Hôm nay,  

Vui Buồn Traffic School

24/10/200100:00:00(Xem: 230308)
Lần trước, tôi đã kể cho các bạn đọc nghe về một ngày làm việc của tôi với cái nghề tay trái: giảng viên traffic school, cái nghề bất đắc dĩ mà tôi đã "dính" gần năm nay bởi một sự tình cờ và hy hữu, nhưng bây giời thì tôi lại "thương" nó quá. Đã vui mà lại đem về thêm vài trăm mỗi tháng cho bà xã đi chợ thì chẳng có gì than phiền cả.
Sáng hôm qua, tôi nhận được một cú điện thoại từ một đọc giả, anh nói:
- Tôi đọc bài viết của anh trên Việt Báo, tôi rất thích nhưng thấy còn thiếu một cái gì. Có lẽ, nếu anh có thể kể thêm cho chúng tôi nghe về những kinh nghiệm của những học viên trong lớp anh với những trường hợp bị mấy ông bạn dân "vồ", chắc chắn sẽ rất xúc tích và hữu dụng cho đồng hương của chúng ta
Vâng, thưa anh, xin cám ơn anh đã góp ý. Vậy thì tôi xin viết.
*
Như tôi đã trình bày trong bài trước, hầu hết, các học viên của tôi đều biết mình "đáng tội" và vui lòng với hình phạt nhẹ nhàng và hữu ích này (ngoại trừ hơi "đau" cho túi tiền một chút).
Bây giờ, xin mời các bạn nghe một vài kinh nghiệm "đau khổ" của những người lái xe vi phạm luật và bị cảnh sát "vồ":
….
- Anh bị phạt về tội gì "
Anh học viên cười hề hề:
- Tui chạy 85 miles trên xa lộ. Gấp đi công chuyện mà, bởi vậy không thấy tên cảnh sát. Tới khi thấy được nó, đạp thắng nhưng không kịp. Cũng may nó chỉ cho cái ticket chạy 75 miles. Tốn hết trăm rưởi.
- Anh hên lắm đó. Nếu anh bị phạt chạy quá 20 miles trên tốc lực hạn định, anh có thể bị treo bằng lái. Nhớ chạy chậm lại và coi chừng mấy tên cảnh sát chạy lane trong cùng

Một anh học viên khác:
- Tôi cũng dính cái ticket quá tốc lực trên xa lộ 22. Tôi thấy nó chứ không phải không. Tôi chạy chậm lại cho tới khi nó "exit" xuống đường Beach. Tưởng là xong, mình nhấn ga. Ai dè, tự nhiên thấy lại thấy nó lù lù chớp đèn trong kiếng chiếu hậu. Thiệt tình, xui ơi là xui…
….
-Chị bị phạt vì lỗi gì"
-Dạ tôi cũng chạy quá tốc lực. Nó bắt tôi trên đường Golden West. Oan thiệt là oan.
-Thế à, tại sao chị nghĩ là chị bị oan"
-Tôi đi trên đường Golden West từ hướng đường Edinger về phiá Westminster. Tôi biết đoạn đường này tốc lực 45 miles/giờ. Khi tôi qua khỏi đường Bolsa, vừa đổ dốc cầu thì bị tên cảnh sát chờ sẵn bên kia cầu cho cái ticket chạy 50 mile/giờ trên khoảng đường giới hạn 40mile/giờ.
-Tôi vẫn chưa hiểu, chị chạy 50 miles trong khi vận tốc giới hạn là 40 miles, thì đâu có gì là oan"
-Oan chứ sao không" thứ nhất, đoạn đường chỗ đó vận tốc giới hạn là 45miles chứ không phải 40miles. Tôi đâu thấy cái bảng 40 miles chỗ nào. Thứ hai, tôi đổ dốc lẽ dĩ nhiên xe phải chạy nhanh hơn, mà tôi chỉ chạy quá 5 miles, tôi nghe nói cảnh sát không có quyền phạt khi chỉ quá 5 miles
Nghe chị nói xong, tôi cười:
- Chị ơi, chị chẳng oan chút nào cả. Để tôi giải thích. Thứ nhất, nếu lần tới chị đi qua đoạn đường này, khi chị vừa lên dốc cầu, để ý bên tay phải của chị, họ cắm một cái bảng tốc lực giới hạn 40 miles. Thứ hai, ai nói với chị là trên 5 miles không bị phạt" Trên lý thuyết, chạy quá 1 mile thôi cũng đã là vi phạm, mặc dầu trên thực tế, đôi khi cảnh sát "thương tình" không phạt chị nếu chưa quá 5 miles. Nhưng không phạt không có nghĩa là không có quyền phạt. Nhiều người cũng nghĩ như chị.
-Vậy mà tôi tưởng…cám ơn thầy.

Một ông cụ có lẽ cũng khoảng trên 70, trông vẫn còn rất khoẻ mạnh:
-Hơn hai mươi năm lái xe, tôi bị phạt tổng cộng 5 lần…hai lần sau cùng tôi bị oan nên tôi tức quá, tôi ra toà và tôi thắng cuộc. Nhưng lần này thì tôi có tội thật, chẳng oan chút nào cả…
-Dạ bác bị lỗi gì"
-Nó đang sửa đường, lane sát lề vẫn còn đất đá. Tôi quẹo vô cây xăng để đổ xăng, thì thấy một ông cảnh sát đang phạt một người khác. Ông ngoắc tôi lại biểu tôi đứng chờ…Sau khi ông viết xong ticket cho người kia, ông đến và nói với tôi: "Bộ ông không thấy tôi đang viết giấy phạt cho ông kia sao " Tại sao ông còn quẹo vào " Ông không được băng qua chỗ sửa đường khi có mấy cái chắn tam giác màu đỏ. Đáng lẽ tôi không phạt ông, nhưng tôi phải công bằng, tôi phạt ông kia thì tôi buộc phải phạt ông". Ông cảnh sát đang viết giấy phạt cho tôi thì một chiếc xe khác lại quẹo vào. Ông ta giơ hai tay lên trời và ngoắc người tài xế lại….
….
-Anh bị lỗi gì" ở đâu"
-Ngã tư Brookhurst và Bolsa
-À, cấm quẹo phải lúc đèn đỏ từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối
-Dạ, nhưng tôi thề tôi quẹo lúc đèn vàng…
-Mới vàng hay vàng lâu rồi "
-Dạ lúc tôi bắt đầu quẹo thì còn vàng nhưng nửa chừng thì nó đổi đỏ

-Còn anh" bị tội gì"
-Tôi cũng giống anh này, cũng bị ngay tại ngã tư Brookhurst và Bolsa, nhưng tôi quẹo đèn xanh.
-Ừm…nghe hơi vô lý, đèn xanh sao bị phạt"

-Dạ lúc tôi bắt đầu tính quẹo thì đèn còn xanh. Mới vừa đút đầu xe ra thì có mấy ông bộ hành băng qua đường nên phải nhường họ. Tới khi họ đi qua rồi tôi mới quẹo thì đèn nó đã đổi đỏ rồi. Hì hì..
….
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có những học viên thật sự bị oan, hoặc lỗi vi phạm không đáng để bị phạt.
- Chị bị lỗi gì "
- Dạ tôi tính đi thẳng, nhưng tôi lỡ không thấy đây là lane dành cho quẹo phải, tôi lách ra thì bị dính.
- Thành thật chi buồn cùng chị, thật tình lỗi của chị không đáng bị phạt. Rất nhiều người cũng bị trường hợp này và cũng làm như chị, nhưng hên không bị ăn ticket. Lần sau cẩn thận, lỡ vô rồi thì quẹo luôn, hoặc muốn ra thì phải nhìn cho kỹ.
….
-Trường hợp của anh thế nào"
-Dạ tôi bị phạt tôi không đeo giây an toàn
-Thật không" tại sao anh lại có mặt ở đây, không đeo giây an toàn đâu phải đi học
-Trời ơi, vậy mà tôi đâu có biết. Lỡ rồi, gần tới giờ về rồi, vả lại lớp này cũng bổ ích.

Cũng có vài người, tuần trước "lãnh" một cái ticket, chưa kịp đi học thì tuần sau lại "dính" thêm một cái nữa, mà cái ticket thứ hai thật chẳng đáng, như trường hợp cười ra nước mắt của hai chị học viên dưới đây:
Chị thứ nhất cho biết vừa lãnh một cái ticket vì tội quẹo trái nơi cấm quẹo. Chị nói về nhà bị đức lang quân cằn nhằn quá mức nên sau đó chị lái xe thật cẩn thận, không dám chạy nhanh, không dám quẹo ẩu, lúc nào cũng cảnh giác nhìn quanh để ý mấy ông bạn dân thân mến. Vào buổi chiều một tuần lễ sau đó, chị vừa từ Bưu điện Bolsa ra, dự tính đi về hướng đường Brookhurst. Vì nỗi ám ảnh với ticket quẹo trái, chị quyết định tốt nhất là quẹo mặt trên đường Bolsa, chạy tới Phước Lộc Thọ và rồi U-turn trở lại ( tại sao phải làm thế nhỉ "). Nghĩ là làm, chị quẹo phải vào lane thứ nhất, bật đèn nháy, sửa soạn qua lane thứ hai. Không may cho chị, từ hướng Brookhurst chạy lên, trên lane thứ hai, là một chiếc xe trắng đen với ba ngọn đèn xanh, đỏ, vàng trên nóc. Quýnh quáng, chị nghĩ thầm là mình không nên "cắt" ngang đầu xe của ông bạn dân. Vì thế, chị đã "dừng xe" với ý định "nhường" cho chiếc xe trắng đen qua mặt rồi mới sang lane thứ hai. Kết quả, chị lãnh thêm cái ticket cho cái tội "đậu xe giữa đường" làm cản trở lưu thông. Thật là hoạ vô đơn chí.
Chị thứ hai, trong một lớp khác, nhưng chuyện xảy ra lại y như một.
Số là chị cũng dính một cái ticket về tội vượt đèn đỏ. Về nhà cũng bị đức lang quân cằn nhằn nên sau đó cũng lái xe rất cẩn thận, đúng luật, luôn luôn trông chừng mấy ngài cảnh sát…
Cũng vào khoảng hơn tuần sau đó, chị lái xe đến một ngã tư và chờ đèn xanh để quẹo trái. Ngã tư này có hai lanes để quẹo. Chị đậu xe ở lane trong, sát với giữa đường. Bỗng có một chiếc xe cảnh sát trờ tới đậu sát bên, cũng chờ quẹo trái. Cũng như chị thứ nhất, nhìn thấy xe cảnh sát làm chị quýnh quáng. Thay vì quẹo trái, chị quẹo chữ U. Nhưng khổ nỗi, trước mặt chị là cái bảng "No U turn" to tổ bố. Tên cảnh sát sau khi chận chị lại, lắc đầu khó hiểu:
-You không thấy tôi đậu kế bên you hay sao" Tại sao you quẹo chữ U khi có bảng cấm quẹo"
Chị tâm sự:
-Thiệt tình tôi cũng không biết là tại sao tôi lại làm như vậy. Tôi chỉ nghĩ là mình không nên chạy gần xe cảnh sát, sợ dễ ăn ticket, vì vậy nó quẹo trái thì mình quẹo chữ U. Tôi có thấy cái bảng "No U turn" nhưng khi thấy mấy ổng, tôi chẳng còn nhớ gì nữa cả…
Sau khi nghe câu hai câu chuyện này, tôi thường nhắc nhở các học viên của tôi là cứ bình tĩnh và lái xe đúng luật. Đừng vì quá sợ hãi như trường hợp của hai chị học viên vừa kể mà đôi khi có thể gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng của mình và của người khác.
….
- Chị bị lỗi gì " ở đâu
-Dạ, đèn đỏ, ngã tư Brookhurst và Westminster.
- À, ngã tư nổi tiếng với mấy cái máy chụp hình
- Dạ tui đâu có biết, tự nhiên mở hộp thư ra thấy cái ticket với hình cái xe của mình và gương mặt mình chình ình trên cái ticket. Mà sao mắc dữ vậy thầy, 330 đô.
- Bởi vì rất nhiều người tử thương vì những người vượt đèn đỏ. Vì vậy ticket đèn đỏ rất đắt.

-Thầy ơi, em bị oan rõ ràng. Em cũng bị một cái ticket tại ngã tư Brookhurst và Westminster, nhưng thầy coi nè, cái đèn còn vàng khè. Cảnh sát ăn gian.
Chị đưa tôi xem cái ticket. Tôi lướt mắt qua rồi bật cười:
-Chị ơi, chị không bị oan đâu. Cái đèn này là đèn đỏ chứ không phải đèn vàng. Tại cái màu nó nhìn hơi vàng thôi. Đèn vàng nằm ở giữa. Đèn đỏ nằm ỡ trên cùng.
-Ưà hén, dzậy mà em tưởng nó ăn gian em

Trên đây chỉ là vài trường hợp tiêu biểu trong lớp xoá ticket của tôi. Còn nhiều, nhiều lắm, nếu tôi viết hết ra đây thì Việt Báo có lẽ phải đăng một tuần lễ liên tiếp.
Thôi xin nhường chỗ cho người khác…

Trần Quốc Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến