Hôm nay,  

Im Đi Bà Ơi

24/10/200100:00:00(Xem: 235504)
Bài tham dự số: 02-373-vb41017


Ổng ngồi đó, bình tĩnh như không. Chung quanh ngổn ngang những sách báo, mấy tập nhạc Phạm Duy, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng... lăn long lóc. Mặc bà vợ hét xa xả vào mặt, ổng vẫn vi vu thổi sáo bản "Bà Mẹ Quê". Hết tông Rê rồi tới La thứ...ổng say mê thả hồn vô nhạc, còn bà vợ say mê chửi:
-Ông có nghe tôi nói không" Chồng với con. Một tháng đưa có ba trăm, tiền ăn, tiền nhà, tiền sửa xe, tiền gửi về Việt Nam, tiền khám bác sĩ, tiền chữa bệnh, hàng trăm thứ tiền...Ông có nghe tôi nói không" Đưa thế sao sống được hả trời"
Ổng không trả lời vì bận thổi sáo. Chắc ổng cũng chẳng nên trả lời. Ông biết bà ấy hỏi không phải để được câu trả lời mà để nhận thêm tiền. Tiền ông không có. Chỉ còn cái mạng già cũng "hiến dâng" tất rồi, còn gì nữa đâu.
-Ông già kia, lên tiếng đi chứ. Ông có biết tháng này con Đen xin thêm xin thêm năm trăm đồng đóng tiền học hè không" Ông có biết tôi bị phong thấp, bị viêm họng phải đi khám bác sĩ, tiền thuốc men hết gần một trăm đồng không"Biết chứ, không những biết mà còn biết rành lắm. Đâu có ngày nào bà không than bệnh, không than đau nhức. Nhưng những lúc như lúc này sao giọng bà ấy to thế, không biết cổ họng còn đau không nhỉ! Ông vi vút qua bài "Ngày Xưa Hoàng Thị". Ngày xưa ông cua bà bằng bài nhạc này. Nhưng nếu biết cô Ngọ là người đàn bà toang toác như vầy chắc ông sẽ bỏ luôn trường học.
-Ông già, ông ích kỷ vừa thôi chứ. Bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào mua stock, để mặc vợ con chết đói. Tôi nói với ông mỗi tháng chỉ đưa thêm cho tôi ba mươi đồng, vậy mà ông cũng nhẫn tâm đành đoạn với mẹ con tôi...
Bà bỏ cung la, chuyển qua nốt "Si trưởng", giọng nghe não nề, rúng động. Nhưng ông già còn lạ gì cái trò này nữa. Ông biết tỏng nước bà đang đi, bà đang lấy nước mắt "mỹ nhân" làm nao lòng "quân tử". Ông rành lắm, lúc nào bà cũng giữ cái số ba mươi đồng cho chẳn, nhưng trong một tháng, không biết bà đã hỏi ông mấy cái ba mươi đồng. Ông cho tôi ba mươi đồng mỗi tháng để mua xe trả góp. Ở Mỹ không cần tiền, chỉ trả mỗi tháng có 30 đồng cũng mua được xe, thích thật! Ông cho tôi ba mươi đồng, thằng Tí ở nhà vừa gửi thư xin tiền mua sách học thêm. Nó học được tới cử nhân xã hội học rồi ông ạ. Nó có tài nhưng chẳng có cơ hội làm ra tiền, thôi mình ráng giúp nó. Thằng Tí năm nay vỏn vẹn 30 tuổi, tháng tháng ngoại trừ số tiền $150 tiền ăn, nó còn xin thêm tiền mua sách nghiên cứu, mới đây lại đòi thêm lab top...Rồi tới, ông cho tôi 30 đồng mua cái Tivi âm thanh nổi, nó on sale, không mua lẹ thì hết. Ông cho tôi 30 đồng, tháng này tôi phải gửi tiền mừng tết cho bà con ở Việt Nam, ông cho tôi 30 đồng... Ông điên tiết vì những cái ba mươi đồng, ban đầu ông còn mắc lừa, bấm bụng chắt bóp số tiền về hưu, đưa cho bà. Nhưng sau này ông khôn dần, không đưa nữa. Ông tỉnh táo, ngân nga "Con Gái Thời Nay". Bản nhạc này bình thường ông vẫn rất ghét, nhất là khi thổi sáo nghe càng dở tợn, nhưng ít ra, nó cũng giúp ông vơi nỗi lòng.
Bà vẫn tiếp tục độc khẩu:
-Ông già, tui nói ông nghe. Ông đi rút tiền stock ra đi. Sau vụ khủng bố ai cũng nói cổ phiếu sụt giá thảm hại. Ông coi Tivi không thấy bao nhiêu người tự tử sao (điều này bà nói theo trực giác chứ ngoài việc coi cải lương, bà đâu bao giờ coi tin tức, có coi cũng không hiểu). Ông nghe tui nói, tham thì thâm, mua cổ phiếu đâu bao giờ có lời. Ông rút ra bây giờ tuy có lỗ nhưng còn đỡ hơn mất trắng, nghe lời tui đi ông, tui không bao giờ nói sai đâu.


Bả nói nghe rất thuyết phục, rất bùi lỗ tai, nhưng ông biết mình phải rất cẩn thận. Bả đang giàn trận "Bát Quái" để bắt ông vô bẫy. Cổ phiếu ông mua thuộc loại Pre Tax, tức để khi gần xuống lỗ mới được rút ra. Ông bị ép về hưu non theo chính sách giảm công nhân của hãng sau vụ khủng bố, nhưng cổ phiếu ông vẫn phải để đó. Bây giờ rút ra, nó phạt gần năm mươi phần trăm. Ông đâu ngu tới nước đụng vào số tiền quan tài chứ! Thôi kệ bả, bài "Vũng lầy của chúng ta" chắc là thích hợp nhất... ông đổi qua bài hát mới.
Bà thấy ông im, chắc mẩm, nói tới:
-Mai đi với tui rút ra nhen ông. Xong rồi tui đãi ông ăn phở.
Ông nghĩ thầm...bà nói nghe lạ quá, tôi có nói rút ra hồi nào. Muốn ăn phở, chỉ cần năm đồng. Tội tình chi tôi phải rút tiền quan tài để mua một tô phở" Ông réo rắt qua "Trường Ca Sông Lô". Tiếng nhạc thúc dục, nóng nảy...
-Được rồi, ông không rút phải không. Không rút thì ly dị đi, sống với thằng chồng ích kỷ, bủn xỉn như ông thật phí tuổi xuân. Cái hoa nào vô tay ông chắc chắn cũng bị tàn lụi thê thảm...
Bà rẹt rẹt hai phút, đưa ra trước mặt ông tờ giấy ly dị, bảo ký đi..."Ông ký xong, mai tui ra nhờ thằng Tèo làm thủ tục liền".
Khỏi dòm ông cũng biết ngay bà viết gì trong đó. Hơn hai mươi lần đọc giấy ly dị, ông rành quá xá. Đơn ly dị bằng tiếng Việt bà sẽ phang hai câu "Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Độc lập, Tự Do, Hạnh Phúc" ngay trên đầu. Đơn ly dị bằng tiếng Anh, bà viết đơn giản, dễ hiểu hơn chứ không rườm rà, bài bản như tiếng Việt. Nhắm mắt kín mít, ông cũng đọc có thể đọc làu làu tờ đơn "Dear law of America, my house onion summer me all my live. I want to leave him to start another life". Nguyên một tờ đơn vỏn vẹn hai câu, câu duy nhất bà viết đúng chính tả, đúng văn phạm lại làm ông cười nôn cả ruột. "Start another life", bắt đầu như thế nào khi vốn liếng nhan sắc bà chỉ có thế, bắt đầu như thế nào khi bà vừa chẵn 60 và có sương sương 7 đứa con, 23 đứa cháu" Ông muốn lên tiếng cải chánh, ông muốn nói "bà đã tàn trước ngày theo ông, bao nhiêu năm qua, bà vẫn tàn như trước, có gì thay đổi đâu mà lại om sòm đến vậy". Ngày xưa ông nghĩ lấy vợ lớn hơn hai tuổi là khôn, bây giờ phải ôm hận. Trường khúc Sông Lô tới cao điểm, ông phùng mang, trợn má nhồi hơi vô nốt nhạc. Dù gì thời trai trẻ ông cũng từng nằm trong ban nhạc Phù Sa..
-Rắc!
Bà giựt phăng cây sáo trong tay ông bẻ cái rụp. Động tác nhanh, gọn, không khác gì Mike Tyson. Gớm, tay bị phong thấp mà bẻ gẫy cây sáo trúc đã lên men xanh bóng trong giây phút. Ông thấy rờn rợn, nhỡ chừng bà ấy lên cơn, đấm lụi sườn của ông thì khổ. Ông vội lên tiếng:
-Tiền tôi không có, có cái mạng già, bà có lấy tôi cho. Còn tờ giấy ly dị tôi không ký đâu, ký tốn mực. Bà cũng dư biết ly dị tôi bà sẽ mất cả chì lẫn chài. Ba trăm một tháng đâu phải là ít.
Ông đưa bà tờ giấy nói tỉnh "cất đi, để dành đốt nhang".
Bà vẫn không chịu buông:
-Không ly dị thì thôi. Bây giờ tôi chỉ hỏi ông có ba mươi đồng.
Ông già không nói nữa, lủi thủi lên giường đắp kín mền. Ông mơ thấy mình làm nhạc sĩ. Ông nổi tiếng lắm, ai ai cũng biết đến ông và bài hát bất hủ do ông sáng tác. Bài hát mang tên "Im đi bà ơi".

Thụy Nhã
10/08/01

Ý kiến bạn đọc
05/04/201318:45:30
Khách
To^.i nghiep o^ng cho^`ng wa'. Tho^i ly di. cho ro^`i cho do*~ me^.t
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến