả đôi bên. Sau đình công các chủ nhân sở rác không lấy thế mà oán trách công nhân, họ đã mở rộng vòng tay đón các công nhân trở lại không có những thù oán hay hăm dọa, các chủ nhân họ hiểu đó là nguyện vọng chính đáng của công nhân, bởi vậy họ mới chịu nhượng bộ 33.5%.
Về công nhân họ muốn có tiếng nói được đề đạt qua chủ nhân thông qua giới lãnh đạo nghiệp đoàn đình công, để có thể đình công trong vòng trật tự và ôn hòa không đưa đến sự bồng bột quá khích vì thiếu lãnh đạo và đường hướng.
Theo dõi vụ đình công của công nhân sở rác, tôi đã học được bài học quý báu về quyền hành sử tự do dân chủ và thượng tôn luật pháp. Dân chủ quá trớn và độc tài đều là những chướng ngại làm ngăn trở bước tiến hóa và sinh hoạt.
LÊ HIỀN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến